Cơ hội vàng nếu muốn xuất khẩu nông sản thực phẩm sang thị trường Ai Cập
Bộ Công Thương đang mời các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khoáng sản, dầu khí, xuất nhập khẩu gạo, nông sản, dệt may, thủy sản, máy móc thiết bị tham gia đoàn khảo sát thị trường và XTTM tại Ai Cập.
Ai Cập là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại Bắc Phi và lớn thứ 2 tại Châu Phi. Trong cơ cấu hàng hóa, hàng Việt Nam và hàng Ai Cập không trùng lặp, không có thế mạnh giống nhau và cạnh tranh nhau, do đó sẽ rất thuận lợi cho việc buôn bán trao đổi.
Nhằm tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi, Bộ Công Thương sẽ tổ chức đoàn nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại tại Sudan và Ai Cập từ ngày 24/6 đến ngày 02/7/2013. Đoàn công tác do Lãnh đạo Bộ Công Thương dẫn đầu bao gồm đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Công Thương và doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khoáng sản, dầu khí, xuất nhập khẩu gạo, nông sản, dệt may, thủy sản, máy móc thiết bị,..
Trong thời gian làm việc tại đây, Đoàn sẽ làm việc với các Bộ, ngành liên quan tìm hiểu cơ chế chính sách, thông tin thị trường, ngành hàng; tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp Ai Cập, khảo sát thị trường, tìm hiểu hệ thống phân phối hàng hóa, cảng biển,... Đây là một cơ hội vàng cho các doanh nghiệp quan tâm và muốn tìm hiểu cơ hội làm ăn ở thị trường này. Bởi thực tế cho thấy nhiều năm qua, quan hệ chính trị và kinh tế của Việt Nam và với các nước Ả-rập chưa được coi trọng đúng mức, chính vì thế tài liệu nghiên cứu, thông tin về các nước Ả-rập còn yếu và thiếu nghiêm trọng. Vẫn còn khá nhiều tài liệu về Ả-rập nói chung và Ai Cập nói riêng rất cũ, không được cập nhật nên thông tin cần thiết cho những người quan tâm đến Ai Cập còn hạn chế.
Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng còn ngại mạo hiểm và rủi ro khi đầu tư khai thác vào thị trường xa và ít biết đến, trong khi nhiều sản phẩm của Việt Nam chưa tạo được nét riêng để nâng cao tính cạnh tranh, ví dụ như Ai Cập có nhu cầu rất lớn về mặt hàng thực phẩm chế biến, nhưng các công ty Việt Nam chưa đáp ứng được vì chưa mạnh dạn đầu tư sản xuất sản phẩm theo khẩu vị người Ả-rập, chưa có nhãn mác tiếng Ả-rập hay loại hàng mang đặc thù Ả-rập.
Ai Cập nằm trong số 10 nước nhập khẩu hàng thực phẩm lớn nhất thế giới, trong khi hàng nông thủy sản là thế mạnh của Việt Nam.
Theo Vụ thị trường châu Phi, thị trường Ai Cập không đòi hỏi cao về chất lượng hàng hóa, chỉ cần giá cả và mẫu mã phù hợp. Cơ cấu hàng nhập khẩu của Ai Cập rất đa dạng, trong đó nông sản và hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn. Nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng này càng ngày càng gia tăng với tốc độ cao (cùng với sự gia tăng mạnh về dân số và do mức sống người dân còn thấp).
Riêng về mức tiêu dùng hàng thực phẩm đã chiếm tới hơn 43% tổng giá trị tiêu dùng của người dân nước này, thuộc tỷ lệ cao nhất thế giới. Vì vậy hàng Việt Nam hoàn toàn có cơ hội xâm nhập thị trường Ai Cập, đặc biệt là hướng đến đối tượng bình dân.
Các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam xuất sang Ai Cập gồm: hàng thủy sản (hơn 79 triệu USD), xơ, sợi dệt các loại (37,8 triệu USD), hạt tiêu (hơn 36 triệu USD), máy móc thiết bị, dụng cụ & phụ tùng (22 triệu USD), điện thoại các loại và linh kiện (18,8 triệu USD), linh kiện ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống (17,1 triệu USD), cà phê (14,8 triệu USD). Năm 2012, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Ai Cập nguyên phụ liệu dệt may, da giày, quặng, khoáng sản và một số hàng hóa khác. Tổng giá trị nhập khẩu đạt 7,5 triệu USD. Năm 2012, mặc dù nền kinh tế Ai Cập gặp nhiều khó khăn do bất ổn chính trị, song trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Ai Cập vẫn đạt 304,6 triệu USD, tăng trên 12% so với năm 2011 trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ai Cập đạt 297,1 triệu USD, tăng hơn 16%.
Thanh Uyên
Theo Trí Thức Trẻ
Ai Cập là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại Bắc Phi và lớn thứ 2 tại Châu Phi. Trong cơ cấu hàng hóa, hàng Việt Nam và hàng Ai Cập không trùng lặp, không có thế mạnh giống nhau và cạnh tranh nhau, do đó sẽ rất thuận lợi cho việc buôn bán trao đổi.
Nhằm tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước châu Phi, Bộ Công Thương sẽ tổ chức đoàn nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại tại Sudan và Ai Cập từ ngày 24/6 đến ngày 02/7/2013. Đoàn công tác do Lãnh đạo Bộ Công Thương dẫn đầu bao gồm đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Công Thương và doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khoáng sản, dầu khí, xuất nhập khẩu gạo, nông sản, dệt may, thủy sản, máy móc thiết bị,..
Trong thời gian làm việc tại đây, Đoàn sẽ làm việc với các Bộ, ngành liên quan tìm hiểu cơ chế chính sách, thông tin thị trường, ngành hàng; tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp Ai Cập, khảo sát thị trường, tìm hiểu hệ thống phân phối hàng hóa, cảng biển,... Đây là một cơ hội vàng cho các doanh nghiệp quan tâm và muốn tìm hiểu cơ hội làm ăn ở thị trường này. Bởi thực tế cho thấy nhiều năm qua, quan hệ chính trị và kinh tế của Việt Nam và với các nước Ả-rập chưa được coi trọng đúng mức, chính vì thế tài liệu nghiên cứu, thông tin về các nước Ả-rập còn yếu và thiếu nghiêm trọng. Vẫn còn khá nhiều tài liệu về Ả-rập nói chung và Ai Cập nói riêng rất cũ, không được cập nhật nên thông tin cần thiết cho những người quan tâm đến Ai Cập còn hạn chế.
Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng còn ngại mạo hiểm và rủi ro khi đầu tư khai thác vào thị trường xa và ít biết đến, trong khi nhiều sản phẩm của Việt Nam chưa tạo được nét riêng để nâng cao tính cạnh tranh, ví dụ như Ai Cập có nhu cầu rất lớn về mặt hàng thực phẩm chế biến, nhưng các công ty Việt Nam chưa đáp ứng được vì chưa mạnh dạn đầu tư sản xuất sản phẩm theo khẩu vị người Ả-rập, chưa có nhãn mác tiếng Ả-rập hay loại hàng mang đặc thù Ả-rập.
Ai Cập nằm trong số 10 nước nhập khẩu hàng thực phẩm lớn nhất thế giới, trong khi hàng nông thủy sản là thế mạnh của Việt Nam.
Theo Vụ thị trường châu Phi, thị trường Ai Cập không đòi hỏi cao về chất lượng hàng hóa, chỉ cần giá cả và mẫu mã phù hợp. Cơ cấu hàng nhập khẩu của Ai Cập rất đa dạng, trong đó nông sản và hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn. Nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng này càng ngày càng gia tăng với tốc độ cao (cùng với sự gia tăng mạnh về dân số và do mức sống người dân còn thấp).
Riêng về mức tiêu dùng hàng thực phẩm đã chiếm tới hơn 43% tổng giá trị tiêu dùng của người dân nước này, thuộc tỷ lệ cao nhất thế giới. Vì vậy hàng Việt Nam hoàn toàn có cơ hội xâm nhập thị trường Ai Cập, đặc biệt là hướng đến đối tượng bình dân.
Các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam xuất sang Ai Cập gồm: hàng thủy sản (hơn 79 triệu USD), xơ, sợi dệt các loại (37,8 triệu USD), hạt tiêu (hơn 36 triệu USD), máy móc thiết bị, dụng cụ & phụ tùng (22 triệu USD), điện thoại các loại và linh kiện (18,8 triệu USD), linh kiện ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống (17,1 triệu USD), cà phê (14,8 triệu USD). Năm 2012, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Ai Cập nguyên phụ liệu dệt may, da giày, quặng, khoáng sản và một số hàng hóa khác. Tổng giá trị nhập khẩu đạt 7,5 triệu USD. Năm 2012, mặc dù nền kinh tế Ai Cập gặp nhiều khó khăn do bất ổn chính trị, song trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Ai Cập vẫn đạt 304,6 triệu USD, tăng trên 12% so với năm 2011 trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ai Cập đạt 297,1 triệu USD, tăng hơn 16%.
Thanh Uyên
Theo Trí Thức Trẻ
- Xuất khẩu hồ tiêu: Có “miếng”, chưa có “tiếng” 26/04/2013
- Thương hiệu nông sản Việt Nam: Được ít, mất nhiều! 26/04/2013
- Diện tích trồng điều giảm đáng kể 26/04/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên giảm phiên thứ 4 liên tiếp 26/04/2013
- Thị trường hàng hóa trong nước ngày 25/4/2013 26/04/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên tiếp tục giảm xuống 42,2 triệu đồng/tấn 25/04/2013
- Giá tiêu Việt Nam xuất khẩu thấp hơn thế giới 500 USD/tấn 25/04/2013
- Cà phê Việt Nam: mức cộng thu hẹp, nhu cầu mua yếu 24/04/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên đột ngột lao xuống 42,5 triệu đồng/tấn 24/04/2013
- Bản tin thị trường cà phê ngày 24/4/2013 24/04/2013