DN nước ngoài không được mua cà phê trực tiếp từ nông dân
Một góc nhà máy chế biến cà phê nhân xuất khẩu của Nedcoffee, doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hà Lan tại Dak Lak (ảnh chỉ có tính minh họa) - Ảnh: Hồng Văn
(TBKTSG Online) – Các tranh cãi liên miên giữa các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước và các nhà xuất khẩu cà phê có vốn nước ngoài diễn ra trong 3 - 4 năm qua sẽ chấm dứt vào ngày 7-6 tới khi mà các các nhà xuất khẩu cà phê nước ngoài không được phép mua cà phê trực tiếp từ nông dân, không được tổ chức mạng lưới mua gom cà phê.
Đây là 1 phần trong Thông tư 08/2013/TT-BTC do Bộ Công Thương ban hành quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Tại khoản 4 điều 3 của thông tư quy định “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu; không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm việc mở địa điểm để mua gom hàng hóa xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác”.
Trong 3-4 năm qua, mặc dù chỉ một số ít doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) kinh doanh xuất khẩu cà phê so với hàng trăm doanh nghiệp cà phê trong nước nhưng thị phần xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp FDI tăng mạnh và trong 1,1-1,3 triệu tấn cà phê xuất khẩu hàng năm của Việt Nam thì ước tính, các doanh nghiệp FDI chiếm tới 60-65%.
Tại Dak Lak, nơi chiếm hơn 1 nửa khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam thì báo cáo của UBND tỉnh này vào giữa năm ngoái cho biết doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước tại Dak Lak ngày càng mất thị phần mua cà phê xuất khẩu và các doanh nghiệp FDI đã mua trên 60% sản lượng cà phê, trong khi chỉ có vài doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh trong hàng chục doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của tỉnh này.
Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) hiện nay có 87 doanh nghiệp hội viên, trong đó có 14 doanh nghiệp hội viên liên kết có vốn đầu tư nước ngoài. Vicofa thừa nhận, một số doanh nghiệp FDI đã lập trạm thu mua cà phê trực tiếp từ người dân, tuy có đưa giá cà phê trong nước tăng lên nhưng lại nhận được những phản ánh “không tốt” từ các doanh nghiệp thu mua cà phê trong nước lẫn chính quyền một số địa phương.
Không chỉ cà phê, Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam gần đây cũng lo ngại khi một số ít các các doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu hạt tiêu nhưng chiếm hơn 35% thị phần xuất khẩu tiêu của cả nước.
Hồng Ngọc
Đây là 1 phần trong Thông tư 08/2013/TT-BTC do Bộ Công Thương ban hành quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Tại khoản 4 điều 3 của thông tư quy định “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu; không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm việc mở địa điểm để mua gom hàng hóa xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác”.
Trong 3-4 năm qua, mặc dù chỉ một số ít doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) kinh doanh xuất khẩu cà phê so với hàng trăm doanh nghiệp cà phê trong nước nhưng thị phần xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp FDI tăng mạnh và trong 1,1-1,3 triệu tấn cà phê xuất khẩu hàng năm của Việt Nam thì ước tính, các doanh nghiệp FDI chiếm tới 60-65%.
Tại Dak Lak, nơi chiếm hơn 1 nửa khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam thì báo cáo của UBND tỉnh này vào giữa năm ngoái cho biết doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước tại Dak Lak ngày càng mất thị phần mua cà phê xuất khẩu và các doanh nghiệp FDI đã mua trên 60% sản lượng cà phê, trong khi chỉ có vài doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh trong hàng chục doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của tỉnh này.
Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) hiện nay có 87 doanh nghiệp hội viên, trong đó có 14 doanh nghiệp hội viên liên kết có vốn đầu tư nước ngoài. Vicofa thừa nhận, một số doanh nghiệp FDI đã lập trạm thu mua cà phê trực tiếp từ người dân, tuy có đưa giá cà phê trong nước tăng lên nhưng lại nhận được những phản ánh “không tốt” từ các doanh nghiệp thu mua cà phê trong nước lẫn chính quyền một số địa phương.
Không chỉ cà phê, Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam gần đây cũng lo ngại khi một số ít các các doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu hạt tiêu nhưng chiếm hơn 35% thị phần xuất khẩu tiêu của cả nước.
Hồng Ngọc
- Nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc chiếm 48,2% thị phần 30/08/2012
- Ðạm Cà Mau - "Hạt ngọc mùa vàng" 29/08/2012
- Tiêu thụ phân bón chứa kali ở Ấn độ rgiảm 23% do giá toàn cầu cao 22/08/2012
- Thị trường hàng hóa trong nước ngày 22/8/2012 22/08/2012
- Dự báo ảm đạm về sản lượng cà phê Việt Nam 08/08/2012
- PVFCCo SE giới thiệu và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón hiệu quả tại huyện Cần Đước và huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An 06/08/2012
- Nhu Cầu Càphê Robusta Dự Kiến Tăng 5.5 Triệu Bao 12/07/2012
- Cà phê Việt Nam vững giá, đắt hơn cà phê Indonesia 10/07/2012
- Tổng giám đốc PVN Đỗ Văn Hậu làm việc tại Cà Mau 05/07/2012
- Xuất khẩu hạt điều đạt 666 triệu USD trong 6 tháng 29/06/2012