Bản tin thị trường cà phê ngày 21/6/2013
Thị trường cà phê thế giới rơi vào vòng xoáy của sự hỗn loạn, bắt đầu từ sự phản ứng thái quá của các thị trường trước thông tin từ hai nền kinh tế đầu tàu của thế giới. Giá cà phê tại Tây nguyên giảm xuống còn 37.900 – 38.100 đồng/kg.
Trên sàn Liffe NYSE tại London, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 58 USD, tương đương giảm 3,37 %, xuống 1.721 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 9 giảm 59 USD, tương đương giảm 3,4 %, xuống 1.736 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 cũng giảm 59 USD, tương đương giảm 3,38 %, xuống 1.748 USD/tấn, các mức giảm rất mạnh.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE ở New York kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 5,1 cent, tức giảm 4,15 % xuống 117,65 cent/lb, kỳ hạn giao tháng 9 giảm 6 cent/lb, tức giảm 4,83 % và kỳ hạn giao tháng 12 giảm 6,1 cent, tức giảm 4,78 %, còn 121,5 cent/lb, các mức giảm cũng rất mạnh.
Thị trường cà phê, cũng như hầu hết các thị trường chứng khoán, kim loại quý, hàng hóa … nói chung, phiên vừa qua lao dốc sau khi đã tăng khá ở phiên trước. Thông tin tác động mạnh khiến thị trường hỗn loạn được cho là từ lời ông chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) khi nói rằng có thể giảm dần việc mua tài sản cuối năm nay và tiến tới dừng hẳn trong năm 2014 nếu “thất nghiệp tiếp tục giảm và lạm phát ổn định”, và hình như thị trường đã phản ứng thái quá khiến cho sự hỗn loạn xảy ra càng mạnh hơn khi đồng USD gần như một mình đi ngược chiều với thế giới.
Thông tin tác động mạnh nữa từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, lần đầu tiên trong nhiều năm bộc lộ sự yếu kém trong quản lý vĩ mô, khiến thị trường hoài nghi “sự tăng trưởng thần kỳ” trong những năm qua.
Sự hỗn loạn của nhà đầu tư trước hai đầu tàu kinh tế thế giới đã làm thị trường chao đảo, nên giá cà phê thế giới bị tác động là điều dễ hiểu.
Giá cà phê tiếp tục suy yếu còn do đồng reais của Brazil, quốc gia sản xuất 1/3 lượng cà phê toàn cầu, tiếp tục suy yếu đã kích thích nông dân nước này bán hàng cho xuất khẩu vì họ sẽ thu được nhiều tiền hơn. Giá trị đồng reais đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm so với đồng USD
Tại Việt Nam, các thương nhân tập trung vào mức giá cộng do việc bán ra đang chậm lại và nông dân càng giữ chặt hàng khi giá tiếp tục giảm sâu. Một số nhà đầu tư còn tỏ ra lo ngại khả năng các nhà xuất khẩu sẽ hủy bỏ đơn hàng do khó khăn trong việc mua lại cà phê từ các nhà thu gom nội địa. Trong khi đó, mức giá cộng tại Indonesia đã được đẩy lên 200 USD nhưng lượng hàng xuống tàu vẫn giảm.
Sáng nay, giá cà phê nhân xô tại Tây nguyên giảm 1.000 đồng, mức giảm hiếm thấy, xuống còn 37.900 – 38.100 đồng/kg.
Anh Văn (giacaphe.com)
Trên sàn Liffe NYSE tại London, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 58 USD, tương đương giảm 3,37 %, xuống 1.721 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 9 giảm 59 USD, tương đương giảm 3,4 %, xuống 1.736 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 11 cũng giảm 59 USD, tương đương giảm 3,38 %, xuống 1.748 USD/tấn, các mức giảm rất mạnh.
Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE ở New York kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 5,1 cent, tức giảm 4,15 % xuống 117,65 cent/lb, kỳ hạn giao tháng 9 giảm 6 cent/lb, tức giảm 4,83 % và kỳ hạn giao tháng 12 giảm 6,1 cent, tức giảm 4,78 %, còn 121,5 cent/lb, các mức giảm cũng rất mạnh.
Thị trường cà phê, cũng như hầu hết các thị trường chứng khoán, kim loại quý, hàng hóa … nói chung, phiên vừa qua lao dốc sau khi đã tăng khá ở phiên trước. Thông tin tác động mạnh khiến thị trường hỗn loạn được cho là từ lời ông chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) khi nói rằng có thể giảm dần việc mua tài sản cuối năm nay và tiến tới dừng hẳn trong năm 2014 nếu “thất nghiệp tiếp tục giảm và lạm phát ổn định”, và hình như thị trường đã phản ứng thái quá khiến cho sự hỗn loạn xảy ra càng mạnh hơn khi đồng USD gần như một mình đi ngược chiều với thế giới.
Thông tin tác động mạnh nữa từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, lần đầu tiên trong nhiều năm bộc lộ sự yếu kém trong quản lý vĩ mô, khiến thị trường hoài nghi “sự tăng trưởng thần kỳ” trong những năm qua.
Sự hỗn loạn của nhà đầu tư trước hai đầu tàu kinh tế thế giới đã làm thị trường chao đảo, nên giá cà phê thế giới bị tác động là điều dễ hiểu.
Giá cà phê tiếp tục suy yếu còn do đồng reais của Brazil, quốc gia sản xuất 1/3 lượng cà phê toàn cầu, tiếp tục suy yếu đã kích thích nông dân nước này bán hàng cho xuất khẩu vì họ sẽ thu được nhiều tiền hơn. Giá trị đồng reais đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm so với đồng USD
Tại Việt Nam, các thương nhân tập trung vào mức giá cộng do việc bán ra đang chậm lại và nông dân càng giữ chặt hàng khi giá tiếp tục giảm sâu. Một số nhà đầu tư còn tỏ ra lo ngại khả năng các nhà xuất khẩu sẽ hủy bỏ đơn hàng do khó khăn trong việc mua lại cà phê từ các nhà thu gom nội địa. Trong khi đó, mức giá cộng tại Indonesia đã được đẩy lên 200 USD nhưng lượng hàng xuống tàu vẫn giảm.
Sáng nay, giá cà phê nhân xô tại Tây nguyên giảm 1.000 đồng, mức giảm hiếm thấy, xuống còn 37.900 – 38.100 đồng/kg.
Anh Văn (giacaphe.com)
- Cần cuộc cách mạng về tư duy của cán bộ thuế 07/04/2015
- Nhờ đâu giá cà phê thoát đáy đôi? 06/04/2015
- Người trồng mắc ca cần chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất 03/04/2015
- Xuất khẩu cà phê: được giá nhưng mất lượng 28/03/2015
- Yếu tố thiếu bền vững nhất của ngành cà phê 23/03/2015
- Mất quá nhiều thứ trong nửa đầu vụ cà phê 2014/15 14/03/2015
- 8 doanh nghiệp sản xuất cà phê hòa tan và 3 in 1 lớn nhất Việt Nam 12/03/2015
- Giá xăng tăng hơn 1.600 đồng 11/03/2015
- Thuế bảo vệ môi trường xăng dầu sẽ tăng 300% từ ngày 1/5 10/03/2015
- Kinh doanh cà phê: Liệu có lường được rủi ro? 07/03/2015