Nhu cầu nhập khẩu cà phê của Bắc Phi ngày càng cao
Nguyên nhân do số lượng người nước ngoài, chủ yếu là châu Âu đến sinh sống và làm việc ngày một đông trong khi khu vực này không trồng được cà phê.
Thông tin trên do ông Hoàng Đức Nhuận, Trưởng phòng châu Phi - Vụ Châu Phi Tây Á Nam Á (Bộ Công thương) cho biết.
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản của Việt Nam đã có mặt tại châu Phi, chủ yếu là các nước Bắc Phi từ nhiều năm nay. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này đạt 122 triệu USD, tăng trưởng 38%.
Các thị trường nhập khẩu chính gồm có Angeria (59 triệu USD), Tunisian (16 triệu USD), Ai Cập (14,8 triệu USD), Moroco (13,6 triệu USD), Libya (2 triệu USD). Ngoài ra, Nam Phi cũng là thị trường tiêu thụ cà phê tương đối lớn với kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam năm 2012 đạt 16 triệu USD.
Phần lớn cà phê nhập khẩu vào Bắc Phi dưới dạng cà phê thô (cà phê chưa rang xay và chưa khử cafein) qua trung gian là các thương nhân châu Âu. 80% cà phê nhập khẩu là cà phê robusta và 20% là cà phê arabica.
Việc xuất khẩu cà phê hộp, cà phê hòa tan của Việt Nam vào các nước Bắc Phi còn hạn chế. Người tiêu dùng tại đây thường uống rất ngọt và đánh giá cà phê hòa tan của Việt Nam chưa có đủ độ đường.
Trừ khu vực Bắc Phi không sản xuất cà phê còn lại những khu vực khác như Đông Phi, Tây Phi đều trồng loại cây này. Châu Phi cũng thành lập Tổ chức cà phê liên châu Phi bao gồm 25 nước sản xuất trong đó lớn nhất Ethiopia, Uganda và Bờ Biển Ngà.
Theo VOV
Thông tin trên do ông Hoàng Đức Nhuận, Trưởng phòng châu Phi - Vụ Châu Phi Tây Á Nam Á (Bộ Công thương) cho biết.
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản của Việt Nam đã có mặt tại châu Phi, chủ yếu là các nước Bắc Phi từ nhiều năm nay. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này đạt 122 triệu USD, tăng trưởng 38%.
Các thị trường nhập khẩu chính gồm có Angeria (59 triệu USD), Tunisian (16 triệu USD), Ai Cập (14,8 triệu USD), Moroco (13,6 triệu USD), Libya (2 triệu USD). Ngoài ra, Nam Phi cũng là thị trường tiêu thụ cà phê tương đối lớn với kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam năm 2012 đạt 16 triệu USD.
Phần lớn cà phê nhập khẩu vào Bắc Phi dưới dạng cà phê thô (cà phê chưa rang xay và chưa khử cafein) qua trung gian là các thương nhân châu Âu. 80% cà phê nhập khẩu là cà phê robusta và 20% là cà phê arabica.
Việc xuất khẩu cà phê hộp, cà phê hòa tan của Việt Nam vào các nước Bắc Phi còn hạn chế. Người tiêu dùng tại đây thường uống rất ngọt và đánh giá cà phê hòa tan của Việt Nam chưa có đủ độ đường.
Trừ khu vực Bắc Phi không sản xuất cà phê còn lại những khu vực khác như Đông Phi, Tây Phi đều trồng loại cây này. Châu Phi cũng thành lập Tổ chức cà phê liên châu Phi bao gồm 25 nước sản xuất trong đó lớn nhất Ethiopia, Uganda và Bờ Biển Ngà.
Theo VOV
- Người trồng cà phê Brazil giữ lại hạt do giá tối thiểu 07/05/2013
- Giá cao su tại Thượng Hải tăng mạnh phiên thứ 2 liên tiếp 07/05/2013
- Sản lượng cà phê Colombia tháng 4 tăng 85% so với năm trước 06/05/2013
- Indonesia: mức giá cộng tăng do chậm trễ giao hàng 06/05/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 4/5: cacao tăng lên mức đỉnh năm 2013, cà phê tăng 04/05/2013
- Hàng hóa thế giới ngày 4/5: Giá tăng sau số liệu việc làm của Mỹ 04/05/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 3/5: cà phê arabica tăng mạnh nhất kể từ tháng giêng 04/05/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 3-5: Kim loại, dầu tăng do ECB giảm lãi suất 04/05/2013
- Brazil: Nâng cao mức giá tối thiểu của cà phê để tăng thu nhập cho nông dân 04/05/2013
- Giá hàng hóa đồng loạt tăng sau tin ECB hạ lãi suất 04/05/2013