Morgan Stanley giảm hoạt động đầu tư tại thị trường hàng hóa
Morgan Stanley sẽ cắt giảm lượng nhân sự và hoạt động tại các thị trường hàng hóa chính do lợi nhuận giảm trong khi chi phí quản lý và vốn tăng cao.
Sự rút lui của một trong số những định chế lớn nhất trên thị trường hàng hóa quốc tế là dấu hiệu mới nhất cho thấy hàng hóa nguyên liệu đã giảm hấp dẫn đối với các ngân hàng. Trong khi chỉ vài năm trước đó, các ngân hàng lớn đã không ngừng thu lợi nhuận và mở rộng hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này.
Việc cắt giảm chi tiêu của Morgan Stanley được công bố trong bản ghi nhớ với nhân viên hôm qua. Động thái này nằm trong một loạt những chính sách hạn chế kinh doanh, giảm nhân sự của các ngân hàng khác như Barclays, Deutsche Bank trong những tháng gần đây. Một số ngân hàng khác như tập đoàn Credit Agricole của Pháp và UBS của Thụy Sĩ đóng cửa gần như hoàn toàn mảng kinh doanh hàng hóa.
Colin Bryce và Simon Greenshields, trưởng bộ phận kinh doanh hàng hóa toàn cầu thuộc ngân hàng Morgan Stanley từng nhận định: "Môi trường giao dịch gần đây đã tạo ra những thách thức", sẽ dẫn tới ngân hàng có thể đóng cửa kinh doanh các mặt hàng nông sản, hàng khô và năng lượng Australia đồng thời giảm hoạt động giao dịch đối với năng lượng và khí đốt châu Âu. Tuy nhiên, Morgan Stanley sẽ tìm hướng mới, đầu tư vào các khu vực khác như Mỹ với hy vọng thu lợi nhuận từ cách mạng làm dầu đá phiến và các mặt hàng bán lẻ khác.
Chính sách cắt giảm lần này có thể bao gồm cả việc đóng cửa các văn phòng giao dịch hàng hóa của Morgan Stanley tại Dubai và Thượng Hải, giảm số lượng nhân sự hoạt động mảng hàng hóa khoảng 10%, tức là khoảng 30-35 người.
Morgan Stanley và Goldman Sachs là hai trong số các ngân hàng đầu tư lớn đầu tiên tham gia vào thị trường hàng hóa. Lợi nhuận và quy mô lớn từ đầu tư dầu khí đã khiến 2 ngân hàng được gọi với cái tên "nhà máy lọc dầu Wall Street".
Kinh doanh hàng hóa bắt đầu bùng nổ từ năm 2002-2007, khi doanh thu của các ngân hàng từ hàng hóa lên cao kỷ lục hơn 15 tỷ USD. Tuy nhiên kể từ đó đến nay, doanh thu các ngân hàng chỉ đạt được khoảng 7 đến 8 tỷ USD. Riêng ngân hàng Morgan Stanley, doanh thu cao nhất từ hàng hóa là 2,5 tỷ USD giai đoạn 2007-2009, đến nay con số này chỉ vào khoảng 1,1 đến 1,2 tỷ USD.
Nguồn Dân Việt/FT
Sự rút lui của một trong số những định chế lớn nhất trên thị trường hàng hóa quốc tế là dấu hiệu mới nhất cho thấy hàng hóa nguyên liệu đã giảm hấp dẫn đối với các ngân hàng. Trong khi chỉ vài năm trước đó, các ngân hàng lớn đã không ngừng thu lợi nhuận và mở rộng hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này.
Việc cắt giảm chi tiêu của Morgan Stanley được công bố trong bản ghi nhớ với nhân viên hôm qua. Động thái này nằm trong một loạt những chính sách hạn chế kinh doanh, giảm nhân sự của các ngân hàng khác như Barclays, Deutsche Bank trong những tháng gần đây. Một số ngân hàng khác như tập đoàn Credit Agricole của Pháp và UBS của Thụy Sĩ đóng cửa gần như hoàn toàn mảng kinh doanh hàng hóa.
Colin Bryce và Simon Greenshields, trưởng bộ phận kinh doanh hàng hóa toàn cầu thuộc ngân hàng Morgan Stanley từng nhận định: "Môi trường giao dịch gần đây đã tạo ra những thách thức", sẽ dẫn tới ngân hàng có thể đóng cửa kinh doanh các mặt hàng nông sản, hàng khô và năng lượng Australia đồng thời giảm hoạt động giao dịch đối với năng lượng và khí đốt châu Âu. Tuy nhiên, Morgan Stanley sẽ tìm hướng mới, đầu tư vào các khu vực khác như Mỹ với hy vọng thu lợi nhuận từ cách mạng làm dầu đá phiến và các mặt hàng bán lẻ khác.
Chính sách cắt giảm lần này có thể bao gồm cả việc đóng cửa các văn phòng giao dịch hàng hóa của Morgan Stanley tại Dubai và Thượng Hải, giảm số lượng nhân sự hoạt động mảng hàng hóa khoảng 10%, tức là khoảng 30-35 người.
Morgan Stanley và Goldman Sachs là hai trong số các ngân hàng đầu tư lớn đầu tiên tham gia vào thị trường hàng hóa. Lợi nhuận và quy mô lớn từ đầu tư dầu khí đã khiến 2 ngân hàng được gọi với cái tên "nhà máy lọc dầu Wall Street".
Kinh doanh hàng hóa bắt đầu bùng nổ từ năm 2002-2007, khi doanh thu của các ngân hàng từ hàng hóa lên cao kỷ lục hơn 15 tỷ USD. Tuy nhiên kể từ đó đến nay, doanh thu các ngân hàng chỉ đạt được khoảng 7 đến 8 tỷ USD. Riêng ngân hàng Morgan Stanley, doanh thu cao nhất từ hàng hóa là 2,5 tỷ USD giai đoạn 2007-2009, đến nay con số này chỉ vào khoảng 1,1 đến 1,2 tỷ USD.
Nguồn Dân Việt/FT
- Giá cà phê Ấn Độ tăng do nhu cầu xuất khẩu 22/05/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 21/5: cà phê giảm ngày thứ 5, đường xuống gần đáy 3 năm 21/05/2013
- Giá cao su kỳ hạn Tokyo tăng do lạc quan nhu cầu 21/05/2013
- Giá cao su Tocom lên cao nhất 1 tuần do yên suy yếu 21/05/2013
- Tồn kho trên sàn Liffe và đánh giá mùa vụ của Việt Nam, Indonesia và Braxin. 21/05/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 20/5: đường thô, cacao tăng 20/05/2013
- Giá cao su kỳ hạn Tokyo tăng do đồng yên suy yếu, dự trữ giảm 20/05/2013
- Hàng hóa thế giới tuần 12-19/5: Giá tăng nhẹ 20/05/2013
- Thị trường cà phê: Bài ca lạc bè 20/05/2013
- Indonesia: Mức giá cộng tăng lên cao nhất kể từ đầu năm 20/05/2013