Cà phê: Mưa chưa nhiều, giá đã xiêu!
(TBKTSG Online) - Đây đó tại các tỉnh trồng cà phê ở Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ, một vài trận mưa trái mùa đã làm giảm cơn khát của một số vườn cây. Tuy chưa chính thức vào mùa, mưa mới chỉ lắc rắc đây đó, giá cà phê như đã muốn cuốn theo nước mưa.
Biểu đồ 1: Giá đóng cửa sàn robusta Liffe NYSE tuần qua (tác giả tổng hợp)
Giá trôi theo tin mưa về
Một vài trận mưa rải rác tại các vùng trồng cà phê Tây Nguyên từ cuối tuần trước đã cuốn giá kỳ hạn trôi ngay từ đầu tuần này. Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên sau khi leo lên đỉnh 46.000 đồng/kg vào tuần trước, thì trong tuần này chỉ quanh quẩn mức 45.000 đồng/kg, thậm chí giữa tuần có khi khựng xuống chỉ còn 44.000 đồng. Đến sáng hôm nay thứ Bảy 23-3, giá cà phê nhân xô quay quanh mức 44.500 đồng/kg.
Hôm qua, DowJones đưa tin một quan chức của Hiệp hội Cà phê Việt Nam cho biết hạn hán kéo dài tại Tây Nguyên có thể làm giảm sản lượng niên vụ cà phê 2013/14 của Việt Nam khoảng chừng 30-35%. Vụ mới hàng năm bắt đầu từ 1-10 và chấm dứt vào ngày cuối tháng 9 của năm sau. Vị này còn cho rằng niên vụ 2012/13 hiện nay ước chỉ đạt 1,2 triệu tấn. Nếu như thế, vụ mới từ tháng 10 trở đi, sản lượng robusta Việt Nam chỉ còn 800.000 tấn!
Thông tin mất mùa do khô hạn không ngăn được giá xuống. Đóng cửa phiên hôm qua thứ Sáu 22-3 tức rạng sáng nay thứ Bảy giờ Việt Nam, giá kỳ hạn robusta tháng giao dịch chính tại London giảm 14 đô la Mỹ/tấn, cả tuần mất 53 đô la, đứng mức 2.139 đô la/tấn (xin xem biểu đồ 1).
Thực vậy, nếu chỉ nhìn vào biểu đồ giá cả để luận bàn, giá kỳ hạn xuống liên tục trong mấy ngày qua đồng nghĩa rằng thị trường chưa tin lắm vào hạn hán và ảnh hưởng xấu của nó đối với sản lượng vụ mùa tới của Việt Nam. Trước đó, khi có tin hạn hán, Tổng giám đốc Tổ chức Cà phê Thế giới (International Coffee Organization) cũng đã phát biều rằng “còn quá sớm để nói ảnh hưởng hạn hán gây thiệt hại cho sản lượng cà phê Việt Nam”. Và giá lục tục xuống từ bấy đến nay.
Phía cạnh tranh: hạn cũng bán, mưa cũng bán
Thị trường đang vào độ “kinh doanh theo thời tiết”. Tại Brazil, cũng có tin đồn rằng tình hình khô hạn đang gây ảnh hưởng xấu đến vụ mùa. Tuy nhiên, các bản tin thời tiết lại nói tại các vùng robusta phía cực Bắc và vài khu vực nhỏ arabica ở phía Đông Brazil, là những nơi thường ít nhận mưa hơn các nơi khác, lượng mưa trung bình trong tháng 3-2013 bằng hoặc cao hơn trung bình nhiều năm. Vậy, không nên quá dựa vào các thông tin thời tiết để khỏi sa vào bẫy đầu cơ “thời tiết”.
Thực vậy, niên vụ 2013/14 của Brazil đang chuẩn bị vào mùa: robusta vào tháng 4-2013 và arabica vào cuối tháng 5-2013. Điều đáng quan tâm nhất của giới phân tích thị trường cà phê hiện nay là sản lượng robusta của Brazil ước hàng năm phải trên 15 triệu bao. Các năm trước đây, do giá arabica quá cao so với robusta, loại cà phê dùng để phối trộn này đã được Brazil giữ lại để chế biến cà phê hòa tan. Có thể, năm nay sẽ khác đi. Vì, mấy bữa rày giá cách biệt giữa hai loại arabica và robusta đang co lại rất nhiều, arabica đang rẻ, chỉ cao hơn robusta theo giá trên sàn kỳ hạn chừng 750-800 đô la/tấn và cà phê mua bán trao tay theo các hợp đồng giao sau (forwards) chỉ còn chừng 300-400 đô la/tấn. Trước đây, mức này trên cả 4.000 đô la/tấn.
Đây sẽ là yếu tố tiêu cực nhất đối với robusta nếu như Brazil giữ lại arabica giá rẻ, để xuất khẩu robusta giá cao, cạnh tranh với robusta Việt Nam. Nếu phỏng đoán này là đúng, thì giá cả và thị phần robusta của Việt Nam, nước xuất khẩu robusta số 1 của thế giới sẽ gặp khá nhiều khó khăn vì phải đối đấu với người cạnh tranh khổng lồ truyền kiếp.
Mặt khác, theo đánh giá của hãng phân tích Safras&Mercado (Brazil), tính đến hết tháng 2-2013, lượng xuất bán của Brazil chỉ đạt chừng 71% tổng sản lượng vụ cũ, so với cùng kỳ 2012 là 87%. Đây cũng là tin không mấy tích cực vì nếu vậy, lượng cà phê cần bán của niên vụ 2012-13 vẫn còn nhiều. Nếu gộp thêm vào lượng cần bán cho niên vụ 2013/14 mới, sẽ ra nay mai, lượng hàng tồn cần bán của Brazil có thể làm chóng mặt các nhà phân tích cung-cầu. Nhiều người ước tổng sản lượng cà phê Brazil niên vụ 2012/13 chừng 56 triệu bao và 52 triệu bao cho vụ tới.
Đã từ nửa tháng nay thị trường râm ran tin đồn chính phủ Brazil sẽ họp để có thể tìm cách hỗ trợ giá cà phê do giá kỳ hạn arabica New York xuống quá mạnh từ cả năm nay. Tuy nhiên, đến bây giờ, tin ấy vẫn chỉ dừng ở mức đồn đoán vì chính phủ Brazil chưa có quyết định gì. Trong khi dân Brazil cứ bán và giá arabica tại thị trường nội địa và sàn kỳ hạn vẫn xuống đều. Liệu đây có phải là “đòn gió”? Tuần này, giá kỳ hạn arabica giảm tiếp 2,2 cts/lb chỉ còn mức 135,30 cts/lb tức 2.983 đô la/tấn.
Tin tồn kho trong tuần
Báo cáo thường kỳ ra hàng tháng của Hiệp hội Cà phê Hạt của Mỹ (Green Coffee Association-GCA) nói rằng tính đến hết cuối tháng 2-2013, tổng lượng tồn kho cà phê của Mỹ đạt 4.891.683 bao, tức chừng 294.000 tấn, tăng 116.122 bao so với tháng 1-2013. Cùng thời điểm ấy, tồn kho thuần arabica được sàn Ice New York xác nhận chất lượng có mặt tại quanh nước Mỹ ước chừng 44.000 tấn. Một lượng thuần arabica loại này chừng 90.000 tấn nằm tại các kho khác ở châu Âu và vài nơi khác.
Tồn kho thuần robusta được sàn Liffe xác nhận tính đến hết ngày 18-3-2013 ước đạt 122.400 tấn, giảm 3.240 tấn so với đợt báo cáo định kỳ trước đó 2 tuần.
Nguyễn Quang Bình
Biểu đồ 1: Giá đóng cửa sàn robusta Liffe NYSE tuần qua (tác giả tổng hợp)
Giá trôi theo tin mưa về
Một vài trận mưa rải rác tại các vùng trồng cà phê Tây Nguyên từ cuối tuần trước đã cuốn giá kỳ hạn trôi ngay từ đầu tuần này. Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên sau khi leo lên đỉnh 46.000 đồng/kg vào tuần trước, thì trong tuần này chỉ quanh quẩn mức 45.000 đồng/kg, thậm chí giữa tuần có khi khựng xuống chỉ còn 44.000 đồng. Đến sáng hôm nay thứ Bảy 23-3, giá cà phê nhân xô quay quanh mức 44.500 đồng/kg.
Hôm qua, DowJones đưa tin một quan chức của Hiệp hội Cà phê Việt Nam cho biết hạn hán kéo dài tại Tây Nguyên có thể làm giảm sản lượng niên vụ cà phê 2013/14 của Việt Nam khoảng chừng 30-35%. Vụ mới hàng năm bắt đầu từ 1-10 và chấm dứt vào ngày cuối tháng 9 của năm sau. Vị này còn cho rằng niên vụ 2012/13 hiện nay ước chỉ đạt 1,2 triệu tấn. Nếu như thế, vụ mới từ tháng 10 trở đi, sản lượng robusta Việt Nam chỉ còn 800.000 tấn!
Thông tin mất mùa do khô hạn không ngăn được giá xuống. Đóng cửa phiên hôm qua thứ Sáu 22-3 tức rạng sáng nay thứ Bảy giờ Việt Nam, giá kỳ hạn robusta tháng giao dịch chính tại London giảm 14 đô la Mỹ/tấn, cả tuần mất 53 đô la, đứng mức 2.139 đô la/tấn (xin xem biểu đồ 1).
Thực vậy, nếu chỉ nhìn vào biểu đồ giá cả để luận bàn, giá kỳ hạn xuống liên tục trong mấy ngày qua đồng nghĩa rằng thị trường chưa tin lắm vào hạn hán và ảnh hưởng xấu của nó đối với sản lượng vụ mùa tới của Việt Nam. Trước đó, khi có tin hạn hán, Tổng giám đốc Tổ chức Cà phê Thế giới (International Coffee Organization) cũng đã phát biều rằng “còn quá sớm để nói ảnh hưởng hạn hán gây thiệt hại cho sản lượng cà phê Việt Nam”. Và giá lục tục xuống từ bấy đến nay.
Phía cạnh tranh: hạn cũng bán, mưa cũng bán
Thị trường đang vào độ “kinh doanh theo thời tiết”. Tại Brazil, cũng có tin đồn rằng tình hình khô hạn đang gây ảnh hưởng xấu đến vụ mùa. Tuy nhiên, các bản tin thời tiết lại nói tại các vùng robusta phía cực Bắc và vài khu vực nhỏ arabica ở phía Đông Brazil, là những nơi thường ít nhận mưa hơn các nơi khác, lượng mưa trung bình trong tháng 3-2013 bằng hoặc cao hơn trung bình nhiều năm. Vậy, không nên quá dựa vào các thông tin thời tiết để khỏi sa vào bẫy đầu cơ “thời tiết”.
Thực vậy, niên vụ 2013/14 của Brazil đang chuẩn bị vào mùa: robusta vào tháng 4-2013 và arabica vào cuối tháng 5-2013. Điều đáng quan tâm nhất của giới phân tích thị trường cà phê hiện nay là sản lượng robusta của Brazil ước hàng năm phải trên 15 triệu bao. Các năm trước đây, do giá arabica quá cao so với robusta, loại cà phê dùng để phối trộn này đã được Brazil giữ lại để chế biến cà phê hòa tan. Có thể, năm nay sẽ khác đi. Vì, mấy bữa rày giá cách biệt giữa hai loại arabica và robusta đang co lại rất nhiều, arabica đang rẻ, chỉ cao hơn robusta theo giá trên sàn kỳ hạn chừng 750-800 đô la/tấn và cà phê mua bán trao tay theo các hợp đồng giao sau (forwards) chỉ còn chừng 300-400 đô la/tấn. Trước đây, mức này trên cả 4.000 đô la/tấn.
Đây sẽ là yếu tố tiêu cực nhất đối với robusta nếu như Brazil giữ lại arabica giá rẻ, để xuất khẩu robusta giá cao, cạnh tranh với robusta Việt Nam. Nếu phỏng đoán này là đúng, thì giá cả và thị phần robusta của Việt Nam, nước xuất khẩu robusta số 1 của thế giới sẽ gặp khá nhiều khó khăn vì phải đối đấu với người cạnh tranh khổng lồ truyền kiếp.
Mặt khác, theo đánh giá của hãng phân tích Safras&Mercado (Brazil), tính đến hết tháng 2-2013, lượng xuất bán của Brazil chỉ đạt chừng 71% tổng sản lượng vụ cũ, so với cùng kỳ 2012 là 87%. Đây cũng là tin không mấy tích cực vì nếu vậy, lượng cà phê cần bán của niên vụ 2012-13 vẫn còn nhiều. Nếu gộp thêm vào lượng cần bán cho niên vụ 2013/14 mới, sẽ ra nay mai, lượng hàng tồn cần bán của Brazil có thể làm chóng mặt các nhà phân tích cung-cầu. Nhiều người ước tổng sản lượng cà phê Brazil niên vụ 2012/13 chừng 56 triệu bao và 52 triệu bao cho vụ tới.
Đã từ nửa tháng nay thị trường râm ran tin đồn chính phủ Brazil sẽ họp để có thể tìm cách hỗ trợ giá cà phê do giá kỳ hạn arabica New York xuống quá mạnh từ cả năm nay. Tuy nhiên, đến bây giờ, tin ấy vẫn chỉ dừng ở mức đồn đoán vì chính phủ Brazil chưa có quyết định gì. Trong khi dân Brazil cứ bán và giá arabica tại thị trường nội địa và sàn kỳ hạn vẫn xuống đều. Liệu đây có phải là “đòn gió”? Tuần này, giá kỳ hạn arabica giảm tiếp 2,2 cts/lb chỉ còn mức 135,30 cts/lb tức 2.983 đô la/tấn.
Tin tồn kho trong tuần
Biểu đồ 2: Tồn kho thuần robusta được Liffe xác nhận (tác giả tổng hợp và cập nhật) |
Báo cáo thường kỳ ra hàng tháng của Hiệp hội Cà phê Hạt của Mỹ (Green Coffee Association-GCA) nói rằng tính đến hết cuối tháng 2-2013, tổng lượng tồn kho cà phê của Mỹ đạt 4.891.683 bao, tức chừng 294.000 tấn, tăng 116.122 bao so với tháng 1-2013. Cùng thời điểm ấy, tồn kho thuần arabica được sàn Ice New York xác nhận chất lượng có mặt tại quanh nước Mỹ ước chừng 44.000 tấn. Một lượng thuần arabica loại này chừng 90.000 tấn nằm tại các kho khác ở châu Âu và vài nơi khác.
Tồn kho thuần robusta được sàn Liffe xác nhận tính đến hết ngày 18-3-2013 ước đạt 122.400 tấn, giảm 3.240 tấn so với đợt báo cáo định kỳ trước đó 2 tuần.
Nguyễn Quang Bình
- Giá cà phê thoát hiểm 15/04/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên tiến sát mốc 43,5 triệu đồng/tấn phiên cuối tuần 15/04/2013
- Thị trường hàng hóa trong nước ngày 12/4/2013 13/04/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên tăng trở lại, sát mốc 43 triệu đồng/tấn 13/04/2013
- Ngân hàng Nhà nước cam kết tài trợ cho cây cà phê Đắk Lắk 13/04/2013
- Đằng sau cuộc chiến cà phê 11/04/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên giảm phiên thứ 2 liên tiếp 11/04/2013
- Gỡ khó cho sàn giao dịch hàng hóa 11/04/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên giảm còn 42,7 triệu đồng/tấn 10/04/2013
- Thị trường hàng hóa trong nước ngày 10/4/2013 10/04/2013