Lượng điều xuất khẩu 5 tháng đầu năm ước tăng gần 10%
Để phục vụ sản xuất, các doanh nghiệp trong nước 5 tháng đầu năm cũng tăng 9% lượng điều thô nhập khẩu so với cùng kỳ, theo Bộ NN&PTNT.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NN&PTNT), khối lượng hạt điều xuất khẩu cả nước tháng 5 ước đạt 21 nghìn tấn, giá trị đạt 137 triệu USD, đưa tổng lượng xuất khẩu 5 tháng đầu năm đạt mức 85 nghìn tấn với trị giá 535 triệu USD, tăng 9,7% về lượng và tăng 0,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012.
Kim ngạch xuất khẩu tăng thấp do giá xuất khẩu trung bình 4 tháng đầu năm chỉ đạt 6.130 USD/tấn, giảm 12% so với mức 6.969 USD/tấn cùng kỳ năm ngoái.
Các thị trường chính của điều Việt Nam trong 4 tháng đầu năm vẫn là Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan, chiếm lần lượt 27,7%; 17,9% và 10,5% tổng giá trị xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Canada, Ấn Độ và Đức tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm với mức tăng tương ứng 135,8%; 296,7% và 41,7%. Trong khi đó, giá trị xuất khẩu điều sang Trung Quốc và Hà Lan giảm với mức giảm tương ứng 6,1% và 15,7% so với cùng kỳ năm 2012.
Để phục vụ chế biến điều xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước cũng nhập một lượng điều đáng kể trong 5 tháng đầu năm, chủ yếu từ châu Phi. Theo Bộ NN&PTNT, khối lượng hạt điều nhập khẩu trong tháng 5 ước đạt 24 nghìn tấn với giá trị đạt 24 triệu USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2013 đạt 115 nghìn tấn với giá trị 122 triệu USD, tăng 9% về khối lượng và 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, năm nay ngành điều dự kiến nhập khoảng 400.000 tấn, cao hơn 100.000 tấn so với năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích, sản lượng điều tại hầu hết các tỉnh, đặc biệt là Bình Phước giảm mạnh. Chỉ tính riêng tại Bình Phước, tổng diện tích điều còn khoảng 140.000 ha, giảm 30% so trong vòng 5 năm trở lại đây. Năm nay do mất mùa nên sản lượng chỉ đạt trung bình 1,2 tấn/ha, có nơi chỉ đạt vài tạ/ha.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến các doanh nghiệp tăng nhập điều thô do giá điều trong nước cao hơn nhiều so với giá điều nhập từ châu Phi. Cụ thể, điều thô từ Châu Phi có giá 1.000 USD/tấn, còn điều trong nước có giá 1.500 USD/tấn. Thực tế là điều Việt Nam có chất lượng rất tốt còn điều châu Phi chất lượng kém, ít độ béo và độ giòn. Thế nhưng, hiện nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng nhập khẩu khiến nguy cơ thương hiệu điều số 1 thế giới của Việt Nam đang bị lung lay.
Theo Dân Việt/Bộ NN&PTNT
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NN&PTNT), khối lượng hạt điều xuất khẩu cả nước tháng 5 ước đạt 21 nghìn tấn, giá trị đạt 137 triệu USD, đưa tổng lượng xuất khẩu 5 tháng đầu năm đạt mức 85 nghìn tấn với trị giá 535 triệu USD, tăng 9,7% về lượng và tăng 0,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2012.
Kim ngạch xuất khẩu tăng thấp do giá xuất khẩu trung bình 4 tháng đầu năm chỉ đạt 6.130 USD/tấn, giảm 12% so với mức 6.969 USD/tấn cùng kỳ năm ngoái.
Các thị trường chính của điều Việt Nam trong 4 tháng đầu năm vẫn là Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan, chiếm lần lượt 27,7%; 17,9% và 10,5% tổng giá trị xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Canada, Ấn Độ và Đức tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm với mức tăng tương ứng 135,8%; 296,7% và 41,7%. Trong khi đó, giá trị xuất khẩu điều sang Trung Quốc và Hà Lan giảm với mức giảm tương ứng 6,1% và 15,7% so với cùng kỳ năm 2012.
Để phục vụ chế biến điều xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước cũng nhập một lượng điều đáng kể trong 5 tháng đầu năm, chủ yếu từ châu Phi. Theo Bộ NN&PTNT, khối lượng hạt điều nhập khẩu trong tháng 5 ước đạt 24 nghìn tấn với giá trị đạt 24 triệu USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2013 đạt 115 nghìn tấn với giá trị 122 triệu USD, tăng 9% về khối lượng và 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, năm nay ngành điều dự kiến nhập khoảng 400.000 tấn, cao hơn 100.000 tấn so với năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích, sản lượng điều tại hầu hết các tỉnh, đặc biệt là Bình Phước giảm mạnh. Chỉ tính riêng tại Bình Phước, tổng diện tích điều còn khoảng 140.000 ha, giảm 30% so trong vòng 5 năm trở lại đây. Năm nay do mất mùa nên sản lượng chỉ đạt trung bình 1,2 tấn/ha, có nơi chỉ đạt vài tạ/ha.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến các doanh nghiệp tăng nhập điều thô do giá điều trong nước cao hơn nhiều so với giá điều nhập từ châu Phi. Cụ thể, điều thô từ Châu Phi có giá 1.000 USD/tấn, còn điều trong nước có giá 1.500 USD/tấn. Thực tế là điều Việt Nam có chất lượng rất tốt còn điều châu Phi chất lượng kém, ít độ béo và độ giòn. Thế nhưng, hiện nhiều doanh nghiệp chỉ chú trọng nhập khẩu khiến nguy cơ thương hiệu điều số 1 thế giới của Việt Nam đang bị lung lay.
Theo Dân Việt/Bộ NN&PTNT
- Khoảng 19.000 nông dân sản xuất cà phê bền vững 25/12/2014
- Giá xăng giảm kỷ lục từ 15 giờ ngày 22/12/2014 22/12/2014
- Xăng dầu giảm giá, người cười, kẻ khóc 22/12/2014
- Liệu có hai trường phái mua bán cà phê trên thế giới? 22/12/2014
- Giá cà phê mất các mốc quan trọng 14/12/2014
- Sửa đổi, bổ sung một số điều các luật về thuế 09/12/2014
- Thật thật giả giả chuyện mất mùa cà phê 08/12/2014
- Thuế tăng mạnh, giá xăng, dầu giảm chút đỉnh 08/12/2014
- Ai đang dính bẫy trên thị trường cà phê? 08/12/2014
- Giá cà phê treo cao ngay thời thu hoạch rộ 08/12/2014