Tổng hợp thị trường hàng hóa thế giới tuần từ 27/5-2/6
Giá hàng hóa tuần này biến động tăng giảm phức tạp với biên độ mạnh chủ yếu bám sát tình hình kinh tế Mỹ, Trung Quốc và giá trị đồng USD.
Chốt tuần, chỉ số S&P GSCI theo dõi giá 24 mặt hàng nguyên liệu thô giảm tiếp 1,43% xuống 615,46 điểm.
Đầu tuần giá hàng hóa giảm sau tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc cuối tuần trước: sẵn sàng chấp nhận tăng trưởng kinh tế chậm lại bảo vệ môi trường. Sau đó vài ngày, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc 2013-2014 chỉ còn 7,75% từ mức dự báo lần lượt 8% và 8,2% trước đó. Thông tin về Trung Quốc tác động mạnh nhất tới giá kim loại, giá thép nước này lao dốc kéo theo giá quặng sắt thế giới và giá các kim loại cơ bản khác giảm mạnh theo.
Về tình hình Mỹ, phiên ngày 28/5, giá hàng hóa tăng nhờ tin niềm tin tiêu dùng của nền kinh tế lớn nhất thế giới này lên cao nhất 5 năm, chỉ số giá nhà cũng tăng mạnh so với cùng kỳ. Tuy nhiên, ngay sau đó, giới đầu tư lại lo ngại, tình hình kinh tế tốt hơn sẽ khiến Chính phủ cắt giảm chương trình mua trái phiếu kích thích kinh tế. Cuối tuần, Bộ thương mại Mỹ thông báo số liệu GDP quý I chỉ đạt 2,4%, thấp hơn dự báo 2,5% của các chuyên gia. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp bất ngờ tăng trở lại, giá trị đồng USD xuống thấp, kéo giá hàng hóa tăng.
Các ngân hàng tiếp tục đưa ra các dự báo giá hàng hóa nguyên liệu trong tuần nay. JPMorgan hạ dự báo giá đối với hầu hết các kim loại năm nay, trong đó, giá vàng giảm từ 1.754 USD/oz xuống còn 1.595 USD/oz, giá đồng giảm từ 8.032 USD/tấn xuống còn 7.707 USD/tấn. Ngân hãng BofA Merrill cũng dự báo giá vàng năm nay là 1.478 USD/oz, thấp hơn 12% so với dự báo trước đó, giá dầu WTI chỉ đạt 91 USD/thùng năm nay và 92 USD/thùng năm 2014, giá dầu Brent là 103 USD/thùng năm 2013 và 105 USD/thùng năm tới thay vì con số lần lượt 111 USD/thùng và 112 USD/thùng dự báo trước đó.
Dầu
Giá dầu thô WTI tuần này giảm mạnh hơn 2,3% xuống còn 91,97 USD/thùng, giá thấp nhất kể từ đầu tháng 5. Giá cũng giảm 1,6% so trong tháng 5. Giá dầu Brent giao tháng 7 giảm 2,2% chốt tuần tại 100,39 USD/thùng.
Giá dầu giảm do lo ngại Mỹ giảm kích thích kinh tế sau một số số liệu kinh tế khả quan cộng với việc OPEC vừa quyết định giữ nguyên mức sản lượng mục tiêu 30 triệu thùng/ngày. Đây là lần thứ 3 liên tiếp OPEC giữ mức sản lượng này trong khi cung các nước ngoài OPEC tăng liên tục và nhu cầu yếu đi, đẩy giá dầu xuống thấp. Tuy nhiên, Bộ trưởng dầu khí các nước thuộc OPEC cho rằng giá xuống đến mức 100 USD/thùng là hợp lý, đủ để thu được lợi nhuận.
Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ thông báo sản lượng dầu thô ước này tăng 34.000 thùng/ngày đạt 7,29 triệu thùng/ngày trong tuần trước, gần sát mức sản lượng kỷ lục 21 năm. Dự trữ dầu thô tăng 3 triệu thùng lên cao nhất 82 năm.
Vàng
Giá vàng tuần này tăng nhẹ 0,4% là kết quả của những phiên tăng giảm với biên độ mạnh chủ yếu do số liệu kinh tế Mỹ. Giá giao tháng 8 trên sàn Comex chốt phiên tại 1.393 USD/oz. Trong tuần có phiên giá tăng vọt lên sát 1.420 USD/oz nhờ đồng USD giảm mạnh nhất hơn 1 tháng. Phiên cuối tuần, giá lại lao dốc gần 2% có lúc xuống dưới 1.390 USD/oz.
Tuần này, quỹ tín thác vàng SPDR Gold Trust bán ròng ra 3 tấn vàng, lượng nắm giữ hiện nay là 1013,15 tấn. Tuy nhiên, trong tuần có phiên quỹ bất ngờ mua vào 1 tấn vàng sau 9 phiên bán ra liên tiếp. Hoạt động mua bán ngưng lại cuối tuần.
Đồng
Giá đồng tuần này giảm nhẹ 0,3%, giá giao sau 3 tháng trên sàn LME chốt tuần tại 7.250 USD/tấn. Tuy nhiên, tháng 5 này ghi nhận tháng tăng đầu tiên của giá đồng trong vòng 4 tháng, giá tăng 3,5% so với tháng trước.
Dự trữ đồng tại sàn LME giảm cả tuần này xuống còn 611.125 tấn. Như vậy, tháng 5 là tháng đầu tiên dự trữ đồng giảm kể từ tháng 9/2012.
Ngũ cốc, hạt có dầu
Trên sàn Chicago, giá ngô giao tháng 7 tăng tiếp 0,7% chốt tuần tại 6,62 USD/giạ, giá đậu tương giao tháng 7 tăng 2,2% lên 15,1 USD/giạ, giá lúa mì giao tháng 7 tăng 1,13% lên 7,054 USD/giạ.
Giá ngũ cốc tuần này tiếp tục chịu ảnh hưởng của tiến độ gieo trồng tại Mỹ thấp hơn cùng kỳ, do ảnh hưởng của thời tiết.
Thông tin ảnh hưởng nghiêm trọng nhất với thị trường ngũ cốc tuần này là việc phát hiện có chất biến đổi gen trong lúa mì Mỹ tại khu vực Oregon. Điều này đã khiến Nhật Bản ngay lập tức ngừng nhập lúa mì Trung Quốc, hủy bỏ các đơn hàng đặt trước. EU, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước nhập khẩu lúa mì khác của Mỹ đều thắt chặt kiểm tra chất lượng của những lô hàng từ Mỹ, kiên quyết loại bỏ lúa mì có tác động của công nghệ sinh học.
Nguồn Dân Việt
Đầu tuần giá hàng hóa giảm sau tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc cuối tuần trước: sẵn sàng chấp nhận tăng trưởng kinh tế chậm lại bảo vệ môi trường. Sau đó vài ngày, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc 2013-2014 chỉ còn 7,75% từ mức dự báo lần lượt 8% và 8,2% trước đó. Thông tin về Trung Quốc tác động mạnh nhất tới giá kim loại, giá thép nước này lao dốc kéo theo giá quặng sắt thế giới và giá các kim loại cơ bản khác giảm mạnh theo.
Về tình hình Mỹ, phiên ngày 28/5, giá hàng hóa tăng nhờ tin niềm tin tiêu dùng của nền kinh tế lớn nhất thế giới này lên cao nhất 5 năm, chỉ số giá nhà cũng tăng mạnh so với cùng kỳ. Tuy nhiên, ngay sau đó, giới đầu tư lại lo ngại, tình hình kinh tế tốt hơn sẽ khiến Chính phủ cắt giảm chương trình mua trái phiếu kích thích kinh tế. Cuối tuần, Bộ thương mại Mỹ thông báo số liệu GDP quý I chỉ đạt 2,4%, thấp hơn dự báo 2,5% của các chuyên gia. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp bất ngờ tăng trở lại, giá trị đồng USD xuống thấp, kéo giá hàng hóa tăng.
Các ngân hàng tiếp tục đưa ra các dự báo giá hàng hóa nguyên liệu trong tuần nay. JPMorgan hạ dự báo giá đối với hầu hết các kim loại năm nay, trong đó, giá vàng giảm từ 1.754 USD/oz xuống còn 1.595 USD/oz, giá đồng giảm từ 8.032 USD/tấn xuống còn 7.707 USD/tấn. Ngân hãng BofA Merrill cũng dự báo giá vàng năm nay là 1.478 USD/oz, thấp hơn 12% so với dự báo trước đó, giá dầu WTI chỉ đạt 91 USD/thùng năm nay và 92 USD/thùng năm 2014, giá dầu Brent là 103 USD/thùng năm 2013 và 105 USD/thùng năm tới thay vì con số lần lượt 111 USD/thùng và 112 USD/thùng dự báo trước đó.
Dầu
Giá dầu thô WTI tuần này giảm mạnh hơn 2,3% xuống còn 91,97 USD/thùng, giá thấp nhất kể từ đầu tháng 5. Giá cũng giảm 1,6% so trong tháng 5. Giá dầu Brent giao tháng 7 giảm 2,2% chốt tuần tại 100,39 USD/thùng.
Giá dầu giảm do lo ngại Mỹ giảm kích thích kinh tế sau một số số liệu kinh tế khả quan cộng với việc OPEC vừa quyết định giữ nguyên mức sản lượng mục tiêu 30 triệu thùng/ngày. Đây là lần thứ 3 liên tiếp OPEC giữ mức sản lượng này trong khi cung các nước ngoài OPEC tăng liên tục và nhu cầu yếu đi, đẩy giá dầu xuống thấp. Tuy nhiên, Bộ trưởng dầu khí các nước thuộc OPEC cho rằng giá xuống đến mức 100 USD/thùng là hợp lý, đủ để thu được lợi nhuận.
Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ thông báo sản lượng dầu thô ước này tăng 34.000 thùng/ngày đạt 7,29 triệu thùng/ngày trong tuần trước, gần sát mức sản lượng kỷ lục 21 năm. Dự trữ dầu thô tăng 3 triệu thùng lên cao nhất 82 năm.
Vàng
Giá vàng tuần này tăng nhẹ 0,4% là kết quả của những phiên tăng giảm với biên độ mạnh chủ yếu do số liệu kinh tế Mỹ. Giá giao tháng 8 trên sàn Comex chốt phiên tại 1.393 USD/oz. Trong tuần có phiên giá tăng vọt lên sát 1.420 USD/oz nhờ đồng USD giảm mạnh nhất hơn 1 tháng. Phiên cuối tuần, giá lại lao dốc gần 2% có lúc xuống dưới 1.390 USD/oz.
Tuần này, quỹ tín thác vàng SPDR Gold Trust bán ròng ra 3 tấn vàng, lượng nắm giữ hiện nay là 1013,15 tấn. Tuy nhiên, trong tuần có phiên quỹ bất ngờ mua vào 1 tấn vàng sau 9 phiên bán ra liên tiếp. Hoạt động mua bán ngưng lại cuối tuần.
Đồng
Giá đồng tuần này giảm nhẹ 0,3%, giá giao sau 3 tháng trên sàn LME chốt tuần tại 7.250 USD/tấn. Tuy nhiên, tháng 5 này ghi nhận tháng tăng đầu tiên của giá đồng trong vòng 4 tháng, giá tăng 3,5% so với tháng trước.
Dự trữ đồng tại sàn LME giảm cả tuần này xuống còn 611.125 tấn. Như vậy, tháng 5 là tháng đầu tiên dự trữ đồng giảm kể từ tháng 9/2012.
Ngũ cốc, hạt có dầu
Trên sàn Chicago, giá ngô giao tháng 7 tăng tiếp 0,7% chốt tuần tại 6,62 USD/giạ, giá đậu tương giao tháng 7 tăng 2,2% lên 15,1 USD/giạ, giá lúa mì giao tháng 7 tăng 1,13% lên 7,054 USD/giạ.
Giá ngũ cốc tuần này tiếp tục chịu ảnh hưởng của tiến độ gieo trồng tại Mỹ thấp hơn cùng kỳ, do ảnh hưởng của thời tiết.
Thông tin ảnh hưởng nghiêm trọng nhất với thị trường ngũ cốc tuần này là việc phát hiện có chất biến đổi gen trong lúa mì Mỹ tại khu vực Oregon. Điều này đã khiến Nhật Bản ngay lập tức ngừng nhập lúa mì Trung Quốc, hủy bỏ các đơn hàng đặt trước. EU, Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước nhập khẩu lúa mì khác của Mỹ đều thắt chặt kiểm tra chất lượng của những lô hàng từ Mỹ, kiên quyết loại bỏ lúa mì có tác động của công nghệ sinh học.
Nguồn Dân Việt
- Giá cà phê Tây Nguyên giảm về 43,1 triệu đồng/tấn 11/05/2013
- Giá cà phê vẫn sẽ tăng dù đã hết nỗi lo hạn hán 11/05/2013
- Bản tin thị trường cà phê ngày 10/5/2013 10/05/2013
- Nông sản vi phạm an toàn thực phẩm sẽ bị tạm ngừng xuất khẩu 10/05/2013
- Nông sản đồng loạt mất giá 10/05/2013
- Cấm công ty FDI mua cà phê từ nông dân: Nên cân nhắc! 10/05/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên tăng mạnh lên 43,3 triệu đồng/tấn 10/05/2013
- Bản tin thị trường cà phê ngày 9/5/2013 10/05/2013
- Thị trường hàng hóa trong nước ngày 8/5/2013 08/05/2013
- Bản tin thị trường cà phê ngày 7 + 8/5/2013 08/05/2013