Diện tích trồng điều giảm đáng kể
Diện tích trồng điều đứng vị trí thứ hai ở Bình Dương, sau cây cao su, nhưng trong khoảng 5 năm trở lại đây, diện tích trồng điều đã và đang giảm xuống đáng kể.
Đi về các huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Bình Dương, không khó để nhận ra được những đống củi điều lớn được người dân chặt phá, để trên các tuyến đường. Những cây điều đang trong thời kỳ phát triển mạnh nhất cũng đã bị người dân chặt bỏ. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do giá trị mà nó mang lại không cao hơn so với chi phí và công sức mà những người nông dân bỏ ra. Mặt khác, trong nhiều năm qua, giá hạt điều luôn đứng ở mức rất thấp và năng suất thì bị sụt giảm nghiêm trọng.
Được giá, mất mùa…
Trao đổi với PV, Thân Văn Cảnh (xã An Bình, Phú Giáo, Bình Dương), cho biết từ năm 2007, gia đình ông đã quyết định từ trồng lúa sang trồng điều, với hi vọng sẽ có thu nhập cao hơn. Thế nhưng, sau 4 năm trồng, khi bắt đầu cho thu hoạch thì gặp thời điểm giá điều xuống thấp, cộng với tình hình thời tiết dẫn đến sản lượng sụt giảm đáng kể. Trong 3 năm qua, chỉ có 2 năm gia đình ông Cảnh thu đủ bù chi. Còn năm 2013, số tiền thu về ông Cảnh dự kiến chỉ đạt khoảng 50% chi phí phân bón, thuốc và công lao động bỏ ra. Ông Cảnh than thở: “Tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa cũng làm cho không ít người dân chúng tôi thờ ơ với việc chồng và chăm sóc cây điều”. Còn bà Dương Thị Khánh (xã An Bình, huyện Phú Giáo, Bình Dương), cho biết: “Ngoài các nguyên nhân về giá, thời tiết.. thì sản phẩm hạt điều không được bao tiêu như mủ cao su… nên người dân chặt bỏ cây điều để trồng cao su là điều dễ hiểu”.
Từ một địa bàn trọng điểm về trồng điều ở khu vực Đông Nam bộ, song thực tế hiện nay, cây điều đang mất dần chỗ đứng trên đất Bình Dương. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Dương, từ năm 2000, tổng diện tích điều toàn tỉnh 13.849ha, tập trung ở các huyện Phú Giáo, Tân Uyên, Bến Cát và Dầu Tiếng. Đến nay, diện tích ở Bình Dương chỉ còn khoảng trên 5.000ha. Một thực tế cho thấy, số diện tích cây điều bị phá bỏ, người dân chuyển sang trồng cao su đã cho mức thu nhập cao và ổn định hơn. Theo nhiều nông dân, nguyên nhân diện tích trồng điều ở Bình Dương giảm xuống là do nhiều năm trở lại đây giá cả bấp bênh, hiệu quả kinh tế thấp. Mặt khác do điều kiện thời tiết diễn biến thất thường, đã khiến cho sản lượng sụt giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó còn một nguyên nhân khác là người nông dân chưa thật sự chú trọng đến việc chọn giống tốt để trồng điều và quy trình chăm sóc còn mang tính tự phát.
Theo Quang Bảo
Thanh niên
Đi về các huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Bình Dương, không khó để nhận ra được những đống củi điều lớn được người dân chặt phá, để trên các tuyến đường. Những cây điều đang trong thời kỳ phát triển mạnh nhất cũng đã bị người dân chặt bỏ. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do giá trị mà nó mang lại không cao hơn so với chi phí và công sức mà những người nông dân bỏ ra. Mặt khác, trong nhiều năm qua, giá hạt điều luôn đứng ở mức rất thấp và năng suất thì bị sụt giảm nghiêm trọng.
Được giá, mất mùa…
Trao đổi với PV, Thân Văn Cảnh (xã An Bình, Phú Giáo, Bình Dương), cho biết từ năm 2007, gia đình ông đã quyết định từ trồng lúa sang trồng điều, với hi vọng sẽ có thu nhập cao hơn. Thế nhưng, sau 4 năm trồng, khi bắt đầu cho thu hoạch thì gặp thời điểm giá điều xuống thấp, cộng với tình hình thời tiết dẫn đến sản lượng sụt giảm đáng kể. Trong 3 năm qua, chỉ có 2 năm gia đình ông Cảnh thu đủ bù chi. Còn năm 2013, số tiền thu về ông Cảnh dự kiến chỉ đạt khoảng 50% chi phí phân bón, thuốc và công lao động bỏ ra. Ông Cảnh than thở: “Tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa cũng làm cho không ít người dân chúng tôi thờ ơ với việc chồng và chăm sóc cây điều”. Còn bà Dương Thị Khánh (xã An Bình, huyện Phú Giáo, Bình Dương), cho biết: “Ngoài các nguyên nhân về giá, thời tiết.. thì sản phẩm hạt điều không được bao tiêu như mủ cao su… nên người dân chặt bỏ cây điều để trồng cao su là điều dễ hiểu”.
Từ một địa bàn trọng điểm về trồng điều ở khu vực Đông Nam bộ, song thực tế hiện nay, cây điều đang mất dần chỗ đứng trên đất Bình Dương. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Dương, từ năm 2000, tổng diện tích điều toàn tỉnh 13.849ha, tập trung ở các huyện Phú Giáo, Tân Uyên, Bến Cát và Dầu Tiếng. Đến nay, diện tích ở Bình Dương chỉ còn khoảng trên 5.000ha. Một thực tế cho thấy, số diện tích cây điều bị phá bỏ, người dân chuyển sang trồng cao su đã cho mức thu nhập cao và ổn định hơn. Theo nhiều nông dân, nguyên nhân diện tích trồng điều ở Bình Dương giảm xuống là do nhiều năm trở lại đây giá cả bấp bênh, hiệu quả kinh tế thấp. Mặt khác do điều kiện thời tiết diễn biến thất thường, đã khiến cho sản lượng sụt giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó còn một nguyên nhân khác là người nông dân chưa thật sự chú trọng đến việc chọn giống tốt để trồng điều và quy trình chăm sóc còn mang tính tự phát.
Mong có chính sách Theo ông Trần Công Quang – Phó chủ tịch UBND xã An Bình (Phú Giáo) cây điều đang mất dần trên đất Bình Dương là điều không thể phủ nhận. Những nghịch lý và bất cập trong phát triển cây điều trong nhiều năm chưa được giải quyết một cách quyết liệt hơn, so với tầm quan trọng và vị thế của điều đối với ngành nông nghiệp trong quá khứ. Còn theo những người nông dân, cây điều trở thành một phần quan trọng đem lai thu nhập ổn định cho gia đình họ, góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo. Vì vậy, mặc dù diện tích điều ngày càng mất đi, song có những người nông dân tâm huyết vẫn mong muốn được nhà nước có những cơ chế và chính sách thỏa đáng để người trồng điều có thể an tâm duy trì được diện tích và có thể mở rộng trong thời gian tới. Q.B |
Theo Quang Bảo
Thanh niên
- Giá cà phê xuất khẩu xuống nhanh 07/09/2014
- Cà phê cuối vụ: giá tăng, mua bán vẫn cứ căng? 31/08/2014
- Giá xăng dầu tiếp tục giảm thêm 29/08/2014
- Xuất khẩu cà phê tăng cả sản lượng và giá trị 27/08/2014
- Thị trường nông sản trong nước tuần đến ngày 25/8/2014 27/08/2014
- Kon Tum: Nông dân tự xây dựng thương hiệu cà phê sạch 27/08/2014
- Giá cà phê Tây Nguyên tăng lên 39,5 – 40,1 triệu đồng/tấn 27/08/2014
- Cà phê Việt Nam giao dịch khối lượng thấp, cà phê Indonesia không có người mua 25/08/2014
- Yếu tố nào quấy rầy thị trường cà phê sắp tới? 23/08/2014
- VRG ngưng khai thác mủ cao su 23/08/2014