Ngành điều tuột dốc
Từ một loại cây được xem là chủ lực trong cơ cấu phát triển nông nghiệp, những năm gần đây, cây điều đang mất dần lợi thế, ngành điều đi vào quỹ đạo sa sút
Nhiều người trồng điều đã không còn mặn mà với loại cây này vì lợi nhuận thấp. Tuy nhiên, không ít địa phương vẫn xem đây là cây chủ lực và đang có chương trình phát triển vùng nguyên liệu riêng cho cây điều.
Diện tích canh tác giảm
Tại tỉnh Bình Phước, nơi được xem là thủ phủ của cây điều, diện tích trồng điều đang giảm nhanh chóng. Mặc dù tỉnh có diện tích trồng điều lớn nhất cả nước (khoảng 150.000 ha/450.000 ha của cả nước) nhưng vài năm qua đã liên tục giảm và nay còn khoảng 130.000 ha.
Nguyên nhân chính là do thời tiết thất thường nên điều dễ mất mùa; giá cả thấp, hiệu quả kinh tế không cao khiến nhiều người trồng điều chuyển sang trồng cao su và các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.
Trước tình hình đó, tỉnh Bình Phước đang nỗ lực thực hiện các biện pháp phát triển cây điều. Ông Võ Đình Tuyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước, cho biết: “Cây điều có nhiều điều kiện phát triển vì rất hợp thổ nhưỡng của Bình Phước. Tuy nhiên, người trồng điều vẫn còn gặp nhiều rủi ro do điều dễ bị ảnh hưởng xấu bởi thời tiết bất lợi, giá cả thấp. Vì vậy, tỉnh đang tập trung xây dựng thương hiệu điều, đồng thời tìm đầu ra, hỗ trợ khoa học kỹ thuật cho người trồng điều để nâng cao lợi nhuận”.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thời gian qua, năng suất và chất lượng hạt điều giảm do ảnh hưởng của thời tiết, giá cả thị trường lại bấp bênh khiến nhiều nông dân chặt bỏ điều để chuyển sang trồng các loại cây công nghiệp khác.
Theo thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh, chỉ trong 2 năm (2011-2012), diện tích trồng điều của tỉnh giảm gần 500 ha; riêng vụ điều năm 2013, toàn tỉnh giảm thêm gần 900 ha (năm 2012 có 13.092 ha, nay còn 12.700 ha).
Trong khi đó, tỉnh Đồng Nai vẫn xem điều là cây chủ lực. Ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, cho biết tỉnh đang có chiến lược riêng cho cây điều. Chương trình này do Donafood chủ trì và Sở NN-PTNT hỗ trợ thực hiện nhằm xây dựng vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến điều trong tỉnh.
Cần vùng nguyên liệu riêng
Trước tình hình sản xuất, chế biến điều bị co cụm, ông Phạm Minh Đạo cho rằng cần phải có những chính sách hỗ trợ nông dân trồng điều về cây giống, hệ thống tưới nước, vật tư nông nghiệp.
Đặc biệt, cần có chính sách chia sẻ rủi ro với người trồng điều, nhất là khi giá điều không được cao và luôn biến động bất lợi; phải có sự phối hợp thực hiện của nhiều đơn vị để giúp phát triển vùng nguyên liệu.
Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), phân tích: “Vấn đề không phải là diện tích trồng lớn hay nhỏ mà quan trọng là năng suất, chất lượng nhân điều. Thực tế, thời gian qua, nhân điều có xuất xứ từ Việt Nam đã được bạn hàng quốc tế đánh giá rất cao bởi chất lượng, tiêu chuẩn hạt tốt. Cho nên, khi phát triển vùng nguyên liệu điều, chúng ta cần dồn các nguồn lực vào đầu tư cây giống, phân bón, tưới tiêu phù hợp để vùng nguyên liệu điều cho năng suất, chất lượng cao hơn”.
“Sắp tới, chúng ta phải nâng giá xuất khẩu điều nhân lên 15%-20% nhưng không được trộn lẫn nhân điều Việt Nam với nhân điều nhập khẩu từ các nước khu vực châu Phi (cũ và kém chất lượng) để giữ chất lượng, qua đó xây dựng thương hiệu điều của Việt Nam” - ông Thanh khuyến cáo.
Theo Hữu Chiến
Người lao động
Nhiều người trồng điều đã không còn mặn mà với loại cây này vì lợi nhuận thấp. Tuy nhiên, không ít địa phương vẫn xem đây là cây chủ lực và đang có chương trình phát triển vùng nguyên liệu riêng cho cây điều.
Diện tích canh tác giảm
Tại tỉnh Bình Phước, nơi được xem là thủ phủ của cây điều, diện tích trồng điều đang giảm nhanh chóng. Mặc dù tỉnh có diện tích trồng điều lớn nhất cả nước (khoảng 150.000 ha/450.000 ha của cả nước) nhưng vài năm qua đã liên tục giảm và nay còn khoảng 130.000 ha.
Nguyên nhân chính là do thời tiết thất thường nên điều dễ mất mùa; giá cả thấp, hiệu quả kinh tế không cao khiến nhiều người trồng điều chuyển sang trồng cao su và các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.
Trước tình hình đó, tỉnh Bình Phước đang nỗ lực thực hiện các biện pháp phát triển cây điều. Ông Võ Đình Tuyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước, cho biết: “Cây điều có nhiều điều kiện phát triển vì rất hợp thổ nhưỡng của Bình Phước. Tuy nhiên, người trồng điều vẫn còn gặp nhiều rủi ro do điều dễ bị ảnh hưởng xấu bởi thời tiết bất lợi, giá cả thấp. Vì vậy, tỉnh đang tập trung xây dựng thương hiệu điều, đồng thời tìm đầu ra, hỗ trợ khoa học kỹ thuật cho người trồng điều để nâng cao lợi nhuận”.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thời gian qua, năng suất và chất lượng hạt điều giảm do ảnh hưởng của thời tiết, giá cả thị trường lại bấp bênh khiến nhiều nông dân chặt bỏ điều để chuyển sang trồng các loại cây công nghiệp khác.
Theo thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh, chỉ trong 2 năm (2011-2012), diện tích trồng điều của tỉnh giảm gần 500 ha; riêng vụ điều năm 2013, toàn tỉnh giảm thêm gần 900 ha (năm 2012 có 13.092 ha, nay còn 12.700 ha).
Trong khi đó, tỉnh Đồng Nai vẫn xem điều là cây chủ lực. Ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, cho biết tỉnh đang có chiến lược riêng cho cây điều. Chương trình này do Donafood chủ trì và Sở NN-PTNT hỗ trợ thực hiện nhằm xây dựng vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến điều trong tỉnh.
Cần vùng nguyên liệu riêng
Trước tình hình sản xuất, chế biến điều bị co cụm, ông Phạm Minh Đạo cho rằng cần phải có những chính sách hỗ trợ nông dân trồng điều về cây giống, hệ thống tưới nước, vật tư nông nghiệp.
Đặc biệt, cần có chính sách chia sẻ rủi ro với người trồng điều, nhất là khi giá điều không được cao và luôn biến động bất lợi; phải có sự phối hợp thực hiện của nhiều đơn vị để giúp phát triển vùng nguyên liệu.
Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), phân tích: “Vấn đề không phải là diện tích trồng lớn hay nhỏ mà quan trọng là năng suất, chất lượng nhân điều. Thực tế, thời gian qua, nhân điều có xuất xứ từ Việt Nam đã được bạn hàng quốc tế đánh giá rất cao bởi chất lượng, tiêu chuẩn hạt tốt. Cho nên, khi phát triển vùng nguyên liệu điều, chúng ta cần dồn các nguồn lực vào đầu tư cây giống, phân bón, tưới tiêu phù hợp để vùng nguyên liệu điều cho năng suất, chất lượng cao hơn”.
“Sắp tới, chúng ta phải nâng giá xuất khẩu điều nhân lên 15%-20% nhưng không được trộn lẫn nhân điều Việt Nam với nhân điều nhập khẩu từ các nước khu vực châu Phi (cũ và kém chất lượng) để giữ chất lượng, qua đó xây dựng thương hiệu điều của Việt Nam” - ông Thanh khuyến cáo.
Giữ giá xuất khẩu để cứu người trồng Theo ông Nguyễn Văn Chiểu, Phó Chủ tịch Vinacas, Ấn Độ sắp phải mua một lượng lớn điều nhân để tiêu thụ trong những tháng hè năm nay. Còn thị trường Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, lượng điều nhân trong các kho dự trữ của các doanh nghiệp không nhiều nên họ sẽ tìm kiếm đơn hàng từ Việt Nam. Vì thế, nếu thi nhau hạ giá điều nhân xuất khẩu như hiện nay thì để có lợi nhuận, doanh nghiệp phải hạ giá mua điều thô của người trồng. “Với mức giá khoảng 24.000-25.000 đồng/kg như hiện nay, người trồng điều chỉ lãi khoảng 2.000-3.000 đồng/kg. Nếu giá cứ tiếp tục giảm nữa thì chuyện người dân chặt điều trồng cây khác là khó tránh” - ông Chiểu nói. |
Theo Hữu Chiến
Người lao động
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tỷ giá 07/01/2015
- PV OIL giảm giá xăng dầu từ 16 giờ 30 phút ngày 06/01/2015 06/01/2015
- Thị trường cà phê ngày 06/01/2015 06/01/2015
- "Nóng" với cây Hồ tiêu 05/01/2015
- Sản lượng cà phê năm 2015 có thể giảm 20-25% 05/01/2015
- Thị trường cà phê ngày 31/12/2014 31/12/2014
- Khi người ngoài nắm quyền xuất khẩu 30/12/2014
- Giá cà phê rớt: Có gì bất ngờ? 29/12/2014
- NHNN hướng dẫn việc cho vay ngoại tệ đến hết năm 2015 26/12/2014
- Ngành điều vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu 26/12/2014