Tổng hợp thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tuần từ 8-14/4/2013
Chỉ số giá hàng hóa nguyên liệu tuần qua xuống thấp nhất 9 tháng, giá vàng xuống thấp nhất gần 2 năm.
Tiếp tục đà giảm giá tuần trước, tuần này thị trường ghi nhận sự lao dốc của hầu hết các hàng hóa nguyên liệu đặc biệt là kim loại quý, kim loại cơ bản và dầu khí. Nguyên nhân chủ yếu do lo ngại của nhà đầu tư về phục hồi kinh tế thế giới.
Tuần qua, một loạt thông tin từ Mỹ tác động đến thị trường. Doanh số bán lẻ Mỹ tháng 3 giảm 0,4% mạnh hơn dự báo 0,1% trước đó. Niềm tin tiêu dùng tháng 4 giảm mạnh 8% xuống 72,3 điểm. Số lượng việc làm mới tháng 3 chỉ đạt 88.000 việc làm, ít nhất kể từ tháng 6/2012. Châu Âu vẫn tiếp tục chịu áp lực giải quyết khủng hoảng nợ công. Síp tiếp tục cần nhờ tới gói cứu trợ 10 tỷ euro của EU.
Chỉ số S&P GSCI đo lường giá 24 loại mặt hàng khô giảm 0,8% so với tuần trước xuống 623,16 điểm, thấp nhất kể từ tháng 7/2012.
Dầu thô
Trên sàn Nymex, giá dầu thô WTI giảm 1,5% chốt tuần tại 91,29 USD/thùng, ghi nhận mức giá thấp nhất kể từ 6/3. So với đầu năm giá dầu thô giảm khoảng 0,6%.
Giá dầu Brent giao dịch trên sàn ICE giảm gần 1% xuống 103,11 USD/thùng, thấp nhất 9 tháng. Chênh lệch giá dầu Brent và dầu thô thu hẹp nhất gần 15 tháng chỉ còn 10,34 USD/thùng.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu khí (OPEC) đều hạ dự báo nhu cầu dầu thô năm 2013. Theo đó, năm nay, thế giới tiêu thụ khoảng 90,58 triệu thùng dầu/ngày, tăng 795.000 thùng/ngày so với năm ngoái, con số này thấp hơn 45.000 thùng/ngày so với dự báo hồi tháng 3.
Vàng
Vàng giảm giá nhiều nhất trong các hàng hóa nguyên liệu trong tuần qua, rơi vào thị trường xuống giá tồi tệ.
Giá vàng giao tháng 6 tại sàn Comex giảm 5,3% so với tuần trước, chốt tại 1.501,4 USD/oz, thấp nhất kể từ tháng 7/2011. Đây là tuần thứ 3 liên tiếp giá vàng lao dốc. Giá giảm tổng cộng 11% từ đầu năm và giảm 22% so với kỷ lục đạt được hồi tháng 9/2011.
Quỹ tín thác SPDR Gold Trust liên tục bán vàng ra trong tuần, riêng ngày 10/4 bán tới 14 tấn vàng
Mặc dù kinh tế thế giới tăng trưởng chậm chạp, vàng vẫn không hấp dẫn các nhà đầu tư khi coi là phương tiện trú ẩn an toàn. Các ngân hàng đầu tư đồng loạt hạ dự báo giá vàng trong năm nay và năm 2014. Theo Goldman Sachs, giá vàng trung bình năm nay sẽ là 1.545 USD/oz và năm 2014 giảm xuống còn 1.350 USD/oz.
Đồng
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn LME tăng nhẹ 50 cent/tấn so với tuần trước lên 7.406,5 USD/tấn.
2 phiên đầu tuần giá đồng tăng mạnh nhờ kỳ vọng nhu cầu Trung Quốc tăng. Riêng phiên hôm thứ 3 (9/4), giá đồng tăng 2,4% lên cao nhất 2 tuần giao dịch tại 7.630 USD/tấn. Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết lượng đồng nhập khẩu nước này tháng 3 đạt 319.603 tấn, phục hồi từ mức thấp nhất 20 tháng ghi nhận vào tháng 2. Thông tin lạm phát Trung Quốc hạ nhiệt cũng hỗ trợ giá đồng tăng. Trung Quốc là nước xuất khẩu đồng lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, đến cuối tuần giá đồng lao dốc cùng hàng loạt các hàng hóa nguyên liệu khác do những số liệu yếu từ nền kinh tế Mỹ và châu Âu gây lo ngại khả năng phục hồi kinh tế, hạn chế sản xuất.
Ngũ cốc, hạt có dầu
Ngũ cốc và hạt có dầu là các mặt hàng ít chịu tác động nhất từ sự xuống giá của cả thị trường do thông tin nguồn cung thu hẹp. Giá ngô giao tháng 5 trên sàn Chicago chốt tuần tại 6,584 USD/giạ, tăng 4,5% so với tuần trước.
Trong tuần, Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa dự báo sản lượng ngô nước này năm 2013 thấp hơn ước tính các chuyên gia. Theo đó, năm nay, Mỹ sẽ sản xuất được khoảng 757 triệu giạ ngô, tăng 20% so với năm ngoái, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng tăng 30% của các nhà đầu tư.
Thời tiết lạnh giá tại hầu hết các khu vực trồng lúa mì trên thế giới ảnh hưởng lớn đến nguồn cung lúa mì. Trong khi đó, Trung Quốc tăng mua lúa mì từ Mỹ. Giá lúa mì tăng gần 2% trong tuần qua, hiện giao dịch tại 7,146 USD/giạ.
Theo Khampha
Tiếp tục đà giảm giá tuần trước, tuần này thị trường ghi nhận sự lao dốc của hầu hết các hàng hóa nguyên liệu đặc biệt là kim loại quý, kim loại cơ bản và dầu khí. Nguyên nhân chủ yếu do lo ngại của nhà đầu tư về phục hồi kinh tế thế giới.
Tuần qua, một loạt thông tin từ Mỹ tác động đến thị trường. Doanh số bán lẻ Mỹ tháng 3 giảm 0,4% mạnh hơn dự báo 0,1% trước đó. Niềm tin tiêu dùng tháng 4 giảm mạnh 8% xuống 72,3 điểm. Số lượng việc làm mới tháng 3 chỉ đạt 88.000 việc làm, ít nhất kể từ tháng 6/2012. Châu Âu vẫn tiếp tục chịu áp lực giải quyết khủng hoảng nợ công. Síp tiếp tục cần nhờ tới gói cứu trợ 10 tỷ euro của EU.
Chỉ số S&P GSCI đo lường giá 24 loại mặt hàng khô giảm 0,8% so với tuần trước xuống 623,16 điểm, thấp nhất kể từ tháng 7/2012.
Dầu thô
Trên sàn Nymex, giá dầu thô WTI giảm 1,5% chốt tuần tại 91,29 USD/thùng, ghi nhận mức giá thấp nhất kể từ 6/3. So với đầu năm giá dầu thô giảm khoảng 0,6%.
Giá dầu Brent giao dịch trên sàn ICE giảm gần 1% xuống 103,11 USD/thùng, thấp nhất 9 tháng. Chênh lệch giá dầu Brent và dầu thô thu hẹp nhất gần 15 tháng chỉ còn 10,34 USD/thùng.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu khí (OPEC) đều hạ dự báo nhu cầu dầu thô năm 2013. Theo đó, năm nay, thế giới tiêu thụ khoảng 90,58 triệu thùng dầu/ngày, tăng 795.000 thùng/ngày so với năm ngoái, con số này thấp hơn 45.000 thùng/ngày so với dự báo hồi tháng 3.
Vàng
Vàng giảm giá nhiều nhất trong các hàng hóa nguyên liệu trong tuần qua, rơi vào thị trường xuống giá tồi tệ.
Giá vàng giao tháng 6 tại sàn Comex giảm 5,3% so với tuần trước, chốt tại 1.501,4 USD/oz, thấp nhất kể từ tháng 7/2011. Đây là tuần thứ 3 liên tiếp giá vàng lao dốc. Giá giảm tổng cộng 11% từ đầu năm và giảm 22% so với kỷ lục đạt được hồi tháng 9/2011.
Quỹ tín thác SPDR Gold Trust liên tục bán vàng ra trong tuần, riêng ngày 10/4 bán tới 14 tấn vàng
Mặc dù kinh tế thế giới tăng trưởng chậm chạp, vàng vẫn không hấp dẫn các nhà đầu tư khi coi là phương tiện trú ẩn an toàn. Các ngân hàng đầu tư đồng loạt hạ dự báo giá vàng trong năm nay và năm 2014. Theo Goldman Sachs, giá vàng trung bình năm nay sẽ là 1.545 USD/oz và năm 2014 giảm xuống còn 1.350 USD/oz.
Đồng
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn LME tăng nhẹ 50 cent/tấn so với tuần trước lên 7.406,5 USD/tấn.
2 phiên đầu tuần giá đồng tăng mạnh nhờ kỳ vọng nhu cầu Trung Quốc tăng. Riêng phiên hôm thứ 3 (9/4), giá đồng tăng 2,4% lên cao nhất 2 tuần giao dịch tại 7.630 USD/tấn. Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết lượng đồng nhập khẩu nước này tháng 3 đạt 319.603 tấn, phục hồi từ mức thấp nhất 20 tháng ghi nhận vào tháng 2. Thông tin lạm phát Trung Quốc hạ nhiệt cũng hỗ trợ giá đồng tăng. Trung Quốc là nước xuất khẩu đồng lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, đến cuối tuần giá đồng lao dốc cùng hàng loạt các hàng hóa nguyên liệu khác do những số liệu yếu từ nền kinh tế Mỹ và châu Âu gây lo ngại khả năng phục hồi kinh tế, hạn chế sản xuất.
Ngũ cốc, hạt có dầu
Ngũ cốc và hạt có dầu là các mặt hàng ít chịu tác động nhất từ sự xuống giá của cả thị trường do thông tin nguồn cung thu hẹp. Giá ngô giao tháng 5 trên sàn Chicago chốt tuần tại 6,584 USD/giạ, tăng 4,5% so với tuần trước.
Trong tuần, Bộ Nông nghiệp Mỹ vừa dự báo sản lượng ngô nước này năm 2013 thấp hơn ước tính các chuyên gia. Theo đó, năm nay, Mỹ sẽ sản xuất được khoảng 757 triệu giạ ngô, tăng 20% so với năm ngoái, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng tăng 30% của các nhà đầu tư.
Thời tiết lạnh giá tại hầu hết các khu vực trồng lúa mì trên thế giới ảnh hưởng lớn đến nguồn cung lúa mì. Trong khi đó, Trung Quốc tăng mua lúa mì từ Mỹ. Giá lúa mì tăng gần 2% trong tuần qua, hiện giao dịch tại 7,146 USD/giạ.
Theo Khampha
- Việt Nam tiếp tục là nước xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu thế giới 2013 26/04/2013
- Xuất khẩu hồ tiêu: Có “miếng”, chưa có “tiếng” 26/04/2013
- Thương hiệu nông sản Việt Nam: Được ít, mất nhiều! 26/04/2013
- Diện tích trồng điều giảm đáng kể 26/04/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên giảm phiên thứ 4 liên tiếp 26/04/2013
- Thị trường hàng hóa trong nước ngày 25/4/2013 26/04/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên tiếp tục giảm xuống 42,2 triệu đồng/tấn 25/04/2013
- Giá tiêu Việt Nam xuất khẩu thấp hơn thế giới 500 USD/tấn 25/04/2013
- Cà phê Việt Nam: mức cộng thu hẹp, nhu cầu mua yếu 24/04/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên đột ngột lao xuống 42,5 triệu đồng/tấn 24/04/2013