Viễn cảnh xán lạn của ngành năng lượng nước Mỹ
Nhờ vào các công nghệ mới có khả năng khai thác hiệu quả với chi phí rẻ hơn, nước Mỹ đang trên con đường hướng tới cái đích trở thành quốc gia xuất khẩu khí đốt.<br /><br /><
Viễn cảnh này không chỉ giúp tăng kim ngạch xuất khẩu, giảm thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ mà còn được dự báo có thể làm đảo lộn thị trường năng lượng toàn cầu.
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn phát biểu của Đặc phái viên Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề năng lượng quốc tế, ông Carlos Pascual, cho biết năm ngoái Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) đã có kết luận rằng xuất khẩu khí đốt sẽ không ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng nội địa.
Từ đầu tháng 3, DOE đã bắt đầu xem xét từng trường hợp trong hàng chục lá đơn của các công ty đang xếp hàng chờ để được tiến hành khai thác nguồn khí đốt tiềm tàng, đặc biệt là khí đá phiến, cho xuất khẩu.
Tuy nhiên, hiện vẫn có không ít ý kiến cho rằng xuất khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) có nguy cơ làm tăng giá tiêu dùng nội địa vì giá khí đốt tại thị trường Mỹ hiện chỉ ở mức 3,5 USD/triệu BTU trong khi giá mặt hàng này ở các thị trường nước ngoài, nhất là châu Á, lại khá cao.
Ngày 12/2 vừa qua, liên minh 40 nhóm và cá nhân ở Mỹ đã ra tuyên bố chung kêu gọi Tổng thống Barack Obama tạm thời ngăn chặn chủ trương xuất khẩu 40% khí đốt của Mỹ cho các nước, cho rằng gia tăng xuất khẩu LNG sẽ mang lại nhiều tỷ USD cho các công ty, nhưng sẽ gây tổn hại tới môi trường và cuộc sống của người tiêu dùng Mỹ.
Trái lại Hiệp hội Các nhà khai thác khí đốt của Mỹ (NAM) cho rằng các đề xuất hạn chế xuất khẩu LNG hoặc than đá sẽ có hại lâu dài cho sự phát triển của nền kinh tế và việc làm ở Mỹ.
Do công nghệ phát triển, khai thác khí đốt từ đá phiến của Mỹ đã tăng đột biến trong những năm vừa qua. Nếu sản lượng khai thác khí đốt từ đá phiến năm 2008 mới ở mức 57 tỷ m3, tăng 71% so với năm 2007 thì đến năm 2009 đã tăng lên 88 tỷ m3.
Theo báo cáo hàng năm 2011 của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), trữ lượng khí đá phiến của Mỹ là 23.400 tỷ m3, chứ không phải 10.000 tỷ m3 như dự báo trước đây, đủ dùng cho hơn 100 năm.
Dự kiến đến năm 2035, sản lượng khai thác khí đá phiến của Mỹ sẽ tăng từ 23% lên 49% tổng sản lượng khai thác khí đốt. Đẩy mạnh khai thác khí đá phiến được nhìn nhận sẽ góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính ở Mỹ.
Hiện tại, với tư cách là quốc gia tiêu thụ dầu và khí đốt lớn nhất thế giới, mỗi năm Mỹ phải nhập khẩu khoảng 20% nhu cầu năng lượng.
Tuy nhiên, với các nỗ lực gia tăng thăm dò và khai thác các nguồn dầu và khí nội địa, trong đó có dàu và khí từ đá phiến, đến năm 2030 nước Mỹ có thể tự túc được 99% nhu cầu năng lượng.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo đến năm 2020 Mỹ có thể vượt qua Arập Xêút và Nga để trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Năm 2013, sản lượng khai thác dầu của Mỹ dự kiến đạt 7,3 triệu thùng/ngày so với 6,4 triệu thùng/ngày trong năm 2012.
Tháng 2 vừa qua, khối lượng nhập khẩu dầu của Mỹ đạt 7,7 triệu thùng/ngày, giảm 1,2 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu tiêu thụ dầu của Mỹ năm 2012 là 18,56 triệu thùng/ngày, giảm 2% so với năm 2011 và là mức thấp nhất kể từ năm 1996./.
(TTXVN)
Viễn cảnh này không chỉ giúp tăng kim ngạch xuất khẩu, giảm thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ mà còn được dự báo có thể làm đảo lộn thị trường năng lượng toàn cầu.
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn phát biểu của Đặc phái viên Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề năng lượng quốc tế, ông Carlos Pascual, cho biết năm ngoái Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) đã có kết luận rằng xuất khẩu khí đốt sẽ không ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng nội địa.
Từ đầu tháng 3, DOE đã bắt đầu xem xét từng trường hợp trong hàng chục lá đơn của các công ty đang xếp hàng chờ để được tiến hành khai thác nguồn khí đốt tiềm tàng, đặc biệt là khí đá phiến, cho xuất khẩu.
Tuy nhiên, hiện vẫn có không ít ý kiến cho rằng xuất khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) có nguy cơ làm tăng giá tiêu dùng nội địa vì giá khí đốt tại thị trường Mỹ hiện chỉ ở mức 3,5 USD/triệu BTU trong khi giá mặt hàng này ở các thị trường nước ngoài, nhất là châu Á, lại khá cao.
Ngày 12/2 vừa qua, liên minh 40 nhóm và cá nhân ở Mỹ đã ra tuyên bố chung kêu gọi Tổng thống Barack Obama tạm thời ngăn chặn chủ trương xuất khẩu 40% khí đốt của Mỹ cho các nước, cho rằng gia tăng xuất khẩu LNG sẽ mang lại nhiều tỷ USD cho các công ty, nhưng sẽ gây tổn hại tới môi trường và cuộc sống của người tiêu dùng Mỹ.
Trái lại Hiệp hội Các nhà khai thác khí đốt của Mỹ (NAM) cho rằng các đề xuất hạn chế xuất khẩu LNG hoặc than đá sẽ có hại lâu dài cho sự phát triển của nền kinh tế và việc làm ở Mỹ.
Do công nghệ phát triển, khai thác khí đốt từ đá phiến của Mỹ đã tăng đột biến trong những năm vừa qua. Nếu sản lượng khai thác khí đốt từ đá phiến năm 2008 mới ở mức 57 tỷ m3, tăng 71% so với năm 2007 thì đến năm 2009 đã tăng lên 88 tỷ m3.
Theo báo cáo hàng năm 2011 của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), trữ lượng khí đá phiến của Mỹ là 23.400 tỷ m3, chứ không phải 10.000 tỷ m3 như dự báo trước đây, đủ dùng cho hơn 100 năm.
Dự kiến đến năm 2035, sản lượng khai thác khí đá phiến của Mỹ sẽ tăng từ 23% lên 49% tổng sản lượng khai thác khí đốt. Đẩy mạnh khai thác khí đá phiến được nhìn nhận sẽ góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính ở Mỹ.
Hiện tại, với tư cách là quốc gia tiêu thụ dầu và khí đốt lớn nhất thế giới, mỗi năm Mỹ phải nhập khẩu khoảng 20% nhu cầu năng lượng.
Tuy nhiên, với các nỗ lực gia tăng thăm dò và khai thác các nguồn dầu và khí nội địa, trong đó có dàu và khí từ đá phiến, đến năm 2030 nước Mỹ có thể tự túc được 99% nhu cầu năng lượng.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo đến năm 2020 Mỹ có thể vượt qua Arập Xêút và Nga để trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Năm 2013, sản lượng khai thác dầu của Mỹ dự kiến đạt 7,3 triệu thùng/ngày so với 6,4 triệu thùng/ngày trong năm 2012.
Tháng 2 vừa qua, khối lượng nhập khẩu dầu của Mỹ đạt 7,7 triệu thùng/ngày, giảm 1,2 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu tiêu thụ dầu của Mỹ năm 2012 là 18,56 triệu thùng/ngày, giảm 2% so với năm 2011 và là mức thấp nhất kể từ năm 1996./.
(TTXVN)
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 22/3: cacao và cà phê tăng ngược với sự sụt giảm của các hàng hóa khác 23/03/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 21-3: Lạc quan về Fed, CH Síp giúp đảo chiều tăng 23/03/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 21/3: arabica phục hồi, cacao tăng 23/03/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 20-3: Giảm sâu do tin từ CH Síp 23/03/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 20/3: đường và cà phê arabica ổn định sau khi bị bán tháo 23/03/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 19/3: cà phê ICE tụt xuống đáy 33 tháng, đường giảm mạnh nhất trong 5 tháng 20/03/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 19-3: Hầu hết giảm giá trừ vàng 20/03/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 13-3: Tăng phiên thứ 3, vàng tăng mạnh nhất 2 tuần 13/03/2013
- Áp lực bán tiêu giảm đẩy giá tăng 13/03/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 12/3 13/03/2013