Reuters viết về khủng hoảng nợ trong ngành cà phê Việt Nam
Nhiều doanh nghiệp bị mắc kẹt với các khoản nợ lớn không thể hoàn trả càng khiến các ngân hàng từ chối cấp tín dụng.
Reuters cho biết ngành cà phê Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng do trốn thuế, quản lý yếu kém, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, lãi suất cao và tín dụng thắt chặt. Nhiều doanh nghiệp bị mắc kẹt với các khoản nợ lớn không có khả năng hoàn trả. Trong số 127 doanh nghiệp cà phê xuất khẩu của Việt Nam hoạt động năm 2012 có tới 56 doanh nghiệp ngừng giao dịch hoặc chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh do không có khả năng trả nợ. Do đó, nhiều ngân hàng từ chối cấp tín dụng cho các doanh nghiệp cà phê.
Dự báo sản lượng thu hoạch cà phê Việt Nam niên vụ 2013/2014 đạt từ 17 triệu đến 29,5 triệu bao cà phê (1 bao tương đương 60kg cà phê). Điều này làm trầm trọng tình trạng dư cung toàn cầu tạo áp lực khiến giá cà phê giảm khoảng 10% từ tháng 10/2012 đến nay.
Các doanh nghiệp đổ lỗi cho ngân hàng địa phương gây khó khăn trong việc cho vay vốn. Lạm phát cao năm 2010/2011 đã khiến các ngân hàng liên tục nâng lãi suất để thu hút tiền gửi từ đó dẫn tới lãi suất cho vay vốn cũng tăng cao.
Tuy nhiên, các thương nhân nước ngoài nhận định doanh nghiệp Việt Nam đã vay mượn quá nhiều để tăng cường đầu cơ trong lúc giá tăng nhanh lên kỷ lục 2.600 USD/tấn đầu năm 2011. Đến nay, giá đã hạ xuống dưới 2.000 USD/tấn khiến các doanh nghiệp bế tắc. Những thương lái trung gian thu mua cà phê giữa nông dân và các doanh nghiệp hoạt động thiếu hiệu quả, gian lận cũng khiến cà phê Việt Nam mất uy tín. Các thương lái này thường cho thêm hạt kém chất lượng hoặc các tạp chất khác để tăng trọng lượng bao cà phê, dẫn tới tiêu thụ khó và giá xuống thấp.
Để hỗ trợ cho ngành cà phê, Chính phủ cũng đã quyết định gia hạn nợ cho các doanh nghiệp cà phê từ 12 tháng lên 36 tháng. Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) cũng mới đề xuất chính phủ mua tạm trữ 300.000 tấn cà phê, tương đương 1/5 tổng sản lượng để hỗ trợ tăng giá cà phê, và cho các doanh nghiệp vay ưu đãi để mua cà phê nguyên liệu từ người dân. Tuy nhiên, trong thực tế, nỗ lực mua tạm trữ năm 2010 cũng không đạt kết quả với chỉ 60.000 tấn cà phê thu mua được trên mục tiêu 200.000 tấn. Nguyên nhân do vấn đề kho bãi logistic yếu kém và giải ngân vốn chậm.
Reuters cũng cho rằng vấn đề khủng hoảng ngành cà phê Việt Nam hiện nay có thể tạo cơ hội cho xuất khẩu cà phê robusta Indonesia, nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới đẩy mạnh hơn. Nếu không có sự gia tăng đáng kể trong tiêu thụ toàn cầu, với sản lượng cao từ các nước trồng cà phê như Brazil thì lượng cà phê tồn kho của thế giới niên vụ 2013/2014 sẽ lên cao nhất 5 năm, tiếp tục tạo áp lực giảm giá.
Nguồn Dân Việt/Reuters
Reuters cho biết ngành cà phê Việt Nam đang rơi vào khủng hoảng do trốn thuế, quản lý yếu kém, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, lãi suất cao và tín dụng thắt chặt. Nhiều doanh nghiệp bị mắc kẹt với các khoản nợ lớn không có khả năng hoàn trả. Trong số 127 doanh nghiệp cà phê xuất khẩu của Việt Nam hoạt động năm 2012 có tới 56 doanh nghiệp ngừng giao dịch hoặc chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh do không có khả năng trả nợ. Do đó, nhiều ngân hàng từ chối cấp tín dụng cho các doanh nghiệp cà phê.
Dự báo sản lượng thu hoạch cà phê Việt Nam niên vụ 2013/2014 đạt từ 17 triệu đến 29,5 triệu bao cà phê (1 bao tương đương 60kg cà phê). Điều này làm trầm trọng tình trạng dư cung toàn cầu tạo áp lực khiến giá cà phê giảm khoảng 10% từ tháng 10/2012 đến nay.
Các doanh nghiệp đổ lỗi cho ngân hàng địa phương gây khó khăn trong việc cho vay vốn. Lạm phát cao năm 2010/2011 đã khiến các ngân hàng liên tục nâng lãi suất để thu hút tiền gửi từ đó dẫn tới lãi suất cho vay vốn cũng tăng cao.
Tuy nhiên, các thương nhân nước ngoài nhận định doanh nghiệp Việt Nam đã vay mượn quá nhiều để tăng cường đầu cơ trong lúc giá tăng nhanh lên kỷ lục 2.600 USD/tấn đầu năm 2011. Đến nay, giá đã hạ xuống dưới 2.000 USD/tấn khiến các doanh nghiệp bế tắc. Những thương lái trung gian thu mua cà phê giữa nông dân và các doanh nghiệp hoạt động thiếu hiệu quả, gian lận cũng khiến cà phê Việt Nam mất uy tín. Các thương lái này thường cho thêm hạt kém chất lượng hoặc các tạp chất khác để tăng trọng lượng bao cà phê, dẫn tới tiêu thụ khó và giá xuống thấp.
Để hỗ trợ cho ngành cà phê, Chính phủ cũng đã quyết định gia hạn nợ cho các doanh nghiệp cà phê từ 12 tháng lên 36 tháng. Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) cũng mới đề xuất chính phủ mua tạm trữ 300.000 tấn cà phê, tương đương 1/5 tổng sản lượng để hỗ trợ tăng giá cà phê, và cho các doanh nghiệp vay ưu đãi để mua cà phê nguyên liệu từ người dân. Tuy nhiên, trong thực tế, nỗ lực mua tạm trữ năm 2010 cũng không đạt kết quả với chỉ 60.000 tấn cà phê thu mua được trên mục tiêu 200.000 tấn. Nguyên nhân do vấn đề kho bãi logistic yếu kém và giải ngân vốn chậm.
Reuters cũng cho rằng vấn đề khủng hoảng ngành cà phê Việt Nam hiện nay có thể tạo cơ hội cho xuất khẩu cà phê robusta Indonesia, nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới đẩy mạnh hơn. Nếu không có sự gia tăng đáng kể trong tiêu thụ toàn cầu, với sản lượng cao từ các nước trồng cà phê như Brazil thì lượng cà phê tồn kho của thế giới niên vụ 2013/2014 sẽ lên cao nhất 5 năm, tiếp tục tạo áp lực giảm giá.
Nguồn Dân Việt/Reuters
- Tổng hợp thị trường hàng hóa thế giới tuần từ 13-19/5 20/05/2013
- Tổng hợp thị trường cà phê tuần 20 (13/5 – 18/5/2013) 20/05/2013
- Bản tin thị trường cà phê ngày 17/5/2013 17/05/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên giảm về 43,5 triệu đồng/tấn 17/05/2013
- Nông sản Việt Nam sẽ được lợi nếu cấm doanh nghiệp nước ngoài mua nguyên liệu? 17/05/2013
- Thị trường hàng hóa ngày 16/5/2013 16/05/2013
- Bản tin thị trường cà phê ngày 16/5/2013 16/05/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên tăng mạnh lên 43,7 triệu đồng/tấn 16/05/2013
- Cà phê trộn – từ nguyên nhân khách quan, thói quen đến sự hám lợi 16/05/2013
- Cây cà phê dần “thất sủng” 16/05/2013