Đắk Nông trồng lại 700ha càphê già, năng suất thấp
Hiện nay diện tích càphê toàn tỉnh Đắk Nông có hơn 114.000ha, trong đó khoảng 20% diện tích cây càphê lâu năm, già cỗi, năng xuất kém dưới 2 tấn/ha cần được tái canh.
Ông Hồ Gấm, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Nông cho biết trong năm nay toàn tỉnh được cấp hạt giống để người dân tái canh khoảng 700ha cây càphê già cỗi, kém chất lượng, năng suất không đạt yêu cầu.
Hiện nay diện tích càphê toàn tỉnh có hơn 114.000ha, trong đó khoảng 20% diện tích cây càphê lâu năm, già cỗi, năng xuất kém dưới 2 tấn/ha cần được tái canh. Diện tích này trồng đã quá lâu năm, cây cho nâng suất thấp, chất lượng hạt kém không mang lại hiệu quả kinh tế.
Diện tích càphê già cỗi cần được tái canh được người dân trồng từ nhiều nguồn giống khác nhau nên ít nhiều hiện nay ảnh hưởng về chất lượng và sản lượng sau một thời gian dài kinh doanh. Đặc biệt trong mùa khô hạn kéo dài, nhiều diện tích cây càphê già cỗi, giống kém chất lượng không có sức chống khô hạn, khả năng kháng các loại sâu bệnh yếu, sinh trưởng phát triển kém… nên thay loài giống mới có khả năng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt, tăng năng suất và chất lượng cao.
Tại tỉnh Đắk Nông, cây càphê được xem là loại cây chủ lực gắn bó lâu dài mang lại nguồn thu nhập chính cho hàng nghìn nông hộ nên việc tái canh phải cần có thời gian và phương án tái canh cho hợp lý không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập, đời sống kinh tế gia đình. Thực hiện tái canh phải tập trung, không trồng lẻ tẻ hay trồng dạm sẽ dẫn đến nông dân chăn sóc không tốt, hiệu quả sống không cao.
Riêng năm 2012, toàn tỉnh Đắk Nông đã thực hiện tái canh khoảng 500ha. Theo K’GỬIH
TTXVN
Ông Hồ Gấm, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Nông cho biết trong năm nay toàn tỉnh được cấp hạt giống để người dân tái canh khoảng 700ha cây càphê già cỗi, kém chất lượng, năng suất không đạt yêu cầu.
Hiện nay diện tích càphê toàn tỉnh có hơn 114.000ha, trong đó khoảng 20% diện tích cây càphê lâu năm, già cỗi, năng xuất kém dưới 2 tấn/ha cần được tái canh. Diện tích này trồng đã quá lâu năm, cây cho nâng suất thấp, chất lượng hạt kém không mang lại hiệu quả kinh tế.
Diện tích càphê già cỗi cần được tái canh được người dân trồng từ nhiều nguồn giống khác nhau nên ít nhiều hiện nay ảnh hưởng về chất lượng và sản lượng sau một thời gian dài kinh doanh. Đặc biệt trong mùa khô hạn kéo dài, nhiều diện tích cây càphê già cỗi, giống kém chất lượng không có sức chống khô hạn, khả năng kháng các loại sâu bệnh yếu, sinh trưởng phát triển kém… nên thay loài giống mới có khả năng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt, tăng năng suất và chất lượng cao.
Tại tỉnh Đắk Nông, cây càphê được xem là loại cây chủ lực gắn bó lâu dài mang lại nguồn thu nhập chính cho hàng nghìn nông hộ nên việc tái canh phải cần có thời gian và phương án tái canh cho hợp lý không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập, đời sống kinh tế gia đình. Thực hiện tái canh phải tập trung, không trồng lẻ tẻ hay trồng dạm sẽ dẫn đến nông dân chăn sóc không tốt, hiệu quả sống không cao.
Riêng năm 2012, toàn tỉnh Đắk Nông đã thực hiện tái canh khoảng 500ha. Theo K’GỬIH
TTXVN
- Thực hư chuyện thu mua rễ tiêu ở Gia Lai 09/04/2013
- Dự báo sản lượng tiêu năm nay giảm 20% 09/04/2013
- Xuất khẩu cà phê: điều tiết cung, giữ ưu thế giá 09/04/2013
- Ngân hàng chờ tham gia môi giới hàng hóa 09/04/2013
- Thị trường hàng hóa trong nước tuần đến 7/4/2013 09/04/2013
- Giá hàng hóa thế giới có thể tiếp tục giảm trong năm nay 08/04/2013
- Việt Nam tăng cung ra thị trường, giá cà phê chịu áp lực giảm 08/04/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên giảm về mức 43,1 triệu đồng/tấn 05/04/2013
- Xuất khẩu cà phê Việt Nam có thể giảm trong tháng 4 05/04/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên vượt 43,5 triệu đồng/tấn 04/04/2013