Thị trường hàng hóa mềm ngày 18/6: cacao giảm ngày thứ ba, đường tăng
- Nguồn cung của Brazil, Mexico đè nặng lên giá đường
- Cacao giảm xuống dưới đường trung bình ngắn và dài hạn
- Thương nhân nghi ngờ robusta có thể giảm tiếp
(VINANET) – Cacao kỳ hạn giảm trong hôm thứ hai do việc bán ra theo chỉ số kỹ thuật là kết quả của ba phiên giảm mạnh nhất của thị trường này trong hơn một năm qua, trong khi đường kỳ hạn trên sàn ICE tăng với khối lượng giao dịch lớn.
Cà phê robusta trên sàn Liffe ổn định sau khi phục hồi từ mức giá thấp nhất kể từ tháng 10/2010 trong khi arabica giao dịch trên sàn ICE phục hồi từ mức thấp của tuần trước, mức thấp nhất của nó trong hơn ba năm.
Giá cacao kỳ hạn trên cả hai sàn Liffe và ICE giảm ngày thứ ba liên tiếp, mức tụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2012, do các nhà đầu cơ tiếp tục thanh lý hợp đồng mua. Bán ra được thúc đẩy bởi các lời chào hàng của Bờ Biển Ngà. Việc giảm giá này đẩy các thị trường xuống dưới đường trung bình trong ngắn và dài hạn, thúc đẩy việc bán ra theo kỹ thuật.
Giá cacao kỳ hạn tháng 9 trên sàn Liffe đã giảm 22 pound hay 1,5% chốt phiên ở mức 1.452 pound/tấn, mức chốt phiên thấp nhất của hợp đồng này kể từ 5/4. Hợp đồng cacao kỳ hạn tháng 9 trên sàn ICE đã giảm 38 USD hay 1,7% chốt phiên ở mức 2.215 USD/tấn, mức giao dịch thấp nhất kể từ 31/5. Thời tiết thuận lợi và triển vọng nguồn cung tại Tây Phi cũng đè nặng lên các thị trường.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 trên sàn ICE chốt phiên tăng 0,15 cent hay 0,9% lên mức 16,93 cent/lb. Hợp đồng này đã giảm xuống 16,17 cent trong hôm thứ năm, mức thấp nhất đối với hợp đồng giao tháng tới kể từ tháng 7/2010 và sau đó tăng lên mức cao 16,80 cent vào hôm thứ sáu.
Nick Penney nhà môi giới của Sucden Financial Sugar cho biết các nhà sản xuất đã chờ đợi một động thái như vậy và có thể sẽ bán vào, đặc biệt các nhà sản xuất Brazil người đã hưởng lợi từ sự yếu kém của đồng real so với USD.
Một đồng tiền của Brazil yếu làm tăng thu nhập trong nước từ việc bán ra các hàng hóa định giá bằng đồng đô la như đường và cà phê. Nguồn cung vụ mới lớn từ Brazil và Mexico tiếp tục làm giá đường giảm.
Các nhà đầu cơ tăng đặt cược giảm giá đường và cà phê arabica kỳ hạn trên sàn ICE trong tuần tính đến ngày 11/6, lên mức cao nhất kể từu tháng 4, theo số liệu của Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn của Hoa Kỳ.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8 trên sàn Liffe đóng cửa tăng 7,60 USD hay 1,6% lên mức 492 USD/tấn, có mức kháng cự ở 500 USD.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 trên sàn Liffe giao dịch ổn định ở mức 1.764 USD/tấn sau khi trong hôm thứ sáu giảm xuống 1.704 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2010. Nguồn cung phong phú của Việt Nam đã gây áp lực lên giá.
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 trên sàn ICE chốt phiên giảm 0,55 cent hay 0,4% xuống mức 1,2325 USD/lb.
Hợp đồng này đã giảm xuống 1,2280 USD/lb vào ngày 12/6, mức thấp nhất đối với hợp đồng giao sau hai tháng kể từ tháng 9/2009, thúc đẩy giảm bởi nguồn cung phong phú của niên vụ năm nay tại Brazil.
Reuters
Cà phê robusta trên sàn Liffe ổn định sau khi phục hồi từ mức giá thấp nhất kể từ tháng 10/2010 trong khi arabica giao dịch trên sàn ICE phục hồi từ mức thấp của tuần trước, mức thấp nhất của nó trong hơn ba năm.
Giá cacao kỳ hạn trên cả hai sàn Liffe và ICE giảm ngày thứ ba liên tiếp, mức tụt giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2012, do các nhà đầu cơ tiếp tục thanh lý hợp đồng mua. Bán ra được thúc đẩy bởi các lời chào hàng của Bờ Biển Ngà. Việc giảm giá này đẩy các thị trường xuống dưới đường trung bình trong ngắn và dài hạn, thúc đẩy việc bán ra theo kỹ thuật.
Giá cacao kỳ hạn tháng 9 trên sàn Liffe đã giảm 22 pound hay 1,5% chốt phiên ở mức 1.452 pound/tấn, mức chốt phiên thấp nhất của hợp đồng này kể từ 5/4. Hợp đồng cacao kỳ hạn tháng 9 trên sàn ICE đã giảm 38 USD hay 1,7% chốt phiên ở mức 2.215 USD/tấn, mức giao dịch thấp nhất kể từ 31/5. Thời tiết thuận lợi và triển vọng nguồn cung tại Tây Phi cũng đè nặng lên các thị trường.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 trên sàn ICE chốt phiên tăng 0,15 cent hay 0,9% lên mức 16,93 cent/lb. Hợp đồng này đã giảm xuống 16,17 cent trong hôm thứ năm, mức thấp nhất đối với hợp đồng giao tháng tới kể từ tháng 7/2010 và sau đó tăng lên mức cao 16,80 cent vào hôm thứ sáu.
Nick Penney nhà môi giới của Sucden Financial Sugar cho biết các nhà sản xuất đã chờ đợi một động thái như vậy và có thể sẽ bán vào, đặc biệt các nhà sản xuất Brazil người đã hưởng lợi từ sự yếu kém của đồng real so với USD.
Một đồng tiền của Brazil yếu làm tăng thu nhập trong nước từ việc bán ra các hàng hóa định giá bằng đồng đô la như đường và cà phê. Nguồn cung vụ mới lớn từ Brazil và Mexico tiếp tục làm giá đường giảm.
Các nhà đầu cơ tăng đặt cược giảm giá đường và cà phê arabica kỳ hạn trên sàn ICE trong tuần tính đến ngày 11/6, lên mức cao nhất kể từu tháng 4, theo số liệu của Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn của Hoa Kỳ.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8 trên sàn Liffe đóng cửa tăng 7,60 USD hay 1,6% lên mức 492 USD/tấn, có mức kháng cự ở 500 USD.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 trên sàn Liffe giao dịch ổn định ở mức 1.764 USD/tấn sau khi trong hôm thứ sáu giảm xuống 1.704 USD, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2010. Nguồn cung phong phú của Việt Nam đã gây áp lực lên giá.
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 9 trên sàn ICE chốt phiên giảm 0,55 cent hay 0,4% xuống mức 1,2325 USD/lb.
Hợp đồng này đã giảm xuống 1,2280 USD/lb vào ngày 12/6, mức thấp nhất đối với hợp đồng giao sau hai tháng kể từ tháng 9/2009, thúc đẩy giảm bởi nguồn cung phong phú của niên vụ năm nay tại Brazil.
Reuters
- Vietnam Coffee-New beans on offer but demand thin 23/08/2011
- Gadhafi appears on verge of collapse as fighters reach Tripoli 22/08/2011
- Ministry offers six solutions to curb inflation, stabilise macro economy 18/08/2011
- Four EU nations ban short-selling on banking stocks 13/08/2011
- Fed to Keep Rates at Record Lows at Least Through Mid-2013 10/08/2011
- Coffee and crude futures 'acting like sisters' 09/08/2011
- Crude Oil Heads for Biggest Two-Day Decline Since 2009: Brent Below $100 09/08/2011
- Chinese businessmen join Vietnamese distribution chains 22/07/2011
- Petrovietnam ties with Vietnam military firm on ammonia project 22/07/2011
- Euro hit by Portugal worries 08/07/2011