Mức cộng của cà phê Việt Nam giảm
(VINANET) – Mức cộng của cà phê Việt Nam so với giá kỳ hạn London giảm trong tuần này trong khi nông dân giữ lại cà phê của mình, giao dịch trong nước hạn chế do giá toàn cầu giảm.
Giao dịch chậm lại trên các thị trường trong nước sẽ gây ra xuất khẩu từ Việt nam giảm trong vài tháng tới, do các nhà xuất khẩu có thể không bán ra nhiều nếu họ không thể mua đủ các nguồn cung cấp.
Giá robusta kỳ hạn tháng 7 trên sàn Liffe đã giảm 1,6% chốt phiên hôm thứ hai ở mức 2.005 USD. Hợp đồng này đã giảm khoảng 2% trong tuần qua.
Cà phê robusta của Việt Nam theo xu hướng giảm, xuống mức 42.700 đồng đến 43.000 đồng/kg trong hôm thứ ba tại Đắc Lắc, tỉnh trồng cà phê lớn nhất của đất nước, so với mức 44.000 đồng/kg một tuần trước.
Một nhà xuất khẩu tại thành phố Buôn Ma Thuột cho biết các thị trường trong nước trong những ngày gần đây không có nhiều hoạt động mua bán do tồn trữ của nông dân thấp hơn. Với giá London giảm, các nhà xuất khẩu có mục đích bán ra ở mức cộng 50 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7 của London đối với cà phê robusta loại 2, 5% hạt đen và vỡ, trong khi người mua nước ngoài đứng ở mức cộng 30 USD/tấn.
Mức cộng đã thu nhỏ lại từ thang 20 USD đến 60 USD/tấn thứ ba tuần trước. Một đại láy tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết “giá trong nước vẫn tốt trên giá xuất khẩu và nông dân đang không bán ra”
Dựa trên mức cộng trong tuần này, cà phê của Việt Nam sẽ trong thang từ 2.035 USD đến 2.055 USD/tấn, giá FOB, trong khi nó đứng ở mức 2.083 USD đến 2.098 USD/tấn dựa trên giá trong nước.
Các thương nhân cho biết nông dân sẽ sẵn sàng bán nếu giá tăng quanh mức 45.000 đồng/kg. Việt Nam sẽ xuất khẩu cà phê ít hơn trong những tháng tới do tồn trữ thấp hơn và giao dịch chậm lại, điều này có thể gây ra giá robusta tăng.
Khối lượng xuất khẩu trong tháng 4 đã giảm 29,9% so với tháng 3, xuống mức 110.800 tấn hay 1,85 triệu bao.
Các thương nhân dự kiến xuất khẩu trong tháng 5 ở quanh mức 100.000 tấn và khối lượng sẽ giảm xuống quanh mức 80.000 tấn từ tháng 6 đến tháng 9, trước khi niên vụ 2013/14 bắt đầu.
Việt Nam đã xuất khẩu 972,500 tấn cà phê từ tháng 10/2012 đến tháng 4 năm nay, tăng khoảng 4% so với một năm trước, dựa trên số liệu thống kê của chính phủ. Có nghĩa là còn lại trong nước gần 530.000 tấn, khoảng 100.000 tấn được giữ lại để tiêu thụ trong nước, để lại 430.000 tấn cho xuất khẩu hay trung bình 86.000 tấn được xuất khẩu hàng tháng từ tháng 5 tới tháng 9, giảm 32% so với mức trung bình 126.000 tấn xuất khẩu mỗi tháng cho cùng kỳ năm 2012.
Trong số dư 530.000 tấn hiện nay, các nhà xuất khẩu giữ khoảng 30.000 tấn với ít nhất 150.000 tấn khác được bán cho các hãng nước ngoài.
Reuters
Giao dịch chậm lại trên các thị trường trong nước sẽ gây ra xuất khẩu từ Việt nam giảm trong vài tháng tới, do các nhà xuất khẩu có thể không bán ra nhiều nếu họ không thể mua đủ các nguồn cung cấp.
Giá robusta kỳ hạn tháng 7 trên sàn Liffe đã giảm 1,6% chốt phiên hôm thứ hai ở mức 2.005 USD. Hợp đồng này đã giảm khoảng 2% trong tuần qua.
Cà phê robusta của Việt Nam theo xu hướng giảm, xuống mức 42.700 đồng đến 43.000 đồng/kg trong hôm thứ ba tại Đắc Lắc, tỉnh trồng cà phê lớn nhất của đất nước, so với mức 44.000 đồng/kg một tuần trước.
Một nhà xuất khẩu tại thành phố Buôn Ma Thuột cho biết các thị trường trong nước trong những ngày gần đây không có nhiều hoạt động mua bán do tồn trữ của nông dân thấp hơn. Với giá London giảm, các nhà xuất khẩu có mục đích bán ra ở mức cộng 50 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7 của London đối với cà phê robusta loại 2, 5% hạt đen và vỡ, trong khi người mua nước ngoài đứng ở mức cộng 30 USD/tấn.
Mức cộng đã thu nhỏ lại từ thang 20 USD đến 60 USD/tấn thứ ba tuần trước. Một đại láy tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết “giá trong nước vẫn tốt trên giá xuất khẩu và nông dân đang không bán ra”
Dựa trên mức cộng trong tuần này, cà phê của Việt Nam sẽ trong thang từ 2.035 USD đến 2.055 USD/tấn, giá FOB, trong khi nó đứng ở mức 2.083 USD đến 2.098 USD/tấn dựa trên giá trong nước.
Các thương nhân cho biết nông dân sẽ sẵn sàng bán nếu giá tăng quanh mức 45.000 đồng/kg. Việt Nam sẽ xuất khẩu cà phê ít hơn trong những tháng tới do tồn trữ thấp hơn và giao dịch chậm lại, điều này có thể gây ra giá robusta tăng.
Khối lượng xuất khẩu trong tháng 4 đã giảm 29,9% so với tháng 3, xuống mức 110.800 tấn hay 1,85 triệu bao.
Các thương nhân dự kiến xuất khẩu trong tháng 5 ở quanh mức 100.000 tấn và khối lượng sẽ giảm xuống quanh mức 80.000 tấn từ tháng 6 đến tháng 9, trước khi niên vụ 2013/14 bắt đầu.
Việt Nam đã xuất khẩu 972,500 tấn cà phê từ tháng 10/2012 đến tháng 4 năm nay, tăng khoảng 4% so với một năm trước, dựa trên số liệu thống kê của chính phủ. Có nghĩa là còn lại trong nước gần 530.000 tấn, khoảng 100.000 tấn được giữ lại để tiêu thụ trong nước, để lại 430.000 tấn cho xuất khẩu hay trung bình 86.000 tấn được xuất khẩu hàng tháng từ tháng 5 tới tháng 9, giảm 32% so với mức trung bình 126.000 tấn xuất khẩu mỗi tháng cho cùng kỳ năm 2012.
Trong số dư 530.000 tấn hiện nay, các nhà xuất khẩu giữ khoảng 30.000 tấn với ít nhất 150.000 tấn khác được bán cho các hãng nước ngoài.
Reuters
- Giá cà phê Tây Nguyên giảm về 43,1 triệu đồng/tấn 11/05/2013
- Giá cà phê vẫn sẽ tăng dù đã hết nỗi lo hạn hán 11/05/2013
- Bản tin thị trường cà phê ngày 10/5/2013 10/05/2013
- Nông sản vi phạm an toàn thực phẩm sẽ bị tạm ngừng xuất khẩu 10/05/2013
- Nông sản đồng loạt mất giá 10/05/2013
- Cấm công ty FDI mua cà phê từ nông dân: Nên cân nhắc! 10/05/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên tăng mạnh lên 43,3 triệu đồng/tấn 10/05/2013
- Bản tin thị trường cà phê ngày 9/5/2013 10/05/2013
- Thị trường hàng hóa trong nước ngày 8/5/2013 08/05/2013
- Bản tin thị trường cà phê ngày 7 + 8/5/2013 08/05/2013