Cà phê Việt Nam: mức cộng thu hẹp, nhu cầu mua yếu
- Mức cộng thu hẹp xuống 20 đến 40 USD/tấn với hợp đồng tháng 7
- Giá của Indonesia có thể giảm trong tháng 5 hay 6
(VINANET) – Mức cộng của cà phê Việt Nam với robusta kỳ hạn của London giảm nhẹ trong tuần này, tuy nhiên giao dịch chậm do nhu cầu mua vào yếu và giá trong nước tăng cao hơn giá xuất khẩu.
Giao dịch chậm lại trong tháng này sẽ giúp xuất khẩu cà phê hàng tháng từ Việt Nam, nước xuất khẩu lớn nhất sau Brazil, thấp hơn mức tháng 3.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nma tháng 3 tăng vọt 57,3% so với tháng 2 lên mức 157.900 tấn hay 2,63 triệu bao.
Một thương nhân tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết “giá tại Việt Nam đã không thu hút người mua và họ cũng nhìn vào cà phê vụ mới tại Indonesia”
Robusta tăng lên 43.000 đến 44,300 đồng/kg vào hôm nay tại Đắc Lắc, tỉnh trồng cà phê lớn nhất Việt Nma, so với mức giá 42,500 đến 43,800 đồng một tuần trước.
Hợp đồng kỳ hạn tháng 7 trên sàn Liffe chốt phiên hôm thứ hai giảm 9 USD hay 0,4% xuống mức 2.082 USD/tấn.
Mức cộng của robusta Việt Nam loại 2, 5% hạt đen và vỡ giảm xuống 20 USD đến 40 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7 của London.
Người mua nước ngoài có thể tìm kiếm cà phê từ Indonesia, nơi giá có thể giảm trong tháng 5 hay tháng 6 nhờ nguồn cung tăng lên.
Vụ thu hoạch cà phê tại Indonesia, đối thủ robusta của Việt Nam, đang được tiến hành. Hai quốc gia đông nam Á này chiếm gần 1/4 sản lượng cà phê của thế giới. Hạt cà phê robusta có thể được sử dụng chủ yếu để làm cà phê hòa tan.
Mưa thường xuyên hơn trong những ngày này tại Tây Nguyên, đang hỗ trợ cho cây cà phê. Mùa mưa được dự kiến đến vào đầu tháng 5 trong khi vụ thu hoạch tới thường bắt đầu vào cuối tháng 10.
Reuters
Giao dịch chậm lại trong tháng này sẽ giúp xuất khẩu cà phê hàng tháng từ Việt Nam, nước xuất khẩu lớn nhất sau Brazil, thấp hơn mức tháng 3.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nma tháng 3 tăng vọt 57,3% so với tháng 2 lên mức 157.900 tấn hay 2,63 triệu bao.
Một thương nhân tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết “giá tại Việt Nam đã không thu hút người mua và họ cũng nhìn vào cà phê vụ mới tại Indonesia”
Robusta tăng lên 43.000 đến 44,300 đồng/kg vào hôm nay tại Đắc Lắc, tỉnh trồng cà phê lớn nhất Việt Nma, so với mức giá 42,500 đến 43,800 đồng một tuần trước.
Hợp đồng kỳ hạn tháng 7 trên sàn Liffe chốt phiên hôm thứ hai giảm 9 USD hay 0,4% xuống mức 2.082 USD/tấn.
Mức cộng của robusta Việt Nam loại 2, 5% hạt đen và vỡ giảm xuống 20 USD đến 40 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7 của London.
Người mua nước ngoài có thể tìm kiếm cà phê từ Indonesia, nơi giá có thể giảm trong tháng 5 hay tháng 6 nhờ nguồn cung tăng lên.
Vụ thu hoạch cà phê tại Indonesia, đối thủ robusta của Việt Nam, đang được tiến hành. Hai quốc gia đông nam Á này chiếm gần 1/4 sản lượng cà phê của thế giới. Hạt cà phê robusta có thể được sử dụng chủ yếu để làm cà phê hòa tan.
Mưa thường xuyên hơn trong những ngày này tại Tây Nguyên, đang hỗ trợ cho cây cà phê. Mùa mưa được dự kiến đến vào đầu tháng 5 trong khi vụ thu hoạch tới thường bắt đầu vào cuối tháng 10.
Reuters
- Vụ thu mua gốc, rễ tiêu: Nghi vấn đem xay để trộn vào bột tiêu 04/04/2013
- Giá cà phê và “bẫy” thời tiết 04/04/2013
- Thị trường hàng hóa trong nước ngày 3/4/2013 04/04/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên mất mốc 43 triệu đồng/tấn 04/04/2013
- Lâm Đồng: Mưa đá và lốc xoáy tiếp tục hoành hành 03/04/2013
- Thương lái Trung Quốc lùng mua rễ, gốc cây tiêu 03/04/2013
- Vinacas kêu gọi chặn đà giảm giá điều nhân 02/04/2013
- Thị trường hàng hóa trong nước tuần đến ngày 30/3/2013 02/04/2013
- Mưa đá liên tục "oanh tạc", dân trồng cà phê ngồi trên lửa 01/04/2013
- Top 10 thị trường nhập khẩu cà phê thô Việt Nam niên vụ 2011-2012 01/04/2013