Agribank đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng tái canh cà phê tại Lâm Đồng
Khoản vốn hỗ trợ cho vay này của Agribank chiếm 70% trong tổng chi phí thực hiện việc tái canh cây cà phê, khoảng 4.428,3 tỷ đồng.
Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã tổ chức Hội nghị triển khai chương trình, kế hoạch hỗ trợ tín dụng tái canh cây cà phê trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 – 2015 .
Theo đó, tổng diện tích thực hiện tái canh, cải tạo giống cà phê là 22.982 ha, tổng chi phí thực hiện khoảng 4.428,3 tỷ đồng. Trong đó, vốn hỗ trợ cho vay của Agribank chiếm 70%, tương đương 3.099,81 tỷ đồng.
Mục tiêu nhằm tập trung cải tạo, tái canh, trồng mới diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp, bị sâu bệnh nặng bằng các giống cà phê cao sản có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, đồng thời xây dựng vùng cà phê bền vững.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ hỗ trợ Agribank bằng nguồn tái cấp vốn từ 4 đến 5 nghìn tỷ đồng cho cả vùng Tây Nguyên để có thể đưa mức lãi suất cho vay về mức 10 – 10,5%/ năm (thấp hơn mức lãi suất cho vay thương mại trung và dài hạn thông thường là 2%/ năm).
Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, tổng gói tín dụng để tái canh cây cà phê trên địa bàn Tây Nguyên khoảng 8-10 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn từ nay đến năm 2015- 2016.
Theo Dân Việt
Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã tổ chức Hội nghị triển khai chương trình, kế hoạch hỗ trợ tín dụng tái canh cây cà phê trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 – 2015 .
Theo đó, tổng diện tích thực hiện tái canh, cải tạo giống cà phê là 22.982 ha, tổng chi phí thực hiện khoảng 4.428,3 tỷ đồng. Trong đó, vốn hỗ trợ cho vay của Agribank chiếm 70%, tương đương 3.099,81 tỷ đồng.
Mục tiêu nhằm tập trung cải tạo, tái canh, trồng mới diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp, bị sâu bệnh nặng bằng các giống cà phê cao sản có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, đồng thời xây dựng vùng cà phê bền vững.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ hỗ trợ Agribank bằng nguồn tái cấp vốn từ 4 đến 5 nghìn tỷ đồng cho cả vùng Tây Nguyên để có thể đưa mức lãi suất cho vay về mức 10 – 10,5%/ năm (thấp hơn mức lãi suất cho vay thương mại trung và dài hạn thông thường là 2%/ năm).
Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, tổng gói tín dụng để tái canh cây cà phê trên địa bàn Tây Nguyên khoảng 8-10 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn từ nay đến năm 2015- 2016.
Theo Dân Việt
- Bản tin thị trường cà phê ngày 11/6/2013 12/06/2013
- Thị trường hàng hóa ngày 11/6/2013 11/06/2013
- Thị trường hàng hóa trong nước đến ngày 7/6/2013 11/06/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên duy trì ở mức thấp 11/06/2013
- Nguy cơ vỡ nợ hàng loạt trong ngành cà phê 11/06/2013
- Giá thu mua điều Tây Nguyên giảm một nửa trong 2 tháng 11/06/2013
- Tuần 3-9/6: Thị trường hàng hóa nguyên liệu phục hồi nhờ nhu cầu từ Trung Quốc 11/06/2013
- Tổng hợp thị trường hàng hóa thế giới tuần từ 27/5-2/6 11/06/2013
- Lo mất trắng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột 11/06/2013
- Cấm DN FDI thu mua nông sản: Chắc gì nông dân lợi! 11/06/2013