Thương hiệu nông sản Việt Nam: Được ít, mất nhiều!
Theo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), cho đến thời điểm này Việt Nam có khoảng 1.000 sản phẩm nông sản nổi tiếng nhưng chỉ có 136 thương hiệu đăng ký được quyền bảo hộ cho nhãn hiệu của mình.
Nhiều thương hiệu nông sản bị xâm hại
Nông sản Việt Nam được biết đến với hàng loạt thương hiệu nổi tiếng như bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, dừa Bến Tre, nước mắm Phú Quốc, bưởi Phúc Trạch, vải thiều Thanh Hà, Lục Ngạn, nhãn lồng Hưng Yên… Nhưng cho đến nay, nhiều thương hiệu vẫn đang bị thả nổi theo kiểu ai dùng cũng được.
Ông Đào Văn Hồ- Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết: “Việc chưa có được thương hiệu dẫn đến các doanh nghiệp ở từng lĩnh vực vẫn mặc nhiên sử dụng nhãn hiệu chung và ỷ lại việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho Nhà nước, nên nhiều sản phẩm dù có chất lượng tốt vẫn có giá thấp hoặc bị ép giá".
Thống kê mới nhất của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), đến nay Việt Nam có tới 933 sản phẩm, dịch vụ đặc thù gắn với 721 địa danh trên cả nước, trong đó có 800 sản phẩm nổi tiếng. Tuy nhiên thực tế cho thấy, số lượng chỉ dẫn địa lý được đăng ký bảo hộ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ có 136 sản phẩm có đăng ký bảo hộ. Trong đó, 59 nhãn hiệu tập thể, 24 chỉ dẫn địa lý, 53 sản phẩm được hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nổi tiếng.
Tuy nhiên, tất cả các sản phẩm được đăng ký bảo hộ trên chỉ có hiệu lực trong nước, nếu các doanh nghiệp nước ngoài ở bất kỳ quốc gia nào có nhu cầu “mượn tạm” hoặc lấy lại như trường hợp về thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, vẫn bị mất một cách đơn giản. Theo ông Tạ Quang Minh- Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ: “Phải thẳng thắn thừa nhận, đối với thương hiệu nông sản nổi tiếng, chúng ta mới đặt được nền móng ban đầu, mới đăng ký chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm này. Còn việc xây dựng và phát triển thương hiệu, chưa được quan tâm”.
Cần xây dựng thương hiệu nông sản bài bản
Theo ông Tạ Quang Minh, để tránh nguy cơ bị làm ”nhái” và đánh cắp thương hiệu. Việt Nam cần phải được xây dựng thương hiệu một cách bài bản và có hệ thống. Cục Sở hữu trí tuệ đang triển khai Chương trình 68 (Chương trình hỗ trợ tài sản trí tuệ) hỗ trợ cho doanh nghiệp, các địa phương xây dựng chỉ dẫn địa lý hoặc hỗ trợ bảo hộ các sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa.
Một số dự án có kết quả nổi bật của Chương trình 68 như sản phẩm quýt, miến dong (Bắc Kạn); rượu mơ Yên Tử, rau an toàn Quảng Yên, nước mắm Cái Rồng, gà Tiên Yên, mực ống Cô Tô, rượu ba kích (Quảng Ninh)… Khi có chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể thì giá lập tức lên gấp đôi. Như trong khuôn khổ dự án quản lí và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè Mộc Châu, Công ty chè Mộc Châu đã thành lập đội bảo vệ thực vật độc lập. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm việc phun thuốc theo đúng liều lượng, chủng loại và thời gian. Vì vậy, sản phẩm xuất khẩu cũng như lưu thông trong nước của công ty chưa bao giờ bị khách hàng trả lại hoặc có ý kiến về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Giá bán các sản phẩm chè Mộc Châu có bao bì mang chỉ dẫn địa lý cao hơn từ 1,7– 2 lần các sản phẩm cùng loại không có bao bì.
Sản phẩm chè Tân Cương có bao bì mang chỉ dẫn địa lý cũng có giá bán cao hơn khoảng 1,5 lần các sản phẩm cùng loại không có bao bì mang chỉ dẫn địa lý. Đặc biệt, hệ thống tem nhãn mang chỉ dẫn địa lý đã được Công ty chè Hoàng Bình (một công ty chè lớn của tỉnh Thái Nguyên) sử dụng rất hiệu quả. Hoặc sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng Kinh Môn-Hải Dương: 1kg gạo đóng bao bì mang nhãn hiệu tập thể được bán với giá 27.000/kg, trong khi gạo cùng loại không được đóng bao bì mang nhãn hiệu tập thể chỉ bán được với giá 22.000đ/kg
Cũng theo ông Tạ Quang Minh, sau khi có chỉ dẫn địa lý, nhiều tổ chức tập thể huy động sự tham gia đông đảo của các nhà sản xuất, kinh doanh nông sản đã được thành lập như Hội sản xuất và kinh doanh chè shan tuyết Mộc Châu, chè Tân Cương, hoa Đà Lạt…
Ông Trần Việt Hùng- Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA)- cho rằng: “Để thương hiệu được duy trì và đứng vững, cần có sự vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng, cũng như nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu nông sản. Đó sẽ là bước đi quan trọng cho sự vươn xa của các sản phẩm nông sản đối với thị trường trong nước và quốc tế”.
Theo Lan Anh
Báo công thương
Nhiều thương hiệu nông sản bị xâm hại
Nông sản Việt Nam được biết đến với hàng loạt thương hiệu nổi tiếng như bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, dừa Bến Tre, nước mắm Phú Quốc, bưởi Phúc Trạch, vải thiều Thanh Hà, Lục Ngạn, nhãn lồng Hưng Yên… Nhưng cho đến nay, nhiều thương hiệu vẫn đang bị thả nổi theo kiểu ai dùng cũng được.
Ông Đào Văn Hồ- Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết: “Việc chưa có được thương hiệu dẫn đến các doanh nghiệp ở từng lĩnh vực vẫn mặc nhiên sử dụng nhãn hiệu chung và ỷ lại việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho Nhà nước, nên nhiều sản phẩm dù có chất lượng tốt vẫn có giá thấp hoặc bị ép giá".
Thống kê mới nhất của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), đến nay Việt Nam có tới 933 sản phẩm, dịch vụ đặc thù gắn với 721 địa danh trên cả nước, trong đó có 800 sản phẩm nổi tiếng. Tuy nhiên thực tế cho thấy, số lượng chỉ dẫn địa lý được đăng ký bảo hộ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ có 136 sản phẩm có đăng ký bảo hộ. Trong đó, 59 nhãn hiệu tập thể, 24 chỉ dẫn địa lý, 53 sản phẩm được hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nổi tiếng.
Tuy nhiên, tất cả các sản phẩm được đăng ký bảo hộ trên chỉ có hiệu lực trong nước, nếu các doanh nghiệp nước ngoài ở bất kỳ quốc gia nào có nhu cầu “mượn tạm” hoặc lấy lại như trường hợp về thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, vẫn bị mất một cách đơn giản. Theo ông Tạ Quang Minh- Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ: “Phải thẳng thắn thừa nhận, đối với thương hiệu nông sản nổi tiếng, chúng ta mới đặt được nền móng ban đầu, mới đăng ký chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm này. Còn việc xây dựng và phát triển thương hiệu, chưa được quan tâm”.
Cần xây dựng thương hiệu nông sản bài bản
Theo ông Tạ Quang Minh, để tránh nguy cơ bị làm ”nhái” và đánh cắp thương hiệu. Việt Nam cần phải được xây dựng thương hiệu một cách bài bản và có hệ thống. Cục Sở hữu trí tuệ đang triển khai Chương trình 68 (Chương trình hỗ trợ tài sản trí tuệ) hỗ trợ cho doanh nghiệp, các địa phương xây dựng chỉ dẫn địa lý hoặc hỗ trợ bảo hộ các sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa.
Một số dự án có kết quả nổi bật của Chương trình 68 như sản phẩm quýt, miến dong (Bắc Kạn); rượu mơ Yên Tử, rau an toàn Quảng Yên, nước mắm Cái Rồng, gà Tiên Yên, mực ống Cô Tô, rượu ba kích (Quảng Ninh)… Khi có chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể thì giá lập tức lên gấp đôi. Như trong khuôn khổ dự án quản lí và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè Mộc Châu, Công ty chè Mộc Châu đã thành lập đội bảo vệ thực vật độc lập. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm việc phun thuốc theo đúng liều lượng, chủng loại và thời gian. Vì vậy, sản phẩm xuất khẩu cũng như lưu thông trong nước của công ty chưa bao giờ bị khách hàng trả lại hoặc có ý kiến về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Giá bán các sản phẩm chè Mộc Châu có bao bì mang chỉ dẫn địa lý cao hơn từ 1,7– 2 lần các sản phẩm cùng loại không có bao bì.
Sản phẩm chè Tân Cương có bao bì mang chỉ dẫn địa lý cũng có giá bán cao hơn khoảng 1,5 lần các sản phẩm cùng loại không có bao bì mang chỉ dẫn địa lý. Đặc biệt, hệ thống tem nhãn mang chỉ dẫn địa lý đã được Công ty chè Hoàng Bình (một công ty chè lớn của tỉnh Thái Nguyên) sử dụng rất hiệu quả. Hoặc sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng Kinh Môn-Hải Dương: 1kg gạo đóng bao bì mang nhãn hiệu tập thể được bán với giá 27.000/kg, trong khi gạo cùng loại không được đóng bao bì mang nhãn hiệu tập thể chỉ bán được với giá 22.000đ/kg
Cũng theo ông Tạ Quang Minh, sau khi có chỉ dẫn địa lý, nhiều tổ chức tập thể huy động sự tham gia đông đảo của các nhà sản xuất, kinh doanh nông sản đã được thành lập như Hội sản xuất và kinh doanh chè shan tuyết Mộc Châu, chè Tân Cương, hoa Đà Lạt…
Ông Trần Việt Hùng- Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA)- cho rằng: “Để thương hiệu được duy trì và đứng vững, cần có sự vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng, cũng như nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu nông sản. Đó sẽ là bước đi quan trọng cho sự vươn xa của các sản phẩm nông sản đối với thị trường trong nước và quốc tế”.
Theo Lan Anh
Báo công thương
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tỷ giá 07/01/2015
- PV OIL giảm giá xăng dầu từ 16 giờ 30 phút ngày 06/01/2015 06/01/2015
- Thị trường cà phê ngày 06/01/2015 06/01/2015
- "Nóng" với cây Hồ tiêu 05/01/2015
- Sản lượng cà phê năm 2015 có thể giảm 20-25% 05/01/2015
- Thị trường cà phê ngày 31/12/2014 31/12/2014
- Khi người ngoài nắm quyền xuất khẩu 30/12/2014
- Giá cà phê rớt: Có gì bất ngờ? 29/12/2014
- NHNN hướng dẫn việc cho vay ngoại tệ đến hết năm 2015 26/12/2014
- Ngành điều vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu 26/12/2014