TaTa Coffee lên kế hoạch đầu tư thêm 300 triệu Rupee để phát triển thị trường
Tata Coffee có kế hoạch nâng cao năng lực kinh doanh cà phê hòa tan thông qua việc gia tăng thị phần và mua lại các nhà máy chế biến.
Một cửa hàng Starbucks ở Delhi, đang sử dụng nguyên liệu từ Tata Coffee.
Công ty cà phê Tata Coffee sẽ đầu tư nhiều hơn 300 triệu Rupee trong vòng 3 năm tới để gia tăng năng lực sản xuất tại các nhà máy cà phê hòa tan của công ty nhằm tăng cao lợi nhuận, một phần chiến lược sẽ là thông qua việc thâu tóm, mua lại một số nhà máy khác. Giám đốc điều hành Tata Coffee, Hameed Huq nói.
“Bất kỳ kế hoạch mua lại nào cũng sẽ nhằm vào các nhà máy ở bên ngoài lãnh thổ Ấn Độ. Chúng tôi đã có hai nhà máy rang xay – chế biến cà phê hòa tan ở Ấn Độ, và việc có 3 nhà máy ở cùng một quốc gia không thực sự có ý nghĩa nhiều cho một sự phát triển lớn mạnh,” Hameed Huq phát biểu trong một cuộc phỏng vấn. “Chúng tôi đã cố gằng tìm kiếm một thương vụ mua lại trước đây nhưng điều đó đã không xảy ra. Vào tháng 9 tới, chúng tôi sẽ bắt đầu rà soát thêm một lần nữa để tìm kiếm cơ hội mua lại một nhà máy rang xay có tiềm năng bên ngoài Ấn Độ.”
Công ty này đã bỏ ra 70 triệu Rupee để xây dựng thêm 2 nhà máy cà phê hòa tan ở Tamil Nadu.
Công ty Tata Coffee, là thương hiệu thuộc sở hữu của tập đoàn nước giải khát Tata toàn cầu, chuyên bán cà phê hòa tan cũng như cà phê tươi và cà phê rang ở Ấn Độ, Nga, Mỹ, Nhật Bản và các nước ở Châu Phi. Tập đoàn này cũng sở hữu thương hiệu Eight O’clock ở Mỹ. Hiện công ty này đang cố gắng gia tăng lợi nhuận bằng cách thúc đẩy phát triển cà phê hòa tan và gia tăng thị phần vượt ra khỏi cà phê hòa tan giá rẻ.
Huq cho biết công ty sẽ tăng thêm 75% doanh thu, không bao gồm của Eight O’clock, từ cà phê hòa tan trong vòng 3 năm tới. So với mức tăng trưởng thấp hơn 60% hiện tại sau 3 năm vừa qua.
“Chúng tôi đang cố gẳng mở rộng sản phẩm vượt ra khỏi giới hạn cà phê sấy phun hòa tan rẻ tiền trong danh mục sản phẩm. Vào tháng 9, chúng tôi sẽ sản xuất cà phê hòa tan làm khô ở nhiệt độ thấp, sản phẩm sẽ cho lợi nhuận cao hơn 40-50% so với các sản phẩm cấp thấp,” Huq nói. “Hiện tại có một sức cầu khổng lồ đồi với cà phê hòa tan dạng cốm, tuy nhiên chúng tôi chưa đủ sức đáp ứng được tất cả nhu cầu tại thời điểm này.”
“Đó là một động thái tốt để tăng cường tập trung phát triển các sản phẩm cà phê hòa tan, trạng thái cuối cùng hạt cà phê trước khi được sử dụng. Trước đây, công ty này chủ yếu bán cà phê ở dạng nguyên liệu thô, và phải chịu rất nhiều ảnh hưởng từ các biến động của giá cà phê trên thị trường.” Amol Rao, nhà phân tích của công ty môi giới chứng khoán Anand Rathi, cho biết. “Bây giờ, với doanh số bán cà phê hòa tan cao hơn, họ có thể sẽ giảm được sự tác động từ thị giá cà phê.” Ông nói.
Tata coffee còn cung cấp nguyên liệu cà phê hạt cho các quán cà phê Starbucks ở Ấn Độ và ở nước ngoài. Công ty này sẽ tham gia vào thị trường quốc tế trong năm nay để thúc đẩy sự tăng trưởng. “Hiện tại chúng tôi đang tiến vào thị trường cà phê hòa tan Đông Nam Á và chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng thị phần sang vùng Trung và Đông Âu vào tháng 9 tới.” Ông Huq nói.
Theo Giacaphe.vn
Công ty cà phê Tata Coffee sẽ đầu tư nhiều hơn 300 triệu Rupee trong vòng 3 năm tới để gia tăng năng lực sản xuất tại các nhà máy cà phê hòa tan của công ty nhằm tăng cao lợi nhuận, một phần chiến lược sẽ là thông qua việc thâu tóm, mua lại một số nhà máy khác. Giám đốc điều hành Tata Coffee, Hameed Huq nói.
“Bất kỳ kế hoạch mua lại nào cũng sẽ nhằm vào các nhà máy ở bên ngoài lãnh thổ Ấn Độ. Chúng tôi đã có hai nhà máy rang xay – chế biến cà phê hòa tan ở Ấn Độ, và việc có 3 nhà máy ở cùng một quốc gia không thực sự có ý nghĩa nhiều cho một sự phát triển lớn mạnh,” Hameed Huq phát biểu trong một cuộc phỏng vấn. “Chúng tôi đã cố gằng tìm kiếm một thương vụ mua lại trước đây nhưng điều đó đã không xảy ra. Vào tháng 9 tới, chúng tôi sẽ bắt đầu rà soát thêm một lần nữa để tìm kiếm cơ hội mua lại một nhà máy rang xay có tiềm năng bên ngoài Ấn Độ.”
Công ty này đã bỏ ra 70 triệu Rupee để xây dựng thêm 2 nhà máy cà phê hòa tan ở Tamil Nadu.
Công ty Tata Coffee, là thương hiệu thuộc sở hữu của tập đoàn nước giải khát Tata toàn cầu, chuyên bán cà phê hòa tan cũng như cà phê tươi và cà phê rang ở Ấn Độ, Nga, Mỹ, Nhật Bản và các nước ở Châu Phi. Tập đoàn này cũng sở hữu thương hiệu Eight O’clock ở Mỹ. Hiện công ty này đang cố gắng gia tăng lợi nhuận bằng cách thúc đẩy phát triển cà phê hòa tan và gia tăng thị phần vượt ra khỏi cà phê hòa tan giá rẻ.
Huq cho biết công ty sẽ tăng thêm 75% doanh thu, không bao gồm của Eight O’clock, từ cà phê hòa tan trong vòng 3 năm tới. So với mức tăng trưởng thấp hơn 60% hiện tại sau 3 năm vừa qua.
“Chúng tôi đang cố gẳng mở rộng sản phẩm vượt ra khỏi giới hạn cà phê sấy phun hòa tan rẻ tiền trong danh mục sản phẩm. Vào tháng 9, chúng tôi sẽ sản xuất cà phê hòa tan làm khô ở nhiệt độ thấp, sản phẩm sẽ cho lợi nhuận cao hơn 40-50% so với các sản phẩm cấp thấp,” Huq nói. “Hiện tại có một sức cầu khổng lồ đồi với cà phê hòa tan dạng cốm, tuy nhiên chúng tôi chưa đủ sức đáp ứng được tất cả nhu cầu tại thời điểm này.”
“Đó là một động thái tốt để tăng cường tập trung phát triển các sản phẩm cà phê hòa tan, trạng thái cuối cùng hạt cà phê trước khi được sử dụng. Trước đây, công ty này chủ yếu bán cà phê ở dạng nguyên liệu thô, và phải chịu rất nhiều ảnh hưởng từ các biến động của giá cà phê trên thị trường.” Amol Rao, nhà phân tích của công ty môi giới chứng khoán Anand Rathi, cho biết. “Bây giờ, với doanh số bán cà phê hòa tan cao hơn, họ có thể sẽ giảm được sự tác động từ thị giá cà phê.” Ông nói.
Tata coffee còn cung cấp nguyên liệu cà phê hạt cho các quán cà phê Starbucks ở Ấn Độ và ở nước ngoài. Công ty này sẽ tham gia vào thị trường quốc tế trong năm nay để thúc đẩy sự tăng trưởng. “Hiện tại chúng tôi đang tiến vào thị trường cà phê hòa tan Đông Nam Á và chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng thị phần sang vùng Trung và Đông Âu vào tháng 9 tới.” Ông Huq nói.
Theo Giacaphe.vn
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 29/3: đường gần mức thấp hai năm rưỡi do áp lực nguồn cung từ Brazil 30/03/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 29-3: Bông, khí gas tăng mạnh nhất trong quý 1, ngũ cốc giảm 30/03/2013
- Giá dầu có đợt tăng dài nhất từ đầu năm 29/03/2013
- Nông dân trồng cà phê Brazin cho biết chính phủ sẽ gia hạn khoản vay 29/03/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 28/3: đường tăng do hỗ trợ kỹ thuật gần mức thấp hai năm rưỡi 29/03/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 28-3: Đồng loạt tăng giá 28/03/2013
- Nhu cầu dầu thế giới có thể đạt đỉnh vào cuối thập kỷ 28/03/2013
- Các nhà xuất khẩu cà phê Ấn Độ lạc quan về nhu cầu robusta cao 28/03/2013
- Giá hạt tiêu giảm do cung tăng 28/03/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 27/3: đường thô giảm gần mức thấp hai năm rưỡi 27/03/2013