Cà phê: Giàu nhờ bạn, sang…vì tin đồn!
(TBKTSG Online) - Sau 5 ngày nghỉ lễ, giá cà phê nội địa tăng sau khi các sàn kỳ hạn vọt lên cao bất ngờ nhờ các tin đồn từ Brazil. Tuy nhiên, chưa nên mừng vội vì giá robusta Liffe NYSE đang còn khá “dật dờ”.
Vừa nghỉ…vừa được thưởng
Trong khi nước ta nghỉ lễ 30-4 và 1-5, các sàn kỳ hạn vẫn hoạt động bình thường. Ngay ngày quay lại làm việc, thứ Năm 2-5, giá các sàn kỳ hạn bất ngờ bật dậy: giá kỳ hạn cơ sở tháng giao dịch chính (7-2013) arabica New York tăng 4,75 cts/lb tức 105 đô la/tấn và robusta London tăng 21 đô la/tấn. Giá hôm ấy bất ngờ tăng do tin đồn rằng chính phủ Brazil đã chấp thuận nâng giá tối thiểu cà phê trên thị trường nội địa.
Đến phiên giao dịch cuối tuần thứ Sáu 3-5, giá kỳ hạn robusta Liffe NYSE lững thững quanh mức cao cũ trong khi arabica Ice tăng tiếp. Đóng cửa khuya thứ Sáu rạng sáng thứ Bảy 4-5, giá robusta London đứng mức 2.020 đô la Mỹ/tấn, cả tuần tăng 13 đô la (xin xem biểu đồ 1 phía trên). Bên phía arabica tăng mạnh hơn. Sàn arabica Ice New York cả tuần tăng 6,95 cts/lb hay 153 đô la/tấn.
Nhờ thế, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên như “vừa nghỉ vừa được thưởng” với giá cao ở mức 43.000 đồng/kg. Ngoài ra người tránh thuế VAT có thể mua cao hơn với mức 43.500-43.700 đồng.
Giàu nhờ bạn, sang…nhờ tin sương giá
Cách đây một tháng, tại một hội nghị chuyên ngành tại London, một vị vụ trưởng thuộc Bộ Nông nghiệp Brazil đã nói bóng gió rằng Brazil đề xuất nâng giá cà phê nội địa lên thêm 30% cho arabica và 15% cho robusta. Giả sử đề xuất nâng giá được chấp thuận hoàn toàn, mức giá tối thiểu mới sẽ chừng 2.850 đô la Mỹ/tấn cho arabica và 1.500 đô la Mỹ/tấn cho robusta.
Đến nay, thị trường vẫn nhốn nháo theo tin đồn vì Brazil vẫn chưa công bố chính thức có nâng giá hay không. Trong lúc tranh tối tranh sáng, các nhà đầu cơ nhảy vào mua mạnh giúp giá từ hôm ấy tăng cao. Đồng thời, tuần tới cũng là thời điểm bắt đầu dấy lên các tin đồn về sương giá khi nước này vào mùa lạnh.
Tuy nhiên, thị trường đang rất phân vân liệu các mức giá đưa ra là cứng hay mềm. Nếu giá thụt xuống dưới mức ấy thì sao, liệu có thay đổi nữa không hay bấy giờ vẫn giữ nguyên và rồi Brazil phải đề nghị hạ mức lãi suất tín dụng để tạo điều kiện cho nông dân giữ hàng. Kinh nghiệm cho thấy, khi giá chạm đến mức tối thiểu, nếu chính phủ Brazil ra tay mua trữ, chắc chắn thị trường sẽ có lực đỡ; còn nếu để nông dân “tự xử”, giá sẽ phải lao đao vì không chóng thì chầy, nông dân Brazil buộc phải bán ra do lượng hàng tồn đọng chưa bán từ mùa cũ còn quá nhiều. Vả lại, họ hiện đang đối diện với một mùa “thất” bội thu.
Thông thường, cây cà phê arabica Brazil theo chu kỳ một năm được mùa, tiếp theo sau là năm mất mùa. Niên vụ arabica 2013-14 của Brazil sẽ là năm “thất” theo luật ấy. Chỉ còn vài tuần nữa là nước này vào vụ mới. Theo ước lượng của Bộ Nông nghiệp Brazil, vụ 2013-14 của họ sẽ là vụ được nhất của các năm theo chu kỳ “mất” với chừng 52 triệu bao, so với vụ 2012-13 là 56 triệu bao.
Brazil quyết giành thị trường?
Thống kê sơ kết cà phê xuất khẩu tháng 4-2013 của Brazil ước sẽ đạt 2,46 triệu bao, tăng 39,77% so với cùng kỳ năm 2012. Đẩy mạnh xuất khẩu cà phê để chiếm lại thị phần đang trở thành ưu tiên hàng đầu của ngành cà phê nước này do sản lượng các năm gần đây bùng phát quá mạnh.
Nên, nếu như quyết định nâng giá là có thực nhằm ý đồ “giữ hàng”, thì đấy là một quyết định “quả cảm”. Vì, mấy năm nay, do mất thị phần cà phê vào tay các nước xuất khẩu robusta, Brazil hình như muốn thả lỏng, bán nhiều bán rẻ bán cho đến khi giá cách biệt giữa hai loại cà phê nghiêng phần có lợi về phía arabica.
Trên thị trường cà phê thế giới, đối với các hãng rang xay, giá cách biệt giữa hai loại cà phê arabica và robusta hết sức quan trọng. Mức cách biệt càng lớn, chứng tỏ robusta rẻ hơn; ngược lại, mức này càng nhỏ, robusta được xem mắc hơn. Các nhà chế biến thường ưu tiên chọn giá rẻ để hạ giá thành sản phẩm của mình.
Theo số liệu thống kê có được từ Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), trong tháng 3-2013, giá cách biệt bình quân giữa hai sàn kỳ hạn arabica Ice và robusta Liffe NYSE là 975 đô la/tấn. Trong khi đó, mức cách biệt arabica chế biến khô của Brazil (naturals) với robusta chỉ là 603 đô la/tấn. So với tháng 3/2012, giá cách biệt giữa hai sàn là chừng 2:1 (2148 đô la/tấn), còn arabica chế biến khô Brazil với robusta là 3:1 (1950 đô la/tấn). Điều này cho thấy rằng Brazil vẫn khuyến khích xuất khẩu mạnh vì thị phần hơn bất cứ thứ gì khác.(Xin xem biểu đồ 2 gồm đường màu xanh rêu biểu thị cho giá cách biệt bình quân theo tháng giữa hai sàn kỳ hạn và màu đỏ cho arabica chế biến khô Brazil với robusta).
Nguyễn Quang Bình
Vừa nghỉ…vừa được thưởng
Trong khi nước ta nghỉ lễ 30-4 và 1-5, các sàn kỳ hạn vẫn hoạt động bình thường. Ngay ngày quay lại làm việc, thứ Năm 2-5, giá các sàn kỳ hạn bất ngờ bật dậy: giá kỳ hạn cơ sở tháng giao dịch chính (7-2013) arabica New York tăng 4,75 cts/lb tức 105 đô la/tấn và robusta London tăng 21 đô la/tấn. Giá hôm ấy bất ngờ tăng do tin đồn rằng chính phủ Brazil đã chấp thuận nâng giá tối thiểu cà phê trên thị trường nội địa.
Biểu đồ 1: Giá đóng cửa tuần qua của sàn kỳ hạn robusta Liffe NYSE (tác giả tổng hợp) |
Đến phiên giao dịch cuối tuần thứ Sáu 3-5, giá kỳ hạn robusta Liffe NYSE lững thững quanh mức cao cũ trong khi arabica Ice tăng tiếp. Đóng cửa khuya thứ Sáu rạng sáng thứ Bảy 4-5, giá robusta London đứng mức 2.020 đô la Mỹ/tấn, cả tuần tăng 13 đô la (xin xem biểu đồ 1 phía trên). Bên phía arabica tăng mạnh hơn. Sàn arabica Ice New York cả tuần tăng 6,95 cts/lb hay 153 đô la/tấn.
Nhờ thế, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên như “vừa nghỉ vừa được thưởng” với giá cao ở mức 43.000 đồng/kg. Ngoài ra người tránh thuế VAT có thể mua cao hơn với mức 43.500-43.700 đồng.
Giàu nhờ bạn, sang…nhờ tin sương giá
Cách đây một tháng, tại một hội nghị chuyên ngành tại London, một vị vụ trưởng thuộc Bộ Nông nghiệp Brazil đã nói bóng gió rằng Brazil đề xuất nâng giá cà phê nội địa lên thêm 30% cho arabica và 15% cho robusta. Giả sử đề xuất nâng giá được chấp thuận hoàn toàn, mức giá tối thiểu mới sẽ chừng 2.850 đô la Mỹ/tấn cho arabica và 1.500 đô la Mỹ/tấn cho robusta.
Đến nay, thị trường vẫn nhốn nháo theo tin đồn vì Brazil vẫn chưa công bố chính thức có nâng giá hay không. Trong lúc tranh tối tranh sáng, các nhà đầu cơ nhảy vào mua mạnh giúp giá từ hôm ấy tăng cao. Đồng thời, tuần tới cũng là thời điểm bắt đầu dấy lên các tin đồn về sương giá khi nước này vào mùa lạnh.
Tuy nhiên, thị trường đang rất phân vân liệu các mức giá đưa ra là cứng hay mềm. Nếu giá thụt xuống dưới mức ấy thì sao, liệu có thay đổi nữa không hay bấy giờ vẫn giữ nguyên và rồi Brazil phải đề nghị hạ mức lãi suất tín dụng để tạo điều kiện cho nông dân giữ hàng. Kinh nghiệm cho thấy, khi giá chạm đến mức tối thiểu, nếu chính phủ Brazil ra tay mua trữ, chắc chắn thị trường sẽ có lực đỡ; còn nếu để nông dân “tự xử”, giá sẽ phải lao đao vì không chóng thì chầy, nông dân Brazil buộc phải bán ra do lượng hàng tồn đọng chưa bán từ mùa cũ còn quá nhiều. Vả lại, họ hiện đang đối diện với một mùa “thất” bội thu.
Thông thường, cây cà phê arabica Brazil theo chu kỳ một năm được mùa, tiếp theo sau là năm mất mùa. Niên vụ arabica 2013-14 của Brazil sẽ là năm “thất” theo luật ấy. Chỉ còn vài tuần nữa là nước này vào vụ mới. Theo ước lượng của Bộ Nông nghiệp Brazil, vụ 2013-14 của họ sẽ là vụ được nhất của các năm theo chu kỳ “mất” với chừng 52 triệu bao, so với vụ 2012-13 là 56 triệu bao.
Brazil quyết giành thị trường?
Thống kê sơ kết cà phê xuất khẩu tháng 4-2013 của Brazil ước sẽ đạt 2,46 triệu bao, tăng 39,77% so với cùng kỳ năm 2012. Đẩy mạnh xuất khẩu cà phê để chiếm lại thị phần đang trở thành ưu tiên hàng đầu của ngành cà phê nước này do sản lượng các năm gần đây bùng phát quá mạnh.
Biểu đồ 2: Giá cách biệt giữa arabica với robusta (tác giả tổng hợp số liệu của ICO) |
Nên, nếu như quyết định nâng giá là có thực nhằm ý đồ “giữ hàng”, thì đấy là một quyết định “quả cảm”. Vì, mấy năm nay, do mất thị phần cà phê vào tay các nước xuất khẩu robusta, Brazil hình như muốn thả lỏng, bán nhiều bán rẻ bán cho đến khi giá cách biệt giữa hai loại cà phê nghiêng phần có lợi về phía arabica.
Trên thị trường cà phê thế giới, đối với các hãng rang xay, giá cách biệt giữa hai loại cà phê arabica và robusta hết sức quan trọng. Mức cách biệt càng lớn, chứng tỏ robusta rẻ hơn; ngược lại, mức này càng nhỏ, robusta được xem mắc hơn. Các nhà chế biến thường ưu tiên chọn giá rẻ để hạ giá thành sản phẩm của mình.
Theo số liệu thống kê có được từ Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), trong tháng 3-2013, giá cách biệt bình quân giữa hai sàn kỳ hạn arabica Ice và robusta Liffe NYSE là 975 đô la/tấn. Trong khi đó, mức cách biệt arabica chế biến khô của Brazil (naturals) với robusta chỉ là 603 đô la/tấn. So với tháng 3/2012, giá cách biệt giữa hai sàn là chừng 2:1 (2148 đô la/tấn), còn arabica chế biến khô Brazil với robusta là 3:1 (1950 đô la/tấn). Điều này cho thấy rằng Brazil vẫn khuyến khích xuất khẩu mạnh vì thị phần hơn bất cứ thứ gì khác.(Xin xem biểu đồ 2 gồm đường màu xanh rêu biểu thị cho giá cách biệt bình quân theo tháng giữa hai sàn kỳ hạn và màu đỏ cho arabica chế biến khô Brazil với robusta).
Nguyễn Quang Bình
- Doanh nghiệp xuất khẩu điều lo bị thua lỗ 25/03/2013
- Lo ngại chất lượng cà phê giảm do hạn hán 25/03/2013
- Cà phê: Mưa chưa nhiều, giá đã xiêu! 25/03/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên giảm 200 nghìn đồng/tấn 23/03/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên lùi về mốc 45 triệu đồng/tấn 20/03/2013
- Tổng hợp thị trường cà phê tuần 11 (11/3 – 16/3/2013) 18/03/2013
- Bản tin thị trường cà phê ngày 14+15/3/2013 18/03/2013
- Giá điều thô trong nước trên đà tăng mạnh 13/03/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên chạm mốc 45 triệu đồng/tấn, cao nhất 1,5 năm 13/03/2013
- Cà phê Việt Nam: nguồn cung hạn chế do nông dân tích trữ 13/03/2013