Chống thất thu thuế trong kinh doanh cà phê
Kết thúc niên vụ cà phê 2012-2013, Đắk Lắk có hàng chục doanh nghiệp sử dụng hoá đơn bất hợp pháp mua, bán cà phê nhân rồi sau đó bỏ trốn, chiếm đoạt trên 500 tỷ đồng tiền hoàn thuế giá trị gia tăng.
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Đắk Lắk thu ngân sách được trên 1.149 tỷ đồng, đạt hơn 28% kế hoạch năm và bằng khoảng 81% so cùng kỳ năm ngoái. Đây là năm tỉnh Đắk Lắk thu ngân sách đạt thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Đáng chú ý là không những nguồn thu từ giá trị gia tăng của các đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ trên địa bàn tỉnh đạt quá thấp mà còn bị các doanh nghiệp “ma” kinh doanh cà phê chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tiền hoàn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước.
Theo báo cáo của ngành thuế, kết thúc niên vụ cà phê 2012-2013, trên địa bàn tỉnh có hàng chục doanh nghiệp kinh doanh cà phê, nông sản mới thành lập, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp mua, bán hàng trăm tấn cà phê nhân rồi sau đó bỏ trốn, chiếm đoạt trên 500 tỷ đồng tiền hoàn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước.
Tại thị xã Buôn Hồ, chỉ trong thời gian ngắn có 15 doanh nghiệp chuyên kinh doanh cà phê, nông sản mới được thành lập. Ngay sau khi thành lập, các doanh nghiệp này đã tiến hành việc mua cao bán thấp trong cà phê nhân (mua cà phê với mức giá cao hơn giá giao dịch trên thị trường, sau đó bán lại cho các doanh nghiệp bằng, hoặc thấp hơn giá mua) sau đó nhanh chóng “mất tích” để vừa trốn thuế, vừa chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tiền hoàn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước.
Tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh cà phê, nông sản trên địa bàn, nhất là kiểm tra việc thực hiện niêm yết giá thu mua cà phê, xử lý nghiêm các hành vi tranh mua, tranh bán, mua cao, bán thấp, thành lập các doanh nghiệp trá hình. Tỉnh cũng kiểm tra, kiểm soát tốt hơn nữa các doanh nghiệp kinh doanh cà phê, nông sản mới thành lập, kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu, kê khai thuế... của từng doanh nghiệp nhằm góp phần ngăn chặn tình trạng trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.
Ngành thuế tỉnh cũng kiến nghị Sở Kế hoạch - Đầu tư tạm dừng cấp phép thành lập doanh nghiệp kinh doanh cà phê, nông sản đối với các chủ doanh nghiệp có hộ khẩu ở ngoài tỉnh; kiến nghị Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính chuyển các mặt hàng nông sản xuất khẩu vào đối tượng không chịu thuế làm cho tất cả thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ, không còn bị lợi dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước...
Hiện nay, ngoài việc thực hiện các giải pháp tích cực chống thất thu thuế trong kinh doanh cà phê, nông sản, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng tăng cường truy tìm các doanh nghiệp “mất tích” để truy thu thuế, xử lý theo pháp luật./.
Theo Quang Huy
Báo hải quan
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Đắk Lắk thu ngân sách được trên 1.149 tỷ đồng, đạt hơn 28% kế hoạch năm và bằng khoảng 81% so cùng kỳ năm ngoái. Đây là năm tỉnh Đắk Lắk thu ngân sách đạt thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Đáng chú ý là không những nguồn thu từ giá trị gia tăng của các đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ trên địa bàn tỉnh đạt quá thấp mà còn bị các doanh nghiệp “ma” kinh doanh cà phê chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tiền hoàn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước.
Theo báo cáo của ngành thuế, kết thúc niên vụ cà phê 2012-2013, trên địa bàn tỉnh có hàng chục doanh nghiệp kinh doanh cà phê, nông sản mới thành lập, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp mua, bán hàng trăm tấn cà phê nhân rồi sau đó bỏ trốn, chiếm đoạt trên 500 tỷ đồng tiền hoàn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước.
Tại thị xã Buôn Hồ, chỉ trong thời gian ngắn có 15 doanh nghiệp chuyên kinh doanh cà phê, nông sản mới được thành lập. Ngay sau khi thành lập, các doanh nghiệp này đã tiến hành việc mua cao bán thấp trong cà phê nhân (mua cà phê với mức giá cao hơn giá giao dịch trên thị trường, sau đó bán lại cho các doanh nghiệp bằng, hoặc thấp hơn giá mua) sau đó nhanh chóng “mất tích” để vừa trốn thuế, vừa chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tiền hoàn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước.
Tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh cà phê, nông sản trên địa bàn, nhất là kiểm tra việc thực hiện niêm yết giá thu mua cà phê, xử lý nghiêm các hành vi tranh mua, tranh bán, mua cao, bán thấp, thành lập các doanh nghiệp trá hình. Tỉnh cũng kiểm tra, kiểm soát tốt hơn nữa các doanh nghiệp kinh doanh cà phê, nông sản mới thành lập, kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu, kê khai thuế... của từng doanh nghiệp nhằm góp phần ngăn chặn tình trạng trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước.
Ngành thuế tỉnh cũng kiến nghị Sở Kế hoạch - Đầu tư tạm dừng cấp phép thành lập doanh nghiệp kinh doanh cà phê, nông sản đối với các chủ doanh nghiệp có hộ khẩu ở ngoài tỉnh; kiến nghị Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính chuyển các mặt hàng nông sản xuất khẩu vào đối tượng không chịu thuế làm cho tất cả thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ, không còn bị lợi dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước...
Hiện nay, ngoài việc thực hiện các giải pháp tích cực chống thất thu thuế trong kinh doanh cà phê, nông sản, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng tăng cường truy tìm các doanh nghiệp “mất tích” để truy thu thuế, xử lý theo pháp luật./.
Theo Quang Huy
Báo hải quan
- Thị trường cà phê chê gói kích cầu? 30/09/2013
- Nhìn lại những hạn chế trong xuất khẩu cà phê 16/08/2013
- Nghịch lý lợi nhuận chuỗi ngành hàng cao su 16/08/2013
- Reuters viết về khủng hoảng nợ trong ngành cà phê Việt Nam 16/08/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên lại giảm mạnh về 40,3 triệu đồng/tấn 16/08/2013
- Mondelēz dự chi 200 triệu USD phát triển cà phê ở Việt Nam 07/07/2013
- Dự đoán trái chiều về giá điều 07/07/2013
- Thị trường cà phê: Lá rụng về cội 07/07/2013
- Giá rớt, xuất khẩu giảm, ngành cà phê kiến nghị mua tạm trữ 07/07/2013
- Uống cà phê để sống hay chết? 07/07/2013