Hàng hóa thế giới tháng 4: Hầu hết giảm
· Đồng giảm 7% trong tháng 4, mạnh nhất kể từ tháng 5/2012
· Dầu Brent giảm 7%, mạnh nhất kể từ tháng 6
· Vàng giảm 8%, mạnh nhất kể từ tháng 12
(VINANET) – Giá dầu, đồng đều giảm trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4 (30/4, kết thúc vào rạng sáng 1/5 giờ VN), kết thúc một tháng giá giảm mạnh nhất trong vòng gần 1 năm, và vàng cũng giảm bởi chưa chắc chắn liệu các ngân hàng trung ương Mỹ và châu Âu có quyết định nới lỏng tiền tệ th
Lúa mì và cacao nằm trong số ít những hàng hóa tăng giá trong tháng 4, với lúa mì tăng 5%, mạnh nhất kể từ tháng 7, trong khi cacao tăng 8%, mạnh nhất kể từ tháng 8.
Chỉ số Thomson Reuters-Jefferies CRB phiên cuối htangs giảm gần nửa phần trăm, và tính chung trong tháng 4 giảm gần 3%.
Sự giảm sút này xảy ra mặc dù USD cũng giảm xuống mức thấp nhất 2 tháng so với rổ tiền tệ trong phiên cuối tháng, sau khi các số liệu công bố cho thấy hoạt động kinh doanh ở khu vực Trung tây nước Mỹ thấp hơn dự đoán.
Trong khi USD giảm giá thường làm gia tăng lạm phát và đẩy giá hàng hóa tăng, thì các nhà đầu tư đang lo lắng nhiều hơn về các số liệu kinh tế toàn cầu.
Nhiều dấu hiệu cho thấy tăng trưởng trì trệ ở Trung Quốc, khủng hoảng nợ khu vực đồng euro diễn biến xấu đi và không chắc chắn về các chương trình kích thích kinh tế của Mỹ khiến hàng hóa giảm giá mạnh vào giữa tháng 4.
Dầu thô Brent giữa tháng 4 giảm xuống dưới 100 USD/thùng, lần đầu tiên trong vòng 9 tháng. Vàng cũng giảm giá mạnh nhất nhiều tháng, còn đồng thấp nhất 18 tháng.
Sau đó giá hồi phục nhưng vẫn thấp do các nhà đầu tư chưa biết các nhà hoạch định chính sách tiếp sau đây sẽ làm gì.
Được biết chương trình mua trái phiếu của chính phủ Mỹ và nhiều ngân hàng trung ương khác đã đẩy giá hàng hóa tăng trong hơn 2 năm qua
Lúc này, các nhà đầu tư đang dõi theo khả năng ECB cắt giảm lãi suất sau cuộc họp vào cuối tuần này, bởi ECB đang cố gắng thúc đẩy tăng trưởng trì trệ ở khu vực đồng euro.
“Trong 2 tuần qua, số liệu kinh tế khắp nơi trên thế giới đều cho thấy có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại, và cho thới khi các số liệu thể hiện sự hồi phục thì sẽ ít có sự thay đổi trong các chính sách kinh tế”, nhà kinh tế Andy Sommer thuộc EGL ở Dietikon, Thụy Sỹ nhận định.
Trong khi giá giảm mạnh vào giữa tháng 4 là do bán tháo thì “bất kỳ sự hồi phục nào chắc chắn sẽ chỉ ở mức vừa phải, bởi thực tế là để duy trì đà hồi phục là rất khó khăn”, ngân hàng Barclays Capital nhận định trong báo cáo quý về triển vọng thị trường hàng hóa.
Phiên cuối tháng, dầu thô Brent chốt ở 102,37 USD/thùng, giảm 1,4%. Tính chung trong tháng Brent mất trên 7%, mạnh nhất kể từ tháng 5. Đồng kỳ hạn 3 tháng tại London chốt ở 7.055 USD/tấn, giảm gần 7%, cũng giảm mạnh nhất kể từ tháng 5. Vàng giao ngay mất gần 8%, mạnh nhất kể từ tháng 12.
Giá hàng hóa thế giới
(T.H – Reuters)
Lúa mì và cacao nằm trong số ít những hàng hóa tăng giá trong tháng 4, với lúa mì tăng 5%, mạnh nhất kể từ tháng 7, trong khi cacao tăng 8%, mạnh nhất kể từ tháng 8.
Chỉ số Thomson Reuters-Jefferies CRB phiên cuối htangs giảm gần nửa phần trăm, và tính chung trong tháng 4 giảm gần 3%.
Sự giảm sút này xảy ra mặc dù USD cũng giảm xuống mức thấp nhất 2 tháng so với rổ tiền tệ trong phiên cuối tháng, sau khi các số liệu công bố cho thấy hoạt động kinh doanh ở khu vực Trung tây nước Mỹ thấp hơn dự đoán.
Trong khi USD giảm giá thường làm gia tăng lạm phát và đẩy giá hàng hóa tăng, thì các nhà đầu tư đang lo lắng nhiều hơn về các số liệu kinh tế toàn cầu.
Nhiều dấu hiệu cho thấy tăng trưởng trì trệ ở Trung Quốc, khủng hoảng nợ khu vực đồng euro diễn biến xấu đi và không chắc chắn về các chương trình kích thích kinh tế của Mỹ khiến hàng hóa giảm giá mạnh vào giữa tháng 4.
Dầu thô Brent giữa tháng 4 giảm xuống dưới 100 USD/thùng, lần đầu tiên trong vòng 9 tháng. Vàng cũng giảm giá mạnh nhất nhiều tháng, còn đồng thấp nhất 18 tháng.
Sau đó giá hồi phục nhưng vẫn thấp do các nhà đầu tư chưa biết các nhà hoạch định chính sách tiếp sau đây sẽ làm gì.
Được biết chương trình mua trái phiếu của chính phủ Mỹ và nhiều ngân hàng trung ương khác đã đẩy giá hàng hóa tăng trong hơn 2 năm qua
Lúc này, các nhà đầu tư đang dõi theo khả năng ECB cắt giảm lãi suất sau cuộc họp vào cuối tuần này, bởi ECB đang cố gắng thúc đẩy tăng trưởng trì trệ ở khu vực đồng euro.
“Trong 2 tuần qua, số liệu kinh tế khắp nơi trên thế giới đều cho thấy có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại, và cho thới khi các số liệu thể hiện sự hồi phục thì sẽ ít có sự thay đổi trong các chính sách kinh tế”, nhà kinh tế Andy Sommer thuộc EGL ở Dietikon, Thụy Sỹ nhận định.
Trong khi giá giảm mạnh vào giữa tháng 4 là do bán tháo thì “bất kỳ sự hồi phục nào chắc chắn sẽ chỉ ở mức vừa phải, bởi thực tế là để duy trì đà hồi phục là rất khó khăn”, ngân hàng Barclays Capital nhận định trong báo cáo quý về triển vọng thị trường hàng hóa.
Phiên cuối tháng, dầu thô Brent chốt ở 102,37 USD/thùng, giảm 1,4%. Tính chung trong tháng Brent mất trên 7%, mạnh nhất kể từ tháng 5. Đồng kỳ hạn 3 tháng tại London chốt ở 7.055 USD/tấn, giảm gần 7%, cũng giảm mạnh nhất kể từ tháng 5. Vàng giao ngay mất gần 8%, mạnh nhất kể từ tháng 12.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa |
ĐVT |
Giá |
+/- |
+/-(%) |
So với đầu năm (%) |
Dầu thô WTI |
USD/thùng |
93,06 |
-1,44 |
-1,5% |
1,4% |
Dầu thô Brent |
USD/thùng |
101,71 |
-2,10 |
-2,0% |
-8,5% |
Khí thiên nhiên |
USD/gallon |
4,343 |
-0,049 |
-1,1% |
29,6% |
Vàng giao ngay |
USD/ounce |
1472,10 |
4,70 |
0,3% |
-12,2% |
Vàng kỳ hạn |
USD/ounce |
1475,39 |
-0,40 |
0,0% |
-11,9% |
Đồng Mỹ |
US cent/lb |
318,75 |
-3,90 |
-1,2% |
-12,7% |
Đồng LME |
USD/tấn |
7055,00 |
-98,50 |
-1,4% |
-11,0% |
Dollar |
|
81,726 |
-0,421 |
-0,5% |
6,5% |
Ngô Mỹ |
US cent/bushel |
683,25 |
-0,75 |
-0,1% |
-2,1% |
Đậu tương Mỹ |
US cent/bushel |
1467,75 |
-4,00 |
-0,3% |
3,5% |
Lúa mì Mỹ |
US cent/bushel |
721,75 |
12,00 |
1,7% |
-7,2% |
Cà phê arabica |
US cent/lb |
135,10 |
1,35 |
1,0% |
-6,1% |
Cacao Mỹ |
USD/tấn |
2368,00 |
33,00 |
1,4% |
5,9% |
Đường thô |
US cent/lb |
17,60 |
0,15 |
0,9% |
-9,8% |
Bạc Mỹ |
USD/ounce |
24,185 |
0,019 |
0,1% |
-20,0% |
Platinum Mỹ |
USD/ounce |
1507,20 |
-0,20 |
0,0% |
-2,0% |
Palladium Mỹ |
USD/ounce |
697,80 |
-1,40 |
-0,2% |
-0,8% |
(T.H – Reuters)
- Đảm bảo nguồn cung để hạ nhiệt thị trường phân bón 29/06/2012
- Đạm Cà Mau - cơ hội vàng đến với bà con nông dân 28/06/2012
- Giá phân bón sẽ sớm ổn định 27/06/2012
- Việt Nam duy trì vị trí dẫn đầu về xuất khẩu hạt tiêu 20/06/2012
- Cà phê Việt trước cơn bão FDI 18/06/2012
- Thị Trường phân bón Quốc tế từ ngày 19 -26/5/2012 29/05/2012
- Quy trình chăm sóc cây cà phê 22/05/2012
- Ngành điều thiếu 300.000 tấn nguyên liệu 18/05/2012
- Xuất khẩu hồ tiêu tăng vượt bậc năm 2012 18/05/2012
- Nhu cầu cà phê toàn cầu tăng 2% trong niên vụ 2011-2012 18/05/2012