Cà phê Việt – hiện tượng thú vị của cà phê thế giới
AFP vừa qua đã có một bài viết về cà phê Việt Nam, trong đó có cái nhìn đầy thú vị với một nét văn hóa cà phê cũng như cách người Việt làm ra chúng.
Hầu hết các nông dân trồng cà phê của Việt Nam chưa bao giờ nghe tới cà phê latte (kiểu cà phê sữa kiểu Ý) nhưng họ có thể nói cho bạn nghe giá của loại hạt có lẽ xuất hiện cả trong giấc ngủ của họ.
Từ hệ thống thủy lợi công nghệ cao của Israel cho tới tin nhắn cập nhật giá cà phê toàn cầu, ngành trồng cà phê ở vùng đất Tây Nguyên đã đi một chặng đường dài kể từ khi người Pháp lần đầu tiên giới thiệu loại hạt này cách đây 1 thế kỷ.
“Trước đây tôi chở cà phê ra chợ bằng xe đạp”, bác nông dân 44 tuổi tên Ama Diem trả lời phỏng vấn của hãng tin AFP, “còn bây giờ tôi kiểm tra giá cà phê trên điện thoại di động” trước khi đi chợ.
Chỉ bằng cách gửi tin nhắn tới một số điện thoại dịch vụ, gần như lập tức, các bác nông dân Việt Nam sẽ nhận được tin nhắn về giá cà phê Robusta ở Luân Đôn và giá cà phê Arabica ở New York từ một công ty chuyên cung cấp dữ liệu.
Những người nông dân hiểu quá rõ rằng giá cà phê – mặt hàng được buôn bán trao đổi nhiều nhất trên thế giới sau dầu mỏ – thay đổi rất nhanh.
“Chúng tôi chỉ đem cà phê ra chợ bán khi chắc chắn mình đạt được mức giá cao”, bác Diem nói khi đang ở trang trại cà phê của mình ở ngoại ô thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắc Lắc.
“Chúng tôi kiểm tra giá liên tục”, bác Diem cho biết.
Những người nông dân trồng cà phê Việt Nam đã thay đổi thị trường cà phê toàn cầu: nếu vào mỗi sáng các bạn thức dậy với một cốc cà phê thì rất có khả năng bạn đã tiêu thụ ít nhất một ít cà phê Việt Nam thông qua các thương hiệu cà phê nổi tiếng như Nestle và Costa Coffee.
Trong vòng 20 năm, Việt Nam đã đi từ một quốc gia đóng góp chưa tới 0,1% tổng sản lượng cà phê (năm 1980) cho tới 13% vào năm 2000 – mức tăng trưởng chóng mặt, từng bị cáo buộc là một phần nguyên nhân khiến giá cà phê toàn cầu sụt giảm mạnh vào những năm 1990.
Việt Nam hiện là nhà sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới, tuy nhiên vị trí này dựa trên sản lượng nhiều hơn là chất lượng. Loại cà phê Robusta của Việt Nam có vị hơi đắng vẫn chưa được ưa chuộng rộng rãi trên thị trường quốc tế và chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng hạt thô.
“Việt Nam là một hiện tượng thú vị”, Jonathan Clark, giám đốc công ty xuất khẩu cà phê Dakman nhận xét. Ông cho biết sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm ngoái đã gần đuổi kịp Brazil, nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.
Năm ngoái, Việt Nam đã xuất khẩu 1,73 triệu tấn cà phê, đem lại doanh thu khoảng 3,67 tỷ USD và chiếm hơn 50% sản lượng cà phê Robusta của toàn thế giới. Ông Clark cho biết lượng cà phê tiêu thụ ở châu Á đang tăng và các công ty chế biến cà phê đang “để mắt” tới Việt Nam – quốc gia có chi phí sản xuất cà phê thấp và không đánh thuế xuất khẩu cà phê – nhằm xây dựng cơ sở hoạt động và thúc đẩy hiện diện của mình trong khu vực.
Jinlong Wang, giám đốc chi nhánh châu Á – Thái Bình Dương của hãng cà phê Starbucks, do thị trường cà phê ở các nước phương Tây đã bão hòa, với giới trung lưu đang tăng lên và tình yêu lâu bền với cà phê, Việt Nam đang trở thành nơi đầy “cơ hội to lớn”.
Theo “vua cà phê” của Việt Nam Đặng Lê Nguyên Vũ, đất đỏ Tây Nguyên ở Việt Nam rất phù hợp để trồng cà phê và trong khi người dùng cà phê trên toàn thế giới quen dùng cà phê Arabica – loại cà phê chỉ có 1,5% là chất caffeine – họ có thể thức dậy và thưởng thức vị cà phê mạnh Robusta với 2,5% caffeine.
Ông Vũ, người thành lập ra hãng cà phê Trung Nguyên nổi tiếng với 55 tiệm cà phê ở Việt Nam và 5 tiệm ở Singapore, khát khao đưa cà phê Robusta của Việt Nam lên bản đồ cà phê thế giới.
“Cà phê Robusta không phải là cà phê chất lượng thấp. Chỉ là trên toàn thế giới, người tiêu dùng vẫn quen uống cà phê Arabica thôi”, ông Vũ trả lời phỏng vấn tại Hội quán cà phê Trung Nguyên ở thành phố Buôn Ma Thuột.
Trung Quốc đã xuất khẩu cà phê tới 60 quốc gia và ông Vũ cho biết việc hãng cà phê Starbucks vừa xâm nhập thị trường Việt Nam chỉ khiến ông càng thêm quyết tâm mở các tiệm cà phê trên đất Mỹ nhằm giới thiệu phong cách uống cà phê truyền thống của Việt Nam: cà phê phin, một kiểu cà phê rất đặc.
“Chúng tôi phải vượt qua Starbucks. Chúng tôi phải đem một thứ gì đó hấp dẫn hơn tới người tiêu dùng Mỹ”, ông Vũ nhận định, “Tôi muốn cả thế giới nhận ra rằng cà phê của Việt Nam là tốt nhất, sạch nhất và đặc biệt nhất”.
Nguồn Infonet
Hầu hết các nông dân trồng cà phê của Việt Nam chưa bao giờ nghe tới cà phê latte (kiểu cà phê sữa kiểu Ý) nhưng họ có thể nói cho bạn nghe giá của loại hạt có lẽ xuất hiện cả trong giấc ngủ của họ.
Từ hệ thống thủy lợi công nghệ cao của Israel cho tới tin nhắn cập nhật giá cà phê toàn cầu, ngành trồng cà phê ở vùng đất Tây Nguyên đã đi một chặng đường dài kể từ khi người Pháp lần đầu tiên giới thiệu loại hạt này cách đây 1 thế kỷ.
“Trước đây tôi chở cà phê ra chợ bằng xe đạp”, bác nông dân 44 tuổi tên Ama Diem trả lời phỏng vấn của hãng tin AFP, “còn bây giờ tôi kiểm tra giá cà phê trên điện thoại di động” trước khi đi chợ.
Chỉ bằng cách gửi tin nhắn tới một số điện thoại dịch vụ, gần như lập tức, các bác nông dân Việt Nam sẽ nhận được tin nhắn về giá cà phê Robusta ở Luân Đôn và giá cà phê Arabica ở New York từ một công ty chuyên cung cấp dữ liệu.
Những người nông dân hiểu quá rõ rằng giá cà phê – mặt hàng được buôn bán trao đổi nhiều nhất trên thế giới sau dầu mỏ – thay đổi rất nhanh.
“Chúng tôi chỉ đem cà phê ra chợ bán khi chắc chắn mình đạt được mức giá cao”, bác Diem nói khi đang ở trang trại cà phê của mình ở ngoại ô thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắc Lắc.
“Chúng tôi kiểm tra giá liên tục”, bác Diem cho biết.
Những người nông dân trồng cà phê Việt Nam đã thay đổi thị trường cà phê toàn cầu: nếu vào mỗi sáng các bạn thức dậy với một cốc cà phê thì rất có khả năng bạn đã tiêu thụ ít nhất một ít cà phê Việt Nam thông qua các thương hiệu cà phê nổi tiếng như Nestle và Costa Coffee.
Trong vòng 20 năm, Việt Nam đã đi từ một quốc gia đóng góp chưa tới 0,1% tổng sản lượng cà phê (năm 1980) cho tới 13% vào năm 2000 – mức tăng trưởng chóng mặt, từng bị cáo buộc là một phần nguyên nhân khiến giá cà phê toàn cầu sụt giảm mạnh vào những năm 1990.
Việt Nam hiện là nhà sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới, tuy nhiên vị trí này dựa trên sản lượng nhiều hơn là chất lượng. Loại cà phê Robusta của Việt Nam có vị hơi đắng vẫn chưa được ưa chuộng rộng rãi trên thị trường quốc tế và chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng hạt thô.
“Việt Nam là một hiện tượng thú vị”, Jonathan Clark, giám đốc công ty xuất khẩu cà phê Dakman nhận xét. Ông cho biết sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm ngoái đã gần đuổi kịp Brazil, nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới.
Năm ngoái, Việt Nam đã xuất khẩu 1,73 triệu tấn cà phê, đem lại doanh thu khoảng 3,67 tỷ USD và chiếm hơn 50% sản lượng cà phê Robusta của toàn thế giới. Ông Clark cho biết lượng cà phê tiêu thụ ở châu Á đang tăng và các công ty chế biến cà phê đang “để mắt” tới Việt Nam – quốc gia có chi phí sản xuất cà phê thấp và không đánh thuế xuất khẩu cà phê – nhằm xây dựng cơ sở hoạt động và thúc đẩy hiện diện của mình trong khu vực.
Jinlong Wang, giám đốc chi nhánh châu Á – Thái Bình Dương của hãng cà phê Starbucks, do thị trường cà phê ở các nước phương Tây đã bão hòa, với giới trung lưu đang tăng lên và tình yêu lâu bền với cà phê, Việt Nam đang trở thành nơi đầy “cơ hội to lớn”.
Theo “vua cà phê” của Việt Nam Đặng Lê Nguyên Vũ, đất đỏ Tây Nguyên ở Việt Nam rất phù hợp để trồng cà phê và trong khi người dùng cà phê trên toàn thế giới quen dùng cà phê Arabica – loại cà phê chỉ có 1,5% là chất caffeine – họ có thể thức dậy và thưởng thức vị cà phê mạnh Robusta với 2,5% caffeine.
Ông Vũ, người thành lập ra hãng cà phê Trung Nguyên nổi tiếng với 55 tiệm cà phê ở Việt Nam và 5 tiệm ở Singapore, khát khao đưa cà phê Robusta của Việt Nam lên bản đồ cà phê thế giới.
“Cà phê Robusta không phải là cà phê chất lượng thấp. Chỉ là trên toàn thế giới, người tiêu dùng vẫn quen uống cà phê Arabica thôi”, ông Vũ trả lời phỏng vấn tại Hội quán cà phê Trung Nguyên ở thành phố Buôn Ma Thuột.
Trung Quốc đã xuất khẩu cà phê tới 60 quốc gia và ông Vũ cho biết việc hãng cà phê Starbucks vừa xâm nhập thị trường Việt Nam chỉ khiến ông càng thêm quyết tâm mở các tiệm cà phê trên đất Mỹ nhằm giới thiệu phong cách uống cà phê truyền thống của Việt Nam: cà phê phin, một kiểu cà phê rất đặc.
“Chúng tôi phải vượt qua Starbucks. Chúng tôi phải đem một thứ gì đó hấp dẫn hơn tới người tiêu dùng Mỹ”, ông Vũ nhận định, “Tôi muốn cả thế giới nhận ra rằng cà phê của Việt Nam là tốt nhất, sạch nhất và đặc biệt nhất”.
Nguồn Infonet
- giá cà phê ngày 19/9/2014 19/09/2014
- Giá dầu giảm, xăng giữ nghuyên từ 15 giờ ngày 19/9/2014 19/09/2014
- Lai tạo, tuyển chọn thành công thêm 3 dòng cà phê vối chín muộn 18/09/2014
- Nông sản Việt vẫn đang “bó tay” với giấc mơ Nga 14/09/2014
- Xui rủi rình rập thị trường cà phê 14/09/2014
- Tồn trữ cà phê Việt Nam thấp nhất kể từ 2011 14/09/2014
- Giá cà phê Tây Nguyên giảm mạnh xuống 38,9-40 triệu đồng/tấn 11/09/2014
- Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu 11/09/2014
- Giá cà phê Tây Nguyên giảm xuống 39,9-40,7 triệu đồng/tấn 09/09/2014
- Ngành nghề cấm đầu tư 07/09/2014