Lợi thế của cây hổ tiêu
mà còn góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn, đặc biệt là các vùng còn nhiều khó khăn như Tây Nguyên, Đông Nam bộ, các tỉnh miền Trung…
Vị thế hồ tiêu Việt Nam đã được khẳng định bằng việc giữ vững kỷ lục sản xuất và xuất khẩu số một thế giới suốt 14 năm liền. Nếu như năm 2001, xuất khẩu hồ tiêu mới chỉ trên 50.000 tấn, đạt khoảng 90 triệu USD thì đến năm 2014 đạt trên 134.000 tấn, trị giá 1 tỷ USD. Từ năm 2008, tốc độ tăng hàng năm đạt 15% – 20%/năm, vượt xa nhiều nước vốn có truyền thống sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu lâu đời. Từ năng suất dưới 1 tấn/ha, đến nay năng suất hồ tiêu Việt Nam đạt bình quân từ 2,3 – 2,5 tấn/ha, số diện tích đạt năng suất 5-6 tấn/ha tăng hàng năm, là ngành hàng có hiệu quả cao nhất trong số 5 loại cây công nghiệp lâu năm của Việt Nam. Tuy diện tích chỉ chiếm 2,5% trong tổng số 2 triệu ha trồng cây công nghiệp lâu năm nhưng giá trị xuất khẩu đạt khoảng 7.000 USD/ha, gấp 2,6 lần cà phê, 6 lần cây chè, 3,8 lần cây điều, gấp 4 lần cây cao su. Thị phần nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam vào châu Âu hiện chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20% và châu Phi 10%.
Ông Lê Quốc Doanh- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, hiện hồ tiêu Việt Nam có mặt ở trên 100 quốc gia, vùng lãnh thổ. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu tiêu số 1 thế giới trong 4 năm nay. Năm 2013, xuất khẩu đạt 132.000 tấn, đạt 900 triệu USD; riêng 9 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, cả năm dự kiến đạt 1,5 tỷ USD.
Tham gia vào chuỗi giá trị hồ tiêu Việt Nam có hàng trăm doanh nghiệp, gồm cả doanh nghiệp cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Riêng doanh nghiệp chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu hiện khoảng 200 doanh nghiệp, trong đó 15 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu, chiếm 70% sản lượng xuất cả nước. Đặc biệt có 5 doanh nghiệp FDI chiếm gần 30% thị phần xuất khẩu. Họ cũng là những doanh nghiệp đi tiên phong xây dựng mô hình liên kết chuỗi hiệu quả như: trực tiếp cùng nông dân tổ chức canh tác theo tiêu chuẩn VietGap, IPCGap…sản xuất theo hướng hữu cơ để có sản phẩm an toàn, chất lượng, đầu tư công nghệ chế biến tiên tiến, xâm nhập trực tiếp vào thị trường cao cấp. Theo ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, chính những doanh nghiệp này đã kích thích doanh nghiệp khác trong nước cùng tham gia tạo phong trào gia tăng giá trị cho hồ tiêu Việt Nam.
Các doanh nghiệp tăng mạnh chế biến sâu, giảm dần xuất khẩu thô, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường, cho giá cả gia tăng cao hơn. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, hàng chục nhà máy chế biến tiêu công nghệ hiện đại, công suất 60-70 ngàn tấn/năm, trong đó có 14 nhà máy chế biến hồ tiêu đạt tiêu chuẩn ASTA, ESA, JSSA…
Ngoài những lợi thế trên, người trồng tiêu Việt Nam cũng có nhiều ưu điểm phù hợp đối với loại cây trồng này, ông Đỗ Hà Nam cho rằng, đặc tính nổi bật của nông dân trồng hồ tiêu Việt Nam rất cần cù, chịu khó dù trình độ học vấn đa phần không cao nhưng thông minh, sáng tạo, không ngừng học hỏi. Ví dụ, họ sáng chế ra cách sử dụng trụ sống thay xi măng, bón phân kết hợp tưới, tự chế tạo máy làm tiêu trắng…nên chi phí sản xuất giảm, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả canh tác, thu hái…
Nông dân còn có kiến thức, kinh nghiệm tốt về cung cầu thị trường, nên sử dụng hồ tiêu như một loại tiền tệ, lưu trữ để đưa ra thị trường khi có giá tốt nhất. Từ 2006 tới nay, nông dân trồng hồ tiêu Việt Nam là người luôn chủ động quyết định giá, khiến thị trường không bị lũng đoạn, góp phần cùng doanh nghiệp điều tiết giá của thế giới.
Nguồn Báo Đại Đoàn Kết
- Cà phê hết đắng…đến ngọt? 17/01/2015
- Giá cước vận tải đã đồng loạt giảm 5-15% 16/01/2015
- Thị trường cà phê ngày hôm nay 15/01/2015
- Ngành sản xuất phân urê đứng trước nguy cơ cung vượt cầu 14/01/2015
- Thị trường cà phê ngày 13/01/2015 13/01/2015
- XK nông sản: Sôi động những ngày đầu năm 12/01/2015
- Cà phê Tây Nguyên tiếp tục… đắng 10/01/2015
- Thị trường cà phê: Trứng chọi đá? 10/01/2015
- Thị trường cà phê ngày 09/01/2015 09/01/2015
- Sau điều chỉnh tỷ giá, sẽ là gì? 08/01/2015