Tổng hợp thị trường hàng hóa thế giới tuần từ 20-26/5
Giá hàng hóa nguyên liệu tuần này biến động phức tạp khi đón nhận nhiều thông tin kinh tế vĩ mô quan trọng, giá vàng có tuần tăng mạnh nhất tháng.
Chỉ số S&P GSCI, theo dõi giá 24 hàng hóa nguyên liệu thô tuần này giảm 1,2% chốt tuần tại 624,4 điểm, giá dầu thô giảm mạnh nhất.
Thị trường tuần này chờ đợi nhiều nhất phiên điều trần của chủ tịch Cục dự trữ Liên bang (Fed) để biết các nhà hoạch định chính sách Mỹ có kế hoạch nào tới đây cho gói kích thích kinh tế. Kết quả cho thấy, Fed vẫn giữ nguyên chương trình mua trái phiếu 85 nghìn tỷ USD/tháng đồng thời phát ra tín hiệu có thể cắt giảm chương trình này, giảm quy mô kích thích kinh tế trong 1 vài cuộc họp tới.
Theo biên bản họp của Ủy ban thị trường mở, một số quan chức cho biết nếu nền kinh tế tiếp tục đà phục hồi bền vững, Fed nên giảm chương trình mua trái phiếu vào tháng 6 tới. Phát biểu này đã gây ra hiệu ứng trái chiều trên thị trường hàng hóa, giá dầu thô, vàng giảm mạnh trong khi đồng lên giá.
Tiếp đó, giới đầu tư nhận được thông tin chỉ số quản lý thu mua sản xuất sơ bộ tháng 5 của Trung Quốc bất ngờ giảm lần đầu tiên trong 7 tháng xuống dưới mốc 50 điểm. Mốc 50 điểm là mốc quan trọng, cao hơn mốc này tức là sản xuất tăng trưởng và thấp hơn mốc này có nghĩa nền sản xuất suy yếu. Ngay sau tin này, chiều thứ 5 (23/5), giá hàng hóa nguyên liệu lao dốc xuống thấp nhất 1 tuần. Chỉ số giá S&P GSCI giảm gần 1%, giá đồng giảm 2,8%, dầu thô giảm 1,1% và đặc biệt giá cao su trên sàn Tocom giảm tới 5,3%. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ hàng hóa nguyên liệu thô lớn nhất thế giới.
Trong tuần này, ngân hàng lớn thứ 3 Mỹ Citigroup mới đưa ra nhận định "Chu kỳ tăng giá hàng hóa nguyên liệu sẽ kết thúc trong năm nay", chu kỳ này đã bắt đầu từ năm 2001 và hiện kéo dài hơn so với chu kỳ trung bình trong lịch sử.
Dầu thô
Giá dầu thô tuần này giảm tổng cộng 1,9% mạnh nhất hơn 1 tháng, chốt tuần tại 94,15 USD/thùng, giá dầu Brent cũng giảm mức tương đương xuống 102,64 USD/thùng. Chênh lệch giữa giá dầu Brent, tiêu chuẩn cho dầu khí châu Âu và giá dầu thô WTI Mỹ nới rộng nhất kể từ 16/5 đạt 8,49 USD/thùng.
Giá dầu thô giảm cùng giá chứng khoán do lo ngại Fed sẽ thu hẹp chương trình kích thích kinh tế trước những số liệu kinh tế khả quan, cho thấy Mỹ có khả năng phục hồi kinh tế bền vững. Thêm vào đó, số liệu sản xuất Trung Quốc yếu cũng cho thấy nhu cầu tiêu thụ toàn cầu đang giảm đi trong khi cung khá dồi dào.
Ngày 22/5, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (IEA) báo cáo nguồn cung dầu thô bất ngờ tăng 3,02 triệu thùng lên 220,7 triệu thùng, trong khi các chuyên gia cho rằng nguồn cung này sẽ giảm. Dự trữ dầu thô cũng giảm nhẹ, ít hơn một nửa so với dự báo của các chuyên gia. IEA cũng cho biết nhu cầu tiêu thụ xăng Mỹ tháng qua giảm xuống thấp nhất 10 năm, hoạt động các nhà máy lọc dầu cũng chỉ đạt 87,3% công suất giảm so với tuần trước đó.
Trung Quốc cũng mới công bố dự trữ dầu thô nước này trong tháng 4 tăng 0,1%, ghi nhận tháng tăng thứ 2 liên tiếp.
Vàng
Giá vàng đi ngược lại với thị trường hàng hóa nói chung, giá tuần này tăng hơn 2%, mạnh nhất 1 tháng qua. Giá vàng giao kỳ hạn tháng 6 trên sàn Comex chốt tuần tại 1.386,6 USD/oz.
Giá vàng tuần này tăng chủ yếu nhờ thị trường chứng khoán và đồng USD giảm mạnh cuối tuần. Thị trường chứng khiến làn sóng bán tháo cổ phiếu và hàng hóa khác trước những thông tin kinh tế không khả quan của Mỹ và Trung Quốc, nhà đầu tư một lần nữa tìm đến vàng như tài sản trú ẩn an toàn. Các nhà giao dịch bắt đầu cải thiện lạc quan vào đầu tư vàng. Theo khảo sát của Bloomberg, tỷ lệ nhà giao dịch đặt cược giá vàng tăng lên cao nhất kể từ 26/4.
Tuy nhiên, các quỹ ETF vẫn tiếp tục động thái bán tháo vàng. Quỹ tín thác vàng SPDR Gold Trust có tuần bán ra mạnh nhất 1 tháng tổng cộng 22,25 tấn vàng. Từ đầu năm đến nay, quỹ này bán ròng hơn 334 tấn vàng, lượng nắm giữ hiện chỉ còn 1.016,16 tấn vàng, trị giá 45,4 tỷ USD, thấp nhất kể từ tháng 2/2009. Tính đến ngày 22/5, các quỹ ETF bán ra tổng cộng gần 455 tấn vàng, cao hơn lượng mua ròng vào cả năm ngoái là 446,67 tấn vàng.
Đồng
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn LME giảm tiếp 0,2% chốt tuần tại 7.275 USD/tấn. Giá đồng chịu tác động nhiều bởi các luồng thông tin kinh tế vĩ mô. Sản xuất Trung Quốc giảm làm giảm đáng kể nhu cầu tiêu thụ do nước này sử dụng tới 40% tổng lượng tiêu thụ toàn thế giới. Tuy nhiên, giá đồng không giảm sâu do Mỹ tiếp tục giữ nguyên chương trình kích cầu và giới đầu tư cũng hy vọng Trung Quốc sẽ có động thái bơm tiền tương tự Nhật Bản, Mỹ, châu Âu để phục hồi sản xuất.
Thị trường đồng tuần qua khá ảm đạm do một số sự cố làm gián đoạn sản xuất. Điển hình là vụ sập hầm lò nghiêm trọng cuối tuần trước dẫn tới mỏ đồng Grasberg, Indonesia phải ngừng hoạt động. Đâu là mỏ đồng lớn thứ 2 thế giới. Sạt lở đất tại mỏ của Rio Tinto tại Utah cắt giảm sản lượng khai thác. Hãng luyện đồng lớn nhất Ấn Độ vẫn tiếp tục đóng cửa do khiếu nại về môi trường. Các nhà sản xuất đồng Trung Quốc cũng cắt giảm sản xuất.
Dự trữ đồng trên sàn LME kết thúc tuần này đạt 621.175 tấn, thấp nhất nửa tháng qua.
Ngũ cốc, hạt có dầu
Giá ngũ cốc hạt có dầu tuần này đồng loạt tăng mạnh. Trên sàn Chicago, giá ngô giao tháng 7 tăng 0,7% so với tuần trước lên 6,572 USD/giạ, giá đậu tương giao tháng 7 tăng 1,9% lên 14,7625 USD/giạ và giá lúa mì tăng 2,1% lên 6,975 USD/giạ.
Giá nông sản Mỹ tăng nhờ nhu cầu xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trở lại. Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết nước này vừa ký hợp đồng xuất khẩu 540.000 tấn ngô sang Trung Quốc và các quốc gia khác, giao hàng trong vòng 12 tháng kể từ 1/9 tới. Bên cạnh đó, Mỹ cũng mới xuất 180.000 tấn lúa mì vụ đông mềm đỏ cho Trung Quốc. Đối với mặt hàng đậu tương, Mỹ cũng cho biết doanh số bán đậu tương trước tháng 9 tăng gần 12 lần so với cùng kỳ lên 183.480 tấn, Trung Quốc còn ma thêm 531.000 tấn đậu tương giao sau 1/9.
Giá đậu tương tăng liên tiếp 6 phiên, chuối tăng dài nhất 14 tháng. Tuy nhiên, đến phiên cuối tuần này, giá điều chỉnh giảm do nông dân Mỹ ồ ạt bán ra trong lúc giá lên cao.
Theo Dân Việt
Thị trường tuần này chờ đợi nhiều nhất phiên điều trần của chủ tịch Cục dự trữ Liên bang (Fed) để biết các nhà hoạch định chính sách Mỹ có kế hoạch nào tới đây cho gói kích thích kinh tế. Kết quả cho thấy, Fed vẫn giữ nguyên chương trình mua trái phiếu 85 nghìn tỷ USD/tháng đồng thời phát ra tín hiệu có thể cắt giảm chương trình này, giảm quy mô kích thích kinh tế trong 1 vài cuộc họp tới.
Theo biên bản họp của Ủy ban thị trường mở, một số quan chức cho biết nếu nền kinh tế tiếp tục đà phục hồi bền vững, Fed nên giảm chương trình mua trái phiếu vào tháng 6 tới. Phát biểu này đã gây ra hiệu ứng trái chiều trên thị trường hàng hóa, giá dầu thô, vàng giảm mạnh trong khi đồng lên giá.
Tiếp đó, giới đầu tư nhận được thông tin chỉ số quản lý thu mua sản xuất sơ bộ tháng 5 của Trung Quốc bất ngờ giảm lần đầu tiên trong 7 tháng xuống dưới mốc 50 điểm. Mốc 50 điểm là mốc quan trọng, cao hơn mốc này tức là sản xuất tăng trưởng và thấp hơn mốc này có nghĩa nền sản xuất suy yếu. Ngay sau tin này, chiều thứ 5 (23/5), giá hàng hóa nguyên liệu lao dốc xuống thấp nhất 1 tuần. Chỉ số giá S&P GSCI giảm gần 1%, giá đồng giảm 2,8%, dầu thô giảm 1,1% và đặc biệt giá cao su trên sàn Tocom giảm tới 5,3%. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ hàng hóa nguyên liệu thô lớn nhất thế giới.
Trong tuần này, ngân hàng lớn thứ 3 Mỹ Citigroup mới đưa ra nhận định "Chu kỳ tăng giá hàng hóa nguyên liệu sẽ kết thúc trong năm nay", chu kỳ này đã bắt đầu từ năm 2001 và hiện kéo dài hơn so với chu kỳ trung bình trong lịch sử.
Dầu thô
Giá dầu thô tuần này giảm tổng cộng 1,9% mạnh nhất hơn 1 tháng, chốt tuần tại 94,15 USD/thùng, giá dầu Brent cũng giảm mức tương đương xuống 102,64 USD/thùng. Chênh lệch giữa giá dầu Brent, tiêu chuẩn cho dầu khí châu Âu và giá dầu thô WTI Mỹ nới rộng nhất kể từ 16/5 đạt 8,49 USD/thùng.
Giá dầu thô giảm cùng giá chứng khoán do lo ngại Fed sẽ thu hẹp chương trình kích thích kinh tế trước những số liệu kinh tế khả quan, cho thấy Mỹ có khả năng phục hồi kinh tế bền vững. Thêm vào đó, số liệu sản xuất Trung Quốc yếu cũng cho thấy nhu cầu tiêu thụ toàn cầu đang giảm đi trong khi cung khá dồi dào.
Ngày 22/5, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (IEA) báo cáo nguồn cung dầu thô bất ngờ tăng 3,02 triệu thùng lên 220,7 triệu thùng, trong khi các chuyên gia cho rằng nguồn cung này sẽ giảm. Dự trữ dầu thô cũng giảm nhẹ, ít hơn một nửa so với dự báo của các chuyên gia. IEA cũng cho biết nhu cầu tiêu thụ xăng Mỹ tháng qua giảm xuống thấp nhất 10 năm, hoạt động các nhà máy lọc dầu cũng chỉ đạt 87,3% công suất giảm so với tuần trước đó.
Trung Quốc cũng mới công bố dự trữ dầu thô nước này trong tháng 4 tăng 0,1%, ghi nhận tháng tăng thứ 2 liên tiếp.
Vàng
Giá vàng đi ngược lại với thị trường hàng hóa nói chung, giá tuần này tăng hơn 2%, mạnh nhất 1 tháng qua. Giá vàng giao kỳ hạn tháng 6 trên sàn Comex chốt tuần tại 1.386,6 USD/oz.
Giá vàng tuần này tăng chủ yếu nhờ thị trường chứng khoán và đồng USD giảm mạnh cuối tuần. Thị trường chứng khiến làn sóng bán tháo cổ phiếu và hàng hóa khác trước những thông tin kinh tế không khả quan của Mỹ và Trung Quốc, nhà đầu tư một lần nữa tìm đến vàng như tài sản trú ẩn an toàn. Các nhà giao dịch bắt đầu cải thiện lạc quan vào đầu tư vàng. Theo khảo sát của Bloomberg, tỷ lệ nhà giao dịch đặt cược giá vàng tăng lên cao nhất kể từ 26/4.
Tuy nhiên, các quỹ ETF vẫn tiếp tục động thái bán tháo vàng. Quỹ tín thác vàng SPDR Gold Trust có tuần bán ra mạnh nhất 1 tháng tổng cộng 22,25 tấn vàng. Từ đầu năm đến nay, quỹ này bán ròng hơn 334 tấn vàng, lượng nắm giữ hiện chỉ còn 1.016,16 tấn vàng, trị giá 45,4 tỷ USD, thấp nhất kể từ tháng 2/2009. Tính đến ngày 22/5, các quỹ ETF bán ra tổng cộng gần 455 tấn vàng, cao hơn lượng mua ròng vào cả năm ngoái là 446,67 tấn vàng.
Đồng
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn LME giảm tiếp 0,2% chốt tuần tại 7.275 USD/tấn. Giá đồng chịu tác động nhiều bởi các luồng thông tin kinh tế vĩ mô. Sản xuất Trung Quốc giảm làm giảm đáng kể nhu cầu tiêu thụ do nước này sử dụng tới 40% tổng lượng tiêu thụ toàn thế giới. Tuy nhiên, giá đồng không giảm sâu do Mỹ tiếp tục giữ nguyên chương trình kích cầu và giới đầu tư cũng hy vọng Trung Quốc sẽ có động thái bơm tiền tương tự Nhật Bản, Mỹ, châu Âu để phục hồi sản xuất.
Thị trường đồng tuần qua khá ảm đạm do một số sự cố làm gián đoạn sản xuất. Điển hình là vụ sập hầm lò nghiêm trọng cuối tuần trước dẫn tới mỏ đồng Grasberg, Indonesia phải ngừng hoạt động. Đâu là mỏ đồng lớn thứ 2 thế giới. Sạt lở đất tại mỏ của Rio Tinto tại Utah cắt giảm sản lượng khai thác. Hãng luyện đồng lớn nhất Ấn Độ vẫn tiếp tục đóng cửa do khiếu nại về môi trường. Các nhà sản xuất đồng Trung Quốc cũng cắt giảm sản xuất.
Dự trữ đồng trên sàn LME kết thúc tuần này đạt 621.175 tấn, thấp nhất nửa tháng qua.
Ngũ cốc, hạt có dầu
Giá ngũ cốc hạt có dầu tuần này đồng loạt tăng mạnh. Trên sàn Chicago, giá ngô giao tháng 7 tăng 0,7% so với tuần trước lên 6,572 USD/giạ, giá đậu tương giao tháng 7 tăng 1,9% lên 14,7625 USD/giạ và giá lúa mì tăng 2,1% lên 6,975 USD/giạ.
Giá nông sản Mỹ tăng nhờ nhu cầu xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trở lại. Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết nước này vừa ký hợp đồng xuất khẩu 540.000 tấn ngô sang Trung Quốc và các quốc gia khác, giao hàng trong vòng 12 tháng kể từ 1/9 tới. Bên cạnh đó, Mỹ cũng mới xuất 180.000 tấn lúa mì vụ đông mềm đỏ cho Trung Quốc. Đối với mặt hàng đậu tương, Mỹ cũng cho biết doanh số bán đậu tương trước tháng 9 tăng gần 12 lần so với cùng kỳ lên 183.480 tấn, Trung Quốc còn ma thêm 531.000 tấn đậu tương giao sau 1/9.
Giá đậu tương tăng liên tiếp 6 phiên, chuối tăng dài nhất 14 tháng. Tuy nhiên, đến phiên cuối tuần này, giá điều chỉnh giảm do nông dân Mỹ ồ ạt bán ra trong lúc giá lên cao.
Theo Dân Việt
- Giá hạt tiêu Việt Nam được lợi lớn nhờ giao dịch trên sàn Singapore 08/05/2012
- Việt Nam và Brazil, câu chuyện về hai thị trường cà phê 07/05/2012
- Giá tiêu có thể xuống 6.000 USD/tấn khi Việt Nam và Indonesia vào mùa thu hoạch 10/04/2012
- Thông tin thay thế xăng RON92 30/11/2016
- PV OIL điều chỉnh giá bán lẻ, bán buôn xăng dầu 18/02/2016
- Kể từ 15h ngày 3/2, giá xăng Ron 92 giảm 729 đồng xuống khoảng 14.713 đồng/lít... 03/02/2016
- PV OIL điều chỉnh giá bán lẻ, bán buôn xăng dầu từ 15h00 phút, ngày 19/01/2016 19/01/2016
- PV OIL điều chỉnh giá bán lẻ, bán buôn xăng dầu từ 15h00 phút, ngày 04/01/2015 04/01/2016
- Sẽ có thay đổi lớn về chính sách ngoại tệ 28/12/2015
- Thê thảm niên vụ cà phê 2014 – 2015 11/12/2015