Kenya: kêu gọi nông dân tỉnh Nyanza khôi phục ngành cà phê
Chính phủ Kenya đã kêu gọi nông dân ở tỉnh Nyanza tiếp tục trồng cà phê do tiềm năng kinh tế to lớn của ngành công nghiệp này.
Cà phê Arabica chất lượng cao của Kenya được chế biến ướt, có giá rất cao, thường được bán qua những phiên đấu giá hàng tuần tại thủ đô Nairobi.
Để làm sống lại ngành công nghiệp cà phê, chính phủ đã đưa ra các chương trình nhằm bảo vệ cây trồng, hỗ trợ lỗ phát sinh và gia tăng thị phần cà phêKenyatrên thế giới.
Cà phê là nguồn thu ngoại tệ thứ tư của quốc gia này sau trà, du lịch và rau quả. “Chính phủ đã có các chiến lược phát triển cà phê cho năng suất bền vững vì có hơn 5 triệu người dân Kenya phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào cà phê trong sinh kế hằng ngày.” Bà Isabella Nkonge, Giám đốc kỹ thuật và quản lý dịch vụ tại Hội Đồng Cà Phê Kenya (CBK) cho biết.
Hầu hết nông dân ở quận Kisii và Nyamira đã nhổ bỏ cây cà phê hoặc bỏ rơi các trang trại của họ khi giá cả xuống thấp. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua ngành cà phê đã xuất hiện nhiều hứa hẹn – Nkonge nói – Gusii là một trong những vùng trồng cà phê có tiềm năng sản xuất rất lớn.
Ông Hezikiah Nyasamba, một nông dân và là chủ tịch của công ty Magwagwa FCS, cho biết sản lượng cà phê của tỉnh Nyanza đã tăng nhẹ trong vòng năm năm qua. Magwagwa là một trong những công ty sản xuât cà phê lớn ở Kenya.
“Những nông dân đã từng từ bỏ cây cà phê đang lạc quan trở lại về sản lượng tốt và lợi nhuận khổng lồ của loại cây này.” Nyasamba nói. Trong ngày hội các công ty của Hội đồng Cà phê Kenya năm nay, Magwagwa FCS đã được đón nhận danh hiệu 1 trong 3 công ty đứng đầu vể chất lượng sản phẩm cà phê.
Bà Isabella Nkonge cho biết chính phủ đã xóa nợ 5 tỉ KES (đồng Shilling của Kenya) cho các khoản vay của các hợp tác xã cà phê để cứu trợ và phục hồi những “khu vực chết”.
Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chi phí đầu vào cao và biến động giá cả trên thị trường toàn cầu, biến đổi khí hậu cũng góp phần lớn khiến cho sản lượng cà phê Kenya sụt giảm suốt trong hai thập kỷ qua.
Giống lai từ cà phê Batian là giống mới nhất của Tổ chức nghiên cứu Cà phê Kenya (Coffee Research Foundation – CRF) vừa đưa ra. Giống lai này có thể giúp nông dân trồng cà phê giảm thiểu chi phí sản xuất và chống lại các bệnh khô quả và bệnh nấm gỉ sắt lá phổ biến trên các giống thông thường. “Chúng tôi khuyến khích nông dân sử dụng loại giống lai Batian này, bởi vì nó được chứng minh là cho năng suất cao và thời gian sinh trưởng ngắn hơn.” Joseph Kimemia, giám đốc điều hành của CRF nói.
Khu vực trồng mới.
Nhằm tăng sản lượng của quốc gia, ranh giới những khu vực trồng cà phê mới đã được xác định. “Chúng tôi đã xác định được các khu vực Nam Rift, Bắc Rift và khu vực Lake là những khu vực mới có tiềm năng để sản xuất cà phê” Kimemia nói.
Các khu vực trồng cà phê truyền thống ít được biết đến như Siaya, County, Trans Nzoia, Kericho và Narok cũng sẽ sớm bắt đầu phát triển cây trồng, bà Isabella Nkonge cho biết.
Tuy nhiên, Bà Isabella cũng nói rằng, các nỗ lực gia tăng sản lượng sẽ khó thành công trừ phi những nông dân cao tuổi, những người được cho là đang kiểm soát phần lớn cây cà phê, đồng thuận truyền lại kinh nghiệm cho lớp trẻ.
Ông Jones Omwenga, thành viên Ủy ban điều hành tỉnh Nyanza, phụ trách Thương mại, Du lịch, Công nghiệp và Hợp tác phát triển cũng kêu gọi người dân trong tỉnh khôi phục lại sự phát triển của cây cà phê. “Những nông dân đã nhổ bỏ cây cà phê nên bắt đầu trồng lại bởi vì cà phê được xem như vàng đen của chúng tôi, vì thế chúng tôi phải có sự quan tâm xứng đáng đối với loại cây giàu tiềm năng này.” Ông nói.
Cộng hòa Kenya là một quốc gia ở vùng Đông Phi.
Theo Viethien.vn
Để làm sống lại ngành công nghiệp cà phê, chính phủ đã đưa ra các chương trình nhằm bảo vệ cây trồng, hỗ trợ lỗ phát sinh và gia tăng thị phần cà phêKenyatrên thế giới.
Cà phê là nguồn thu ngoại tệ thứ tư của quốc gia này sau trà, du lịch và rau quả. “Chính phủ đã có các chiến lược phát triển cà phê cho năng suất bền vững vì có hơn 5 triệu người dân Kenya phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào cà phê trong sinh kế hằng ngày.” Bà Isabella Nkonge, Giám đốc kỹ thuật và quản lý dịch vụ tại Hội Đồng Cà Phê Kenya (CBK) cho biết.
Hầu hết nông dân ở quận Kisii và Nyamira đã nhổ bỏ cây cà phê hoặc bỏ rơi các trang trại của họ khi giá cả xuống thấp. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua ngành cà phê đã xuất hiện nhiều hứa hẹn – Nkonge nói – Gusii là một trong những vùng trồng cà phê có tiềm năng sản xuất rất lớn.
Ông Hezikiah Nyasamba, một nông dân và là chủ tịch của công ty Magwagwa FCS, cho biết sản lượng cà phê của tỉnh Nyanza đã tăng nhẹ trong vòng năm năm qua. Magwagwa là một trong những công ty sản xuât cà phê lớn ở Kenya.
“Những nông dân đã từng từ bỏ cây cà phê đang lạc quan trở lại về sản lượng tốt và lợi nhuận khổng lồ của loại cây này.” Nyasamba nói. Trong ngày hội các công ty của Hội đồng Cà phê Kenya năm nay, Magwagwa FCS đã được đón nhận danh hiệu 1 trong 3 công ty đứng đầu vể chất lượng sản phẩm cà phê.
Bà Isabella Nkonge cho biết chính phủ đã xóa nợ 5 tỉ KES (đồng Shilling của Kenya) cho các khoản vay của các hợp tác xã cà phê để cứu trợ và phục hồi những “khu vực chết”.
Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh chi phí đầu vào cao và biến động giá cả trên thị trường toàn cầu, biến đổi khí hậu cũng góp phần lớn khiến cho sản lượng cà phê Kenya sụt giảm suốt trong hai thập kỷ qua.
Giống lai từ cà phê Batian là giống mới nhất của Tổ chức nghiên cứu Cà phê Kenya (Coffee Research Foundation – CRF) vừa đưa ra. Giống lai này có thể giúp nông dân trồng cà phê giảm thiểu chi phí sản xuất và chống lại các bệnh khô quả và bệnh nấm gỉ sắt lá phổ biến trên các giống thông thường. “Chúng tôi khuyến khích nông dân sử dụng loại giống lai Batian này, bởi vì nó được chứng minh là cho năng suất cao và thời gian sinh trưởng ngắn hơn.” Joseph Kimemia, giám đốc điều hành của CRF nói.
Khu vực trồng mới.
Nhằm tăng sản lượng của quốc gia, ranh giới những khu vực trồng cà phê mới đã được xác định. “Chúng tôi đã xác định được các khu vực Nam Rift, Bắc Rift và khu vực Lake là những khu vực mới có tiềm năng để sản xuất cà phê” Kimemia nói.
Các khu vực trồng cà phê truyền thống ít được biết đến như Siaya, County, Trans Nzoia, Kericho và Narok cũng sẽ sớm bắt đầu phát triển cây trồng, bà Isabella Nkonge cho biết.
Tuy nhiên, Bà Isabella cũng nói rằng, các nỗ lực gia tăng sản lượng sẽ khó thành công trừ phi những nông dân cao tuổi, những người được cho là đang kiểm soát phần lớn cây cà phê, đồng thuận truyền lại kinh nghiệm cho lớp trẻ.
Ông Jones Omwenga, thành viên Ủy ban điều hành tỉnh Nyanza, phụ trách Thương mại, Du lịch, Công nghiệp và Hợp tác phát triển cũng kêu gọi người dân trong tỉnh khôi phục lại sự phát triển của cây cà phê. “Những nông dân đã nhổ bỏ cây cà phê nên bắt đầu trồng lại bởi vì cà phê được xem như vàng đen của chúng tôi, vì thế chúng tôi phải có sự quan tâm xứng đáng đối với loại cây giàu tiềm năng này.” Ông nói.
Cộng hòa Kenya là một quốc gia ở vùng Đông Phi.
*Nyanza là một trong bảy tỉnh của Kenya, ngoại trừ thủ đô Nairobi. Tỉnh Nyanza nằm ở góc phía Tây Nam, cạnh hồ Victoria, đến năm 2009 vẫn được coi là một trong những tỉnh nghèo nhất nước. Nơi đây có ngôi làng Kogeloi được xem là quê nội của ông Barack Obama, tổng thống hiện nay của Hoa Kỳ.
Theo Viethien.vn
- Hàng hóa thế giới sáng 12-4: 13/04/2013
- Triển vọng xấu cho giá cà phê robusta khi nhà chế biến tăng sử dụng Arabica 13/04/2013
- Uganda: xuất khẩu cà phê tháng 3/2013 tăng vọt lên 66% 13/04/2013
- Brazil: Đề nghị nâng cao mức giá tối thiểu cho cà phê nhân 13/04/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 11/4: đường, arabica tăng 11/04/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 11-4: Khí gas, bông tăng, nhiều hàng khác giảm 11/04/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 10/4: cacao tăng lên mức cao hai tháng 10/04/2013
- Hàng hóa thế giới sáng 10-4: Hầu hết tăng giá bởi USD giảm 10/04/2013
- Thị trường hàng hóa mềm ngày 9/4: cacao và đường tăng 10/04/2013
- Giá cà phê kỳ hạn giảm do nguồn cung toàn cầu phong phú 10/04/2013