Doanh nghiệp than thiếu tiền mua cà phê vụ mới
(TBKTSG Online) – Tổng số nợ của các doanh nghiệp trong ngành cà phê lên đến 8.000 tỉ đồng và nếu không có những hỗ trợ từ Chính phủ thì các doanh nghiệp cà phê sẽ thiếu vốn để mua cà phê trong niên vụ 2013/2014.
Ngày 24-9, tại TPHCM, Câu lạc bộ Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu cùng với Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) đã có buổi họp để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn trước thềm niên vụ mới.
Ông Nguyễn Việt Vinh, Tổng thư ký Vicofa nói rằng, số nợ 8.000 tỉ đồng mà doanh nghiệp cà phê đang nợ ngân hàng là lũy kế của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ khoảng 3 năm trở lại đây.
“Hiện tình hình kinh doanh xuất khẩu cà phê trong nước đang gặp khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp thua lỗ, một số doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính. Cụ thể là những doanh nghiệp hàng đầu như Thái Hòa, Vinacafe Buôn Ma Thuột…. gặp khó khăn từ 2-3 năm nay nhưng giờ vẫn chưa giải quyết được”, ông Vinh nói.
Theo ông Vinh, nếu không có sự hợp sức của các doanh nghiệp thì trong thời gian tới sẽ có thêm những doanh nghiệp trong ngành đi theo vết xe đổ của những doanh nghiệp nói trên.
Một nguyên nhân khác, theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Vicofa, là do doanh nghiệp cà phê Việt Nam thua các đối tác nước ngoài cả về vốn, thị trường lẫn kinh nghiệm buôn bán.
"Đây là thời điểm hội tụ quá nhiều tác động xấu của ngành cà phê thế giới và của Việt Nam khiến giá cà phê xuất quá thấp, đây là một thách thức của ngành cà phê và nếu xu hướng này không được ngăn chặn thì thị trường sẽ có chiều hướng xấu hơn”, ông Tự nói.
Tuy nhiên, ngoài khó khăn về vốn thì doanh nghiệp cà phê Việt Nam sẽ đối diện với khả năng mất thị phần trên thị trường cà phê robusta. “Theo tính toán của tôi thì trong thời gian tới, Indonesia sẽ bán ra khoảng 100.000 tấn robusta và Brazil là 400.000 tấn, lúc đó, Việt Nam sẽ mất thị phần khoảng 500.000 tấn”, ông Nguyễn Quang Bình, chuyên gia về cà phê cho hay.
Để tìm giải pháp cho ngành cà phê Việt Nam, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Câu lạc bộ doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu cho rằng, mấu chốt của doanh nghiệp cà phê Việt Nam là phải điều tiết được giá cà phê của chính mình thay vì phải phụ thuộc vào các nước khác hay các nhà đầu cơ trên thị trường.
"Tất cả các công ty lớn về rang xay trên thế giới đều mua cà phê của Việt Nam và 70% cà phê robusta trên thế giới là của Việt Nam. Vậy, các doanh nghiệp phải ngồi lại xem có cách nào để Việt Nam điều tiết giá trên thị trường thì mới giúp ngành cà phê phát triển ổn định được", ông Nam nói.
Thực tế, vấn đề mà ông Nam đặt ra không phải là lần đầu vì lâu nay tại những cuộc họp tương tự bàn về giải pháp cho các ngành hàng như lúa gạo, hồ tiêu, hạt điều.... đã có những ý kiến đề cập về chuyện này song tất cả chỉ dừng lại ở dạng câu hỏi chứ chưa có câu trả lời.
Ngọc Hùng
Ông Nguyễn Việt Vinh, Tổng thư ký Vicofa nói rằng, số nợ 8.000 tỉ đồng mà doanh nghiệp cà phê đang nợ ngân hàng là lũy kế của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ khoảng 3 năm trở lại đây.
“Hiện tình hình kinh doanh xuất khẩu cà phê trong nước đang gặp khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp thua lỗ, một số doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính. Cụ thể là những doanh nghiệp hàng đầu như Thái Hòa, Vinacafe Buôn Ma Thuột…. gặp khó khăn từ 2-3 năm nay nhưng giờ vẫn chưa giải quyết được”, ông Vinh nói.
Theo ông Vinh, nếu không có sự hợp sức của các doanh nghiệp thì trong thời gian tới sẽ có thêm những doanh nghiệp trong ngành đi theo vết xe đổ của những doanh nghiệp nói trên.
Một nguyên nhân khác, theo ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Vicofa, là do doanh nghiệp cà phê Việt Nam thua các đối tác nước ngoài cả về vốn, thị trường lẫn kinh nghiệm buôn bán.
"Đây là thời điểm hội tụ quá nhiều tác động xấu của ngành cà phê thế giới và của Việt Nam khiến giá cà phê xuất quá thấp, đây là một thách thức của ngành cà phê và nếu xu hướng này không được ngăn chặn thì thị trường sẽ có chiều hướng xấu hơn”, ông Tự nói.
Tuy nhiên, ngoài khó khăn về vốn thì doanh nghiệp cà phê Việt Nam sẽ đối diện với khả năng mất thị phần trên thị trường cà phê robusta. “Theo tính toán của tôi thì trong thời gian tới, Indonesia sẽ bán ra khoảng 100.000 tấn robusta và Brazil là 400.000 tấn, lúc đó, Việt Nam sẽ mất thị phần khoảng 500.000 tấn”, ông Nguyễn Quang Bình, chuyên gia về cà phê cho hay.
Để tìm giải pháp cho ngành cà phê Việt Nam, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Câu lạc bộ doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu cho rằng, mấu chốt của doanh nghiệp cà phê Việt Nam là phải điều tiết được giá cà phê của chính mình thay vì phải phụ thuộc vào các nước khác hay các nhà đầu cơ trên thị trường.
"Tất cả các công ty lớn về rang xay trên thế giới đều mua cà phê của Việt Nam và 70% cà phê robusta trên thế giới là của Việt Nam. Vậy, các doanh nghiệp phải ngồi lại xem có cách nào để Việt Nam điều tiết giá trên thị trường thì mới giúp ngành cà phê phát triển ổn định được", ông Nam nói.
Thực tế, vấn đề mà ông Nam đặt ra không phải là lần đầu vì lâu nay tại những cuộc họp tương tự bàn về giải pháp cho các ngành hàng như lúa gạo, hồ tiêu, hạt điều.... đã có những ý kiến đề cập về chuyện này song tất cả chỉ dừng lại ở dạng câu hỏi chứ chưa có câu trả lời.
Ngọc Hùng
- Không để đối tác ép giá hồ tiêu 23/04/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên giảm về 43,7 triệu đồng/tấn 23/04/2013
- Có bảo hộ, giá tăng gấp đôi 23/04/2013
- EU mở rộng thị trường cho hàng hóa Việt Nam 23/04/2013
- Thương lái trộn tiêu với… đất 23/04/2013
- Tổng hợp thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tuần 15-21/4/2013 22/04/2013
- Tổng hợp thị trường cà phê tuần 16 (15/4 – 20/4/2013) 22/04/2013
- Cà phê: Xuất khẩu nhiều vẫn điều tiết tốt 22/04/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên tăng phiên thứ 4 liên tiếp 20/04/2013
- Hạn hán Tây Nguyên đang được cải thiện 20/04/2013