Doanh nghiệp cao su thất vọng trước diễn biến thị trường
Khi các công ty kinh doanh cao su hoàn toàn phụ thuộc vào xuất khẩu thì chắc chắn năm nay sẽ khó lòng đạt được mục tiêu vì tình hình giá cả đang rất xấu.
Xu hướng giảm trên thị trường cao su toàn cầu bắt đầu từ năm 2012, chủ yếu do các cuộc khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, khiến chính phủ các nước kêu gọi cắt giảm chi tiêu. Điều này làm ảnh hưởng đến toàn ngành công nghiệp, trong đó có công nghiệp ô tô, kéo theo sự sụt giảm của ngành cao su.
Trước đó, các chuyên gia đã dự báo một cách lạc quan rằng giá cao su có thể tăng trong quý 1/2013 khi nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi. Và Trung Quốc, nước nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới, dự kiến lấy lại được tốc độ tăng trưởng trong khi nguồn cung cao su giảm do các cây cao su rơi vào thời kỳ già cỗi, năng suất thấp.
Tuy nhiên, mọi thứ xảy ra hoàn toàn khác. Vào cuối quý 1 năm nay, giá cao su RSS kỳ hạn trên sàn Tocom giảm 16% so với hồi đầu năm.
Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu tới 90% tổng sản lượng cao su. Do đó giá cao su toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của toàn ngành.
Theo dự báo, khối lượng xuất khẩu cao su năm nay sẽ giảm 1 triệu tấn so với năm trước, tương đương khoảng 10,5%. Tập đoàn cao su Việt Nam ước tính kim ngạch xuất khẩu cao su sẽ giảm 6,6% so với năm trước, ở mức 2,6 tỷ USD.
Hiện có 5 công ty cao su niêm yết trên thị trường chứng khoán bao gồm Công ty cổ phần Cao Su Phước Hòa (PHR), Công ty cổ phần Cao Su Đồng Phú (DPR), Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh (TRC), Công ty cổ phần Cao Su Hòa Bình (HRC) và Công ty cổ phần Cao Su Thống Nhất (TNC).
Năm ngoái, các công ty này đã tăng diện tích trồng cây cao su tại Campuchia, đặc biệt là PHR mở rộng 2.278 hecta ở Kampong Thom và DPR mở rộng 1.300 hecta tại tỉnh Kratie.
Theo một nghiên cứu của Công ty chứng khoán FPT, Công ty cổ phần Cao Su Tây Ninh đã đầu tư vào dự án phát triển cây cao su trên diện tích 7.600 hecta tại Siem Reap của Campuchia, trong khi tổng diện tích cây cao su cho thu hoạch tại Việt Nam là 5.407 hecta trong tổng số 7.300 hecta.
Mặc dù diện tích trồng cây cao su tăng đáng kể nhưng hiệu quả kinh doanh trong quý 1/2013 của các công ty cao su còn chậm, giá xuất khẩu giảm. Trong đó nổi bật nhất là HRC với báo cáo doanh thu giảm 97%, PHR giảm 83%, TNC giảm 75%...
Do đó, kết quả kinh doanh năm nay của các công ty cao su dự kiến sẽ giảm mạnh so với năm ngoái và có khả năng không đạt được mục tiêu đã đề ra trước đó.
T.Ngọc
Theo Trí Thức Trẻ/rubbermarkets
Xu hướng giảm trên thị trường cao su toàn cầu bắt đầu từ năm 2012, chủ yếu do các cuộc khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, khiến chính phủ các nước kêu gọi cắt giảm chi tiêu. Điều này làm ảnh hưởng đến toàn ngành công nghiệp, trong đó có công nghiệp ô tô, kéo theo sự sụt giảm của ngành cao su.
Trước đó, các chuyên gia đã dự báo một cách lạc quan rằng giá cao su có thể tăng trong quý 1/2013 khi nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi. Và Trung Quốc, nước nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới, dự kiến lấy lại được tốc độ tăng trưởng trong khi nguồn cung cao su giảm do các cây cao su rơi vào thời kỳ già cỗi, năng suất thấp.
Tuy nhiên, mọi thứ xảy ra hoàn toàn khác. Vào cuối quý 1 năm nay, giá cao su RSS kỳ hạn trên sàn Tocom giảm 16% so với hồi đầu năm.
Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu tới 90% tổng sản lượng cao su. Do đó giá cao su toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của toàn ngành.
Theo dự báo, khối lượng xuất khẩu cao su năm nay sẽ giảm 1 triệu tấn so với năm trước, tương đương khoảng 10,5%. Tập đoàn cao su Việt Nam ước tính kim ngạch xuất khẩu cao su sẽ giảm 6,6% so với năm trước, ở mức 2,6 tỷ USD.
Hiện có 5 công ty cao su niêm yết trên thị trường chứng khoán bao gồm Công ty cổ phần Cao Su Phước Hòa (PHR), Công ty cổ phần Cao Su Đồng Phú (DPR), Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh (TRC), Công ty cổ phần Cao Su Hòa Bình (HRC) và Công ty cổ phần Cao Su Thống Nhất (TNC).
Năm ngoái, các công ty này đã tăng diện tích trồng cây cao su tại Campuchia, đặc biệt là PHR mở rộng 2.278 hecta ở Kampong Thom và DPR mở rộng 1.300 hecta tại tỉnh Kratie.
Theo một nghiên cứu của Công ty chứng khoán FPT, Công ty cổ phần Cao Su Tây Ninh đã đầu tư vào dự án phát triển cây cao su trên diện tích 7.600 hecta tại Siem Reap của Campuchia, trong khi tổng diện tích cây cao su cho thu hoạch tại Việt Nam là 5.407 hecta trong tổng số 7.300 hecta.
Mặc dù diện tích trồng cây cao su tăng đáng kể nhưng hiệu quả kinh doanh trong quý 1/2013 của các công ty cao su còn chậm, giá xuất khẩu giảm. Trong đó nổi bật nhất là HRC với báo cáo doanh thu giảm 97%, PHR giảm 83%, TNC giảm 75%...
Do đó, kết quả kinh doanh năm nay của các công ty cao su dự kiến sẽ giảm mạnh so với năm ngoái và có khả năng không đạt được mục tiêu đã đề ra trước đó.
T.Ngọc
Theo Trí Thức Trẻ/rubbermarkets
- Giá hạt tiêu Việt Nam được lợi lớn nhờ giao dịch trên sàn Singapore 08/05/2012
- Việt Nam và Brazil, câu chuyện về hai thị trường cà phê 07/05/2012
- Giá tiêu có thể xuống 6.000 USD/tấn khi Việt Nam và Indonesia vào mùa thu hoạch 10/04/2012
- Thông tin thay thế xăng RON92 30/11/2016
- PV OIL điều chỉnh giá bán lẻ, bán buôn xăng dầu 18/02/2016
- Kể từ 15h ngày 3/2, giá xăng Ron 92 giảm 729 đồng xuống khoảng 14.713 đồng/lít... 03/02/2016
- PV OIL điều chỉnh giá bán lẻ, bán buôn xăng dầu từ 15h00 phút, ngày 19/01/2016 19/01/2016
- PV OIL điều chỉnh giá bán lẻ, bán buôn xăng dầu từ 15h00 phút, ngày 04/01/2015 04/01/2016
- Sẽ có thay đổi lớn về chính sách ngoại tệ 28/12/2015
- Thê thảm niên vụ cà phê 2014 – 2015 11/12/2015