Quy hoạch ngành Hồ Tiêu
Ngành Nông nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020, xuất khẩu hồ tiêu ước đạt từ 1,2 – 1,3 tỷ USD. >>TL tham khảo: Quyết định 1442/QĐ-BNN-TT Bộ trưởng Bộ NNPTNT vừa phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm tăng năng suất và giá trị ngành hồ tiêu đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu; khai thác lợi thế về đất đai, nguồn nước, khí hậu, thời tiết để phát triển hồ tiêu theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, hiệu quả và bền vững. Mục tiêu của quy hoạch là phấn đấu đến năm 2020, tầm nhìn 2030 diện tích trồng hồ tiêu cả nước duy trì ổn định ở mức 50.000 ha, năng suất đạt 30 tạ/ha, sản lượng đạt 140.000 tấn và sản phẩm tiêu chất lượng cao đạt 90%. Về cơ cấu sản phẩm: Tiêu đen 70% (trong đó tiêu nghiền bột 15%), tiêu trắng 30% (tiêu nghiền bột khoảng 25%) và kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2-1,3 tỷ USD. Theo quy hoạch, các sở NNPTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ định hướng quy hoạch ngành hồ tiêu trên toàn quốc tham mưu cho UBND tỉnh rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển hồ tiêu tại địa phương; tổ chức thực hiện phương án quy hoạch được duyệt. Đối với diện tích hồ tiêu già cỗi, thoái hóa cần có kế hoạch trồng tái canh. Hồ tiêu trồng ở những nơi điều kiện sinh thái không thích hợp, hồ tiêu bị nhiễm các bệnh khó phòng trị và không nằm trong vùng quy hoạch được duyệt, cần khuyến khích chuyển sang trồng cây khác theo quy hoạch của địa phương. Bên cạnh đó, các địa phương cần đẩy mạnh công tác khuyến nông để nâng cao trình độ cho người trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến hồ tiêu; ưu tiên chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất hồ tiêu theo chứng chỉ chất lượng VietGAP, Global GAP… Cùng với đó, các địa phương tập trung khuyến khích, hỗ trợ hình thành và phát triển các phương thức nông dân liên kết sản xuất hồ tiêu như tổ hợp tác, hợp tác xã, “vườn tiêu mẫu lớn;” phát triển mạng lưới đại lý thu mua nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, tập trung phát triển các đầu mối xuất khẩu lớn, hạn chế dần các đầu mối xuất khẩu nhỏ lẻ, từng bước hình thành lên các doanh nghiệp mạnh trong chế biến, xuất khẩu hồ tiêu. Mặt các, các địa phương có kế hoạch thu hút các doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư phát triển trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu chất lượng cao theo quy hoạch được duyệt. Trích quyết định 1442/QĐ-BNN-TT 2. Quy hoạch vùng trồng hồ tiêu: - Vùng trồng hồ tiêu trọng điểm: Đến năm 2020, diện tích 41.500 ha chiếm 83% tổng diện tích hồ tiêu cả nước, gồm các địa phương Bình Phước: 10.000 ha, Đồng Nai: 7.000 ha, Bà Rịa-Vũng Tàu: 7.000 ha, Đắk Nông: 7.000 ha, Gia Lai: 5.500 ha, Đắk Lắk: 5.000 ha. - Ngoài vùng trọng điểm: Đến năm 2020, diện tích 8.500 ha, chiếm 17% diện tích hồ tiêu cả nước, gồm các địa phương Quảng Trị: 2.200 ha, Bình Thuận: 1.900 ha, Quảng Bình: 1000 ha, Kiên Giang: 500 ha, Phú Yên: 400 ha, Tây Ninh: 400 ha, Bình Dương: 400 ha, Nghệ An: 300 ha, Quảng Nam: 300 ha, Bình Định: 300 ha, Thừa Thiên – Huế: 250 ha, Lâm Đồng: 200 ha, Quảng Ngãi: 100 ha, Kon Tum: 100 ha, TP. Hồ Chí Minh: 50 ha, TP. Đà Nẵng: 30 ha, Khánh Hòa: 30 ha, Hà Tĩnh: 20 ha, An Giang: 20 ha. Nguồn Chinhphu.vn
- Lại đợi xăng dầu giảm giá 19/11/2014
- Giá cà phê tăng một cách thần kỳ 17/11/2014
- (TBKTSG Online) – Các nhà máy sản xuất ethanol trong nước vẫn còn khó khăn 15/11/2014
- Cao su bất ngờ tăng giá 14/11/2014
- Giá cà phê nhân xô tăng thêm 200 đồng, lên ở mức 39.400 – 40.500 đồng/kg. 12/11/2014
- Giá cà phê giảm, nạn nhân của chiến tranh tiền tệ 10/11/2014
- Quyết định giảm giá xăng dầu từ 11h ngày 7/11/2014 07/11/2014
- Nhiều yếu tố gây sức ép lên thị trường xăng dầu cuối năm 03/11/2014
- [Họp Quốc hội] Đại biểu kiến nghị sớm có sàn giao dịch điện tử cho nông sản 03/11/2014
- Xuất khẩu cà phê vượt ngưỡng 3 tỷ USD 03/11/2014