Cấm DN FDI thu mua nông sản: Chắc gì nông dân lợi!
Việc cấm doanh nghiệp FDI trực tiếp thu mua nông sản để xuất khẩu có thể gây ra thiệt hại không nhỏ cho ngành nông nghiệp.
Hôm nay (7-6), Thông tư 08/2013 của Bộ Công Thương quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa, các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam sẽ có hiệu lực.
Theo đó, DN FDI đã có giấy phép xuất khẩu chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu. Chứ DN FDI không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu.
Theo nhiều ý kiến ủng hộ thì quy định này sẽ ngăn chặn tình trạng DN FDI lách luật, tranh mua tranh bán và thao túng thị trường nông sản, gây tổn thương cho DN trong nước. Tuy nhiên, GS Võ Tòng Xuân lại cho rằng vấn đề có thể “lợi bất cập hại”, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của ngành sản xuất nông sản xuất khẩu nước ta.
“Không nên vì bênh vực DN trong nước mà thu hẹp quyền lợi của DN FDI. Nói chính DN FDI tranh mua hết nguyên liệu, thu mua bừa bãi sản phẩm, tự ý đẩy giá hàng hóa lên cao để gây khó khăn cho DN trong nước là chưa hẳn đúng. Nông dân chỉ bán nông sản cho DN nào thu mua giá cao, có lợi thì họ bán. Trong nền kinh tế thị trường, việc các DN cạnh tranh nhau về giá là hợp lý và điều này có lợi cho nông dân, cho ngành sản xuất đó. Còn chuyện làm rối thị trường, thu gom nông sản không kể chất lượng tốt xấu chỉ những thương lái đơn lẻ từ bên kia biên giới sang làm, không thể nói đó là DN FDI” - GS Xuân lý giải.
Cũng theo ông, DN FDI có nguồn lực mạnh về vốn, nhân lực chất lượng cao, hệ thống quản lý hiệu quả, hạ tầng và công nghệ hiện đại… là những yếu tố quan trọng đảm bảo đầu vào và đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Chính những lợi thế này giúp DN FDI có thể mua nông sản giá cao cho nông dân. Vì thế, việc cấm DN FDI tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu có khả năng dẫn đến nhiều hệ lụy.
Trường hợp xấu nhất được nhiều chuyên gia dự báo là DN FDI rút vốn hoặc do dự khi đầu tư vào Việt Nam, vì hiện đầu tư gián tiếp thông qua DN nội địa còn nhiều hạn chế. Nếu không đầu tư nữa, họ sẽ thu hồi dây chuyền công nghệ, nhân lực quản lý… Sau đó họ đầu tư nhà máy công nghệ chế biến ở Campuchia, Thái Lan rồi thu mua nguyên liệu từ Việt Nam. DN FDI vốn sử dụng nhiều lao động nên nếu họ thu hẹp đầu tư, nhiều người lao động trong nước sẽ mất việc. Đây là thiệt hại cho cả ngành nông nghiệp.
Một vấn đề đáng lưu ý được nhiều chuyên gia xuất khẩu đặt ra là: Có bao nhiêu DN trong nước chịu ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân? Con số chắc chắn rất ít, trong khi DN FDI lại làm tốt điều này.
Ví dụ, khi hợp tác với DN FDI, nông dân ngành cà phê, điều, hồ tiêu được mua giá ổn định, được hỗ trợ về giống, kỹ thuật và phân bón. Đổi lại, DN FDI có nguồn nguyên liệu ổn định. Trong lúc đó, DN trong nước lại tranh mua tranh bán, hạ giá giành hợp đồng khiến giá xuất khẩu giảm, kéo theo giá trong nước. Chưa kể tính cạnh tranh, năng lực xuất khẩu của ngành nông nghiệp sẽ ngày càng yếu đi do thiếu sự hiện diện và động lực từ các DN FDI.
Trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế, việc ban hành chính sách nhằm hỗ trợ DN trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh là cần thiết. Tuy nhiên, Việt Nam cần đồng thời tạo ra một sân chơi công bằng cho sự cạnh tranh giữa các DN FDI và DN trong nước theo cơ chế thị trường. Khi đó, DN yếu kém sẽ tự bị đào thải, DN có năng lực tất tồn tại được.
Theo Quang Huy
Pháp luật TP HCM
Theo đó, DN FDI đã có giấy phép xuất khẩu chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu. Chứ DN FDI không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu.
Theo nhiều ý kiến ủng hộ thì quy định này sẽ ngăn chặn tình trạng DN FDI lách luật, tranh mua tranh bán và thao túng thị trường nông sản, gây tổn thương cho DN trong nước. Tuy nhiên, GS Võ Tòng Xuân lại cho rằng vấn đề có thể “lợi bất cập hại”, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của ngành sản xuất nông sản xuất khẩu nước ta.
“Không nên vì bênh vực DN trong nước mà thu hẹp quyền lợi của DN FDI. Nói chính DN FDI tranh mua hết nguyên liệu, thu mua bừa bãi sản phẩm, tự ý đẩy giá hàng hóa lên cao để gây khó khăn cho DN trong nước là chưa hẳn đúng. Nông dân chỉ bán nông sản cho DN nào thu mua giá cao, có lợi thì họ bán. Trong nền kinh tế thị trường, việc các DN cạnh tranh nhau về giá là hợp lý và điều này có lợi cho nông dân, cho ngành sản xuất đó. Còn chuyện làm rối thị trường, thu gom nông sản không kể chất lượng tốt xấu chỉ những thương lái đơn lẻ từ bên kia biên giới sang làm, không thể nói đó là DN FDI” - GS Xuân lý giải.
Cũng theo ông, DN FDI có nguồn lực mạnh về vốn, nhân lực chất lượng cao, hệ thống quản lý hiệu quả, hạ tầng và công nghệ hiện đại… là những yếu tố quan trọng đảm bảo đầu vào và đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Chính những lợi thế này giúp DN FDI có thể mua nông sản giá cao cho nông dân. Vì thế, việc cấm DN FDI tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu có khả năng dẫn đến nhiều hệ lụy.
Trường hợp xấu nhất được nhiều chuyên gia dự báo là DN FDI rút vốn hoặc do dự khi đầu tư vào Việt Nam, vì hiện đầu tư gián tiếp thông qua DN nội địa còn nhiều hạn chế. Nếu không đầu tư nữa, họ sẽ thu hồi dây chuyền công nghệ, nhân lực quản lý… Sau đó họ đầu tư nhà máy công nghệ chế biến ở Campuchia, Thái Lan rồi thu mua nguyên liệu từ Việt Nam. DN FDI vốn sử dụng nhiều lao động nên nếu họ thu hẹp đầu tư, nhiều người lao động trong nước sẽ mất việc. Đây là thiệt hại cho cả ngành nông nghiệp.
Một vấn đề đáng lưu ý được nhiều chuyên gia xuất khẩu đặt ra là: Có bao nhiêu DN trong nước chịu ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân? Con số chắc chắn rất ít, trong khi DN FDI lại làm tốt điều này.
Ví dụ, khi hợp tác với DN FDI, nông dân ngành cà phê, điều, hồ tiêu được mua giá ổn định, được hỗ trợ về giống, kỹ thuật và phân bón. Đổi lại, DN FDI có nguồn nguyên liệu ổn định. Trong lúc đó, DN trong nước lại tranh mua tranh bán, hạ giá giành hợp đồng khiến giá xuất khẩu giảm, kéo theo giá trong nước. Chưa kể tính cạnh tranh, năng lực xuất khẩu của ngành nông nghiệp sẽ ngày càng yếu đi do thiếu sự hiện diện và động lực từ các DN FDI.
Trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế, việc ban hành chính sách nhằm hỗ trợ DN trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh là cần thiết. Tuy nhiên, Việt Nam cần đồng thời tạo ra một sân chơi công bằng cho sự cạnh tranh giữa các DN FDI và DN trong nước theo cơ chế thị trường. Khi đó, DN yếu kém sẽ tự bị đào thải, DN có năng lực tất tồn tại được.
Phạt tiền 30-40 triệu đồng Tại Điều 15, Nghị định 06/2008/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại nêu rõ sẽ phạt tiền 30-40 triệu đồng đối với DN FDI vi phạm một trong các hành vi sau: - Tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu trái với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. - Tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam trái với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên... |
Theo Quang Huy
Pháp luật TP HCM
- Quy định về phương pháp tính giá cơ sở xăng dầu; và ... 03/11/2014
- Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều 03/11/2014
- Diễn biến khó lường trên thị trường cà phê 03/11/2014
- (TTXVN/VIETNAM) Hồ tiêu Việt Nam 14 năm liền giữ ngôi vị xuất khẩu số 1 thế giới 28/10/2014
- Cà phê: Một năm giành lại thị phần 26/10/2014
- Sẽ có “sóng to gió dữ” trên thị trường cà phê? 26/10/2014
- Thị trường cà phê vụ mới bắt đầu chộn rộn 26/10/2014
- Giá hạt tiêu, hạt điều tại một số tỉnh ngày 24/10/2014 26/10/2014
- PV OIL giảm giá xăng đầu từ 18h ngày 23/10/2014 24/10/2014
- Sẽ có kinh phí cho chương trình phát triển Điều theo dự án cụ thể 20/10/2014