Tổng hợp thị trường hàng hóa thế giới tuần 28/4-5/5
Đầu tuần, giá hàng hóa lao dốc sau số liệu sản xuất Trung Quốc, từ giữa tuần giá phục hồi mạnh nhờ chính sách kích thích kinh tế của Mỹ, châu Âu.
Kết thúc tuần này, chỉ số giá hàng hóa S&P GSCI, theo dõi giá 24 hàng hóa nguyên liệu thô tăng 1,4% lên 631,08 điếm, ghi nhận tuần tăng thứ 2 liên tiếp. Giá dầu, giá ngô đều giữ mức cao nhất 1 tháng, giá vàng tiếp tục phục hồi.
Tuần qua, thị trường hàng hóa phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế vĩ mô. Các thông tin từ những nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu và Trung Quốc ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa.
Đầu tuần, Trung Quốc cho biết chỉ số quản lý mua hàng sản xuất giảm xuống 50,6 điểm trong tháng 4, không đạt kỳ vọng các chuyên gia. Ngay sau tin này giá hàng hóa nguyên liệu đồng loạt giảm mạnh, chỉ số S&P GSCI lao dốc 2%, trong đó giá nhôm và dầu giảm gần 3%. Tiếp sau đó là các số liệu cho thấy tăng trưởng sản xuất Mỹ và Anh chậm lại trong tháng 4 cũng gây áp lực cho giá hàng hóa nguyên liệu.
Tuy nhiên từ giữa tuần trở đi, giá hàng hóa phục hồi mạnh trở lại sau các động thái của Ngân hàng Trung ương các nước kích thích kinh tế. Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ chương trình mua trái phiếu 85 tỷ USD mỗi tháng, Ngân hàng trung ương châu Âu EU hạ lãi suất cơ bản đầu tiên trong 10 tháng xuống thấp kỷ lục 0,5%. Điều này làm tăng cường lạc quan của giới đầu tư về khả năng phục hồi kinh tế toàn cầu.
Dầu thô
Gíá dầu thô WTI giao kỳ hạn tháng 6 tại New York tăng 2,8% lên 95,61 USD/thùng, cao nhất 1 tháng qua. Trên sàn ICE, giá dầu Brent cùng kỳ hạn tháng 6 tăng gần 1% lên 104,19 USD/thùng. Chênh lệch giá giữa 2 loại dầu trên thu hẹp còn 8,58 USD/thùng, thấp nhất kể từ cuối năm 2011.
Trong tuần giá dầu có phiên giảm mạnh khoảng 2,5% so Mỹ thông báo nguồn dầu dự trữ nước này lên cao nhất 82 năm, trong khi lượng tiêu thụ xăng dầu nội địa giảm. Tuy nhiên giá phục hồi ngay sau đó nhờ những số liệu khả quan trong thị trường việc làm Mỹ và các gói kích cầu của châu Âu và Mỹ.
Deutsche Bank nghiên cứu mối quan hệ giữa dầu thô và đồng USD. Ngân hàng này nhận định đồng USD sẽ mạnh lên trong dài hạn có thể đẩy giá dầu giảm trong thời gian tới.
Các nước thành viên OPEC đang chuẩn bị cho cuộc họp cuối tháng này tại Viên, Áo.
Vàng
Giá vàng tiếp tục phục hồi từ mức thấp nhất 2 năm từ giữa tháng 4. Giá vàng giao tháng 6 trên sàn Comex tăng 0,8% so với tuần trước chốt tuần tại 1.464,2 USD/oz. Tuy nhiên khả năng tăng tiếp trong tuần tới là rất thấp.
Lượng nắm giữ vàng của quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust xuống thấp nhất kể từ tháng 9/2009. Từ đầu năm đến nay, quỹ bán ròng 285 tấn vàng, gấp 3 lần lượng mua ròng năm ngoái.
Các nhà đầu tư mất niềm tin vào vai trò lưu trữ giá trị của vàng ngay cả khi lạm phát sẽ leo thang do các ngân hàng trung ương bơm tiền kỷ lục và khủng hoảng nợ châu Âu tiếp tục lún sâu. Theo khảo sát của Bloomberg, các nhà giao dịch tỏ ra bi quan về giá vàng nhất 3 năm qua.
Đồng
Giá đồng tuần này tăng mạnh 3,3% so với tuần trước, giá giao sau 3 tháng tại sàn LME chốt tuần tại 7.265 USD/tấn.
Thị trường đồng khá yên tĩnh đầu tuần do nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới nghỉ lễ 3 ngày đầu tuần, một số nước châu Âu, châu Mỹ Latin, châu Á cũng nghỉ ngày ngày quốc tế Lao động 1/5. Tuy nhiên đến cuối tuần, thị trường nhanh chóng sôi động trở lại. Phiên cuối tuần giá đồng tăng mạnh nhất 18 tháng sau quyết định kích thích kinh tế của Fed và ECB. Giới đầu tư có cái nhìn khả quan hơn về triển vọng tiêu thụ kim loại cơ bản thời gian tới khi kinh tế và sản xuất các nước phục hồi.
Các chuyên gia dự báo giá đồng sẽ tăng lên 8.000 USD/tấn đến cuối tháng 6.
Ngũ cốc, hạt có dầu
Trên sàn Chicago, giá các loại nông sản tăng so với cuối tuần trước. Giá ngô giao tháng 7 tăng mạnh 6,7% lên 6,612 USD/giạ. Giá lúa mì giao tháng 7 tăng 4,1% lên 7,21 USD/giạ, trong khi giá đậu tương cùng kỳ hạn tháng 7 chỉ tăng nhẹ 0,4% lên 13,872 USD/giạ.
Giá ngô tiếp tục chịu áp lực do tiến độ gieo hạt chậm trễ của những vùng trồng ngô chính của Mỹ do thời tiết tiếp tục mưa. Tính đến nay, mơi chỉ có 5% diện tích quy hoạch trồng ngô Mỹ đã được gieo hạt, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái đạt 49%, mức trung bình 5 năm trở lại đây cũng đạt trên 30%. Dự báo tuần tới tiến độ gieo hạt tiếp tục chậm chạp.
Giá đậu tương tăng do ảnh hưởng gián tiếp từ tiến độ gieo hạt ngô. Đậu tương là cây ngắn ngày thường trồng xen canh gối vụ với ngô. Trong khi nông dân Mỹ kiên trì trồng ngô, gieo hạt chậm trễ dẫn tới thu hoạch chậm trễ, diện tích chuyển đổi sau thu hoạch sang trồng đậu tương sẽ giảm.
GAFIN.VN
Tuần qua, thị trường hàng hóa phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế vĩ mô. Các thông tin từ những nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu và Trung Quốc ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa.
Đầu tuần, Trung Quốc cho biết chỉ số quản lý mua hàng sản xuất giảm xuống 50,6 điểm trong tháng 4, không đạt kỳ vọng các chuyên gia. Ngay sau tin này giá hàng hóa nguyên liệu đồng loạt giảm mạnh, chỉ số S&P GSCI lao dốc 2%, trong đó giá nhôm và dầu giảm gần 3%. Tiếp sau đó là các số liệu cho thấy tăng trưởng sản xuất Mỹ và Anh chậm lại trong tháng 4 cũng gây áp lực cho giá hàng hóa nguyên liệu.
Tuy nhiên từ giữa tuần trở đi, giá hàng hóa phục hồi mạnh trở lại sau các động thái của Ngân hàng Trung ương các nước kích thích kinh tế. Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ chương trình mua trái phiếu 85 tỷ USD mỗi tháng, Ngân hàng trung ương châu Âu EU hạ lãi suất cơ bản đầu tiên trong 10 tháng xuống thấp kỷ lục 0,5%. Điều này làm tăng cường lạc quan của giới đầu tư về khả năng phục hồi kinh tế toàn cầu.
Dầu thô
Gíá dầu thô WTI giao kỳ hạn tháng 6 tại New York tăng 2,8% lên 95,61 USD/thùng, cao nhất 1 tháng qua. Trên sàn ICE, giá dầu Brent cùng kỳ hạn tháng 6 tăng gần 1% lên 104,19 USD/thùng. Chênh lệch giá giữa 2 loại dầu trên thu hẹp còn 8,58 USD/thùng, thấp nhất kể từ cuối năm 2011.
Trong tuần giá dầu có phiên giảm mạnh khoảng 2,5% so Mỹ thông báo nguồn dầu dự trữ nước này lên cao nhất 82 năm, trong khi lượng tiêu thụ xăng dầu nội địa giảm. Tuy nhiên giá phục hồi ngay sau đó nhờ những số liệu khả quan trong thị trường việc làm Mỹ và các gói kích cầu của châu Âu và Mỹ.
Deutsche Bank nghiên cứu mối quan hệ giữa dầu thô và đồng USD. Ngân hàng này nhận định đồng USD sẽ mạnh lên trong dài hạn có thể đẩy giá dầu giảm trong thời gian tới.
Các nước thành viên OPEC đang chuẩn bị cho cuộc họp cuối tháng này tại Viên, Áo.
Vàng
Giá vàng tiếp tục phục hồi từ mức thấp nhất 2 năm từ giữa tháng 4. Giá vàng giao tháng 6 trên sàn Comex tăng 0,8% so với tuần trước chốt tuần tại 1.464,2 USD/oz. Tuy nhiên khả năng tăng tiếp trong tuần tới là rất thấp.
Lượng nắm giữ vàng của quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust xuống thấp nhất kể từ tháng 9/2009. Từ đầu năm đến nay, quỹ bán ròng 285 tấn vàng, gấp 3 lần lượng mua ròng năm ngoái.
Các nhà đầu tư mất niềm tin vào vai trò lưu trữ giá trị của vàng ngay cả khi lạm phát sẽ leo thang do các ngân hàng trung ương bơm tiền kỷ lục và khủng hoảng nợ châu Âu tiếp tục lún sâu. Theo khảo sát của Bloomberg, các nhà giao dịch tỏ ra bi quan về giá vàng nhất 3 năm qua.
Đồng
Giá đồng tuần này tăng mạnh 3,3% so với tuần trước, giá giao sau 3 tháng tại sàn LME chốt tuần tại 7.265 USD/tấn.
Thị trường đồng khá yên tĩnh đầu tuần do nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới nghỉ lễ 3 ngày đầu tuần, một số nước châu Âu, châu Mỹ Latin, châu Á cũng nghỉ ngày ngày quốc tế Lao động 1/5. Tuy nhiên đến cuối tuần, thị trường nhanh chóng sôi động trở lại. Phiên cuối tuần giá đồng tăng mạnh nhất 18 tháng sau quyết định kích thích kinh tế của Fed và ECB. Giới đầu tư có cái nhìn khả quan hơn về triển vọng tiêu thụ kim loại cơ bản thời gian tới khi kinh tế và sản xuất các nước phục hồi.
Các chuyên gia dự báo giá đồng sẽ tăng lên 8.000 USD/tấn đến cuối tháng 6.
Ngũ cốc, hạt có dầu
Trên sàn Chicago, giá các loại nông sản tăng so với cuối tuần trước. Giá ngô giao tháng 7 tăng mạnh 6,7% lên 6,612 USD/giạ. Giá lúa mì giao tháng 7 tăng 4,1% lên 7,21 USD/giạ, trong khi giá đậu tương cùng kỳ hạn tháng 7 chỉ tăng nhẹ 0,4% lên 13,872 USD/giạ.
Giá ngô tiếp tục chịu áp lực do tiến độ gieo hạt chậm trễ của những vùng trồng ngô chính của Mỹ do thời tiết tiếp tục mưa. Tính đến nay, mơi chỉ có 5% diện tích quy hoạch trồng ngô Mỹ đã được gieo hạt, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái đạt 49%, mức trung bình 5 năm trở lại đây cũng đạt trên 30%. Dự báo tuần tới tiến độ gieo hạt tiếp tục chậm chạp.
Giá đậu tương tăng do ảnh hưởng gián tiếp từ tiến độ gieo hạt ngô. Đậu tương là cây ngắn ngày thường trồng xen canh gối vụ với ngô. Trong khi nông dân Mỹ kiên trì trồng ngô, gieo hạt chậm trễ dẫn tới thu hoạch chậm trễ, diện tích chuyển đổi sau thu hoạch sang trồng đậu tương sẽ giảm.
GAFIN.VN
- Giá hạt tiêu Việt Nam được lợi lớn nhờ giao dịch trên sàn Singapore 08/05/2012
- Việt Nam và Brazil, câu chuyện về hai thị trường cà phê 07/05/2012
- Giá tiêu có thể xuống 6.000 USD/tấn khi Việt Nam và Indonesia vào mùa thu hoạch 10/04/2012
- Thông tin thay thế xăng RON92 30/11/2016
- PV OIL điều chỉnh giá bán lẻ, bán buôn xăng dầu 18/02/2016
- Kể từ 15h ngày 3/2, giá xăng Ron 92 giảm 729 đồng xuống khoảng 14.713 đồng/lít... 03/02/2016
- PV OIL điều chỉnh giá bán lẻ, bán buôn xăng dầu từ 15h00 phút, ngày 19/01/2016 19/01/2016
- PV OIL điều chỉnh giá bán lẻ, bán buôn xăng dầu từ 15h00 phút, ngày 04/01/2015 04/01/2016
- Sẽ có thay đổi lớn về chính sách ngoại tệ 28/12/2015
- Thê thảm niên vụ cà phê 2014 – 2015 11/12/2015