Gỡ khó cho sàn giao dịch hàng hóa
Cao su là một trong các mặt hàng chính trên các sàn giao dịch nông sản quốc tế. Ảnh minh họa: Phạm Thái
(TBKTSG Online) – Sàn giao dịch hàng hóa lại lên tiếng yêu cầu cơ quan quản lý có những động thái tích cực hơn trước tình hình giao dịch ảm đạm.
Chợ vắng
Tháng 12-2008, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) đi vào hoạt động. Sau hơn 4 năm, trung tâm đã có điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống quy định, quy trình nghiệp vụ khá đầy đủ. Trong quá trình xây dựng và hoạt động, trung tâm còn nhận được tài trợ và hỗ trợ của nhiều cơ quan, ban ngành, tổ chức trong và ngoài nước như Bộ Công Thương, UBND tỉnh Đắk Lắk, Cơ quan phát triển Pháp (AFD).
Nhưng theo ông Võ Thanh Châu, Giám đốc trung tâm, tại hội thảo “Sàn giao dịch cà phê, hàng hóa nông sản tại Việt Nam –điều kiện phát triển” tổ chức ngày 10-4 tại TPHCM, kết quả kinh doanh đối với 2 sản phẩm chính là giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn còn rất khiêm tốn. Cụ thể, đối với giao dịch giao ngay, từ niên vụ 2009 - 2010 đến nay số lượng cà phê được mang đến trung tâm để ký gửi và giao dịch chỉ hơn 1.000 tấn. Còn giao dịch kỳ hạn chủ yếu do các thành viên môi giới… tự giao dịch, khớp lệnh với nhau.
Tại nhiều hội thảo giới thiệu về sàn giao dịch hàng hóa trước đây, lãnh đạo trung tâm cũng không ít lần đề nghị cơ quan quản lý nhà nước như UBND tỉnh Đắk Lắk, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước nỗ lực hơn trong việc tạo khuôn khổ pháp lý và các chương trình hỗ trợ, xúc tiến hấp dẫn người tham gia giao dịch.
Lý giải cho tình trạng này, ông Châu cho rằng do BCEC thiếu những nhà tạo lập thị trường, nói nôm na là những cá nhân, tổ chức có năng lực tài chính và khả năng mua bán hàng hóa thật, tham gia và dẫn dắt thị trường giao dịch hàng hóa. Điều này không giới hạn với cà phê mà còn đối với các mặt hàng nông sản khác.
Để thu hút những nhà tạo lập thị trường này, ông Trần Lương Thanh Tùng, Giám đốc Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa CFE nhận xét, thanh khoản trên sàn giao dịch hàng hóa thấp là rào cản lớn nhất đối với việc tham gia của các bên, đặc biệt là các nhà đầu tư tài chính.
“Đây là bài toán “con gà và quả trứng”, nếu không có nhà đầu tư tham gia, thanh khoản sẽ không thể cải thiện, và nếu không có mức thanh khoản cần thiết, nhà đầu tư tài chính không tham gia giao dịch”, ông nói.
Và để có mức thanh khoản cần thiết, đặc biệt trong môi trường hiện nay không phải là điều dễ dàng. “Cần một cú hích đủ mạnh, cú hích này không đến từ các hộ nông dân trồng cà phê, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhà đầu tư tài chính mà phải đến từ cơ quan quản lý nhà nước”, ông nói.
Ông Võ Thanh Châu chia sẻ việc xây dựng những kế hoạch kinh doanh dài hạn cho sàn BCEC rất khó vì nhiều vấn đề nằm ngoài tầm quản lý của ông như vấn đề thanh toán cho nhà đầu tư cần có ngân hàng tham gia; nhiều điều khoản, quy định chi tiết của Nhà nước về quản lý, hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động sàn giao dịch cần đến Bộ Công Thương và các bộ ban ngành có liên quan.
Cần cơ chế khác
Ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty cổ phần kinh doanh và đầu tư vàng Việt Nam nhận xét, mặc dù đã có luật, nghị định (Nghị định 158/CP/2006) và thông tư (TT03/2009/BCT) hướng dẫn thành lập sở giao dịch hàng hóa, nhưng đến nay chỉ có 3 đơn vị hoạt động với chức năng sàn giao dịch hàng hóa các công ty kinh doanh sàn vàng, công ty chứng khoán và trung tâm giao dịch cà phê đặt dưới quản lý của UBND tỉnh Đắc Lắk.
Theo ông Hải, các sàn này không hỗ trợ gì cho các mặt hàng nó đang giao dịch như cà phê, cao su. Các mặt hàng này vẫn bị ép giá, không kết nối được với thị trường thế giới.
Ông Hải gợi ý nên tổ chức sàn giao dịch hàng hóa theo hai hình thức: hợp tác công tư (PPP) và cổ phần hóa để tăng nguồn lực cho sàn giao dịch hàng hóa. Một vấn đề quan trọng hơn là thu hút các thương nhân trong và ngoài nước, là thành viên các sàn giao dịch lớn ở nước ngoài.
“Sàn giao dịch SICOM của Singapore qua Việt Nam rất thường xuyên, chào mời các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp lớn, tham gia làm thành viên của SICOM để tăng thanh khoản”, ông nói.
Bà Lê Việt Nga, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, cơ quan quản lý hoạt động các sở giao dịch hàng hóa, cho hay sẽ có 3 văn bản củng cố hoạt động sàn giao dịch hàng hóa sẽ được ban hành trong năm nay. Cụ thể là các văn bản hướng dẫn lộ trình thương nhân tham gia giao dịch hàng hóa ở nước ngoài; văn bản hướng dẫn chế độ thanh toán mua bán hàng hóa; văn bản liên quan đến quy chuẩn kỹ thuật với giao dịch điện tử để tránh rủi ro cho nhà đầu tư
Bà Nga cho biết năm ngoái BCEC đã đề nghị bộ có đề án tổng thể, qua đó có thể huy động nguồn lực hỗ trợ. “Chúng tôi trình Thủ tướng chính phủ nghiên cứu có đề án nhưng đến nay đề án vẫn còn đang được xem xét về độ chín của hoạt động này để có chương trình hỗ trợ, ưu đãi về thuế”, bà nói.
Thái Hằng
Chợ vắng
Tháng 12-2008, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) đi vào hoạt động. Sau hơn 4 năm, trung tâm đã có điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống quy định, quy trình nghiệp vụ khá đầy đủ. Trong quá trình xây dựng và hoạt động, trung tâm còn nhận được tài trợ và hỗ trợ của nhiều cơ quan, ban ngành, tổ chức trong và ngoài nước như Bộ Công Thương, UBND tỉnh Đắk Lắk, Cơ quan phát triển Pháp (AFD).
Nhưng theo ông Võ Thanh Châu, Giám đốc trung tâm, tại hội thảo “Sàn giao dịch cà phê, hàng hóa nông sản tại Việt Nam –điều kiện phát triển” tổ chức ngày 10-4 tại TPHCM, kết quả kinh doanh đối với 2 sản phẩm chính là giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn còn rất khiêm tốn. Cụ thể, đối với giao dịch giao ngay, từ niên vụ 2009 - 2010 đến nay số lượng cà phê được mang đến trung tâm để ký gửi và giao dịch chỉ hơn 1.000 tấn. Còn giao dịch kỳ hạn chủ yếu do các thành viên môi giới… tự giao dịch, khớp lệnh với nhau.
Tại nhiều hội thảo giới thiệu về sàn giao dịch hàng hóa trước đây, lãnh đạo trung tâm cũng không ít lần đề nghị cơ quan quản lý nhà nước như UBND tỉnh Đắk Lắk, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước nỗ lực hơn trong việc tạo khuôn khổ pháp lý và các chương trình hỗ trợ, xúc tiến hấp dẫn người tham gia giao dịch.
Lý giải cho tình trạng này, ông Châu cho rằng do BCEC thiếu những nhà tạo lập thị trường, nói nôm na là những cá nhân, tổ chức có năng lực tài chính và khả năng mua bán hàng hóa thật, tham gia và dẫn dắt thị trường giao dịch hàng hóa. Điều này không giới hạn với cà phê mà còn đối với các mặt hàng nông sản khác.
Để thu hút những nhà tạo lập thị trường này, ông Trần Lương Thanh Tùng, Giám đốc Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa CFE nhận xét, thanh khoản trên sàn giao dịch hàng hóa thấp là rào cản lớn nhất đối với việc tham gia của các bên, đặc biệt là các nhà đầu tư tài chính.
“Đây là bài toán “con gà và quả trứng”, nếu không có nhà đầu tư tham gia, thanh khoản sẽ không thể cải thiện, và nếu không có mức thanh khoản cần thiết, nhà đầu tư tài chính không tham gia giao dịch”, ông nói.
Và để có mức thanh khoản cần thiết, đặc biệt trong môi trường hiện nay không phải là điều dễ dàng. “Cần một cú hích đủ mạnh, cú hích này không đến từ các hộ nông dân trồng cà phê, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhà đầu tư tài chính mà phải đến từ cơ quan quản lý nhà nước”, ông nói.
Ông Võ Thanh Châu chia sẻ việc xây dựng những kế hoạch kinh doanh dài hạn cho sàn BCEC rất khó vì nhiều vấn đề nằm ngoài tầm quản lý của ông như vấn đề thanh toán cho nhà đầu tư cần có ngân hàng tham gia; nhiều điều khoản, quy định chi tiết của Nhà nước về quản lý, hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động sàn giao dịch cần đến Bộ Công Thương và các bộ ban ngành có liên quan.
Cần cơ chế khác
Ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty cổ phần kinh doanh và đầu tư vàng Việt Nam nhận xét, mặc dù đã có luật, nghị định (Nghị định 158/CP/2006) và thông tư (TT03/2009/BCT) hướng dẫn thành lập sở giao dịch hàng hóa, nhưng đến nay chỉ có 3 đơn vị hoạt động với chức năng sàn giao dịch hàng hóa các công ty kinh doanh sàn vàng, công ty chứng khoán và trung tâm giao dịch cà phê đặt dưới quản lý của UBND tỉnh Đắc Lắk.
Theo ông Hải, các sàn này không hỗ trợ gì cho các mặt hàng nó đang giao dịch như cà phê, cao su. Các mặt hàng này vẫn bị ép giá, không kết nối được với thị trường thế giới.
Ông Hải gợi ý nên tổ chức sàn giao dịch hàng hóa theo hai hình thức: hợp tác công tư (PPP) và cổ phần hóa để tăng nguồn lực cho sàn giao dịch hàng hóa. Một vấn đề quan trọng hơn là thu hút các thương nhân trong và ngoài nước, là thành viên các sàn giao dịch lớn ở nước ngoài.
“Sàn giao dịch SICOM của Singapore qua Việt Nam rất thường xuyên, chào mời các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp lớn, tham gia làm thành viên của SICOM để tăng thanh khoản”, ông nói.
Bà Lê Việt Nga, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, cơ quan quản lý hoạt động các sở giao dịch hàng hóa, cho hay sẽ có 3 văn bản củng cố hoạt động sàn giao dịch hàng hóa sẽ được ban hành trong năm nay. Cụ thể là các văn bản hướng dẫn lộ trình thương nhân tham gia giao dịch hàng hóa ở nước ngoài; văn bản hướng dẫn chế độ thanh toán mua bán hàng hóa; văn bản liên quan đến quy chuẩn kỹ thuật với giao dịch điện tử để tránh rủi ro cho nhà đầu tư
Bà Nga cho biết năm ngoái BCEC đã đề nghị bộ có đề án tổng thể, qua đó có thể huy động nguồn lực hỗ trợ. “Chúng tôi trình Thủ tướng chính phủ nghiên cứu có đề án nhưng đến nay đề án vẫn còn đang được xem xét về độ chín của hoạt động này để có chương trình hỗ trợ, ưu đãi về thuế”, bà nói.
Thái Hằng
- Xuất và nhập khẩu xăng dầu đều giảm mạnh 30/01/2015
- Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản giảm gần 14% 28/01/2015
- Giá cà phê tăng 27/01/2015
- Thế giới có thiếu hụt cà phê? 26/01/2015
- Lập sàn giao dịch Cà phê Buôn Mê Thuột 24/01/2015
- Đầu vụ điều 2015: Điều "đất đỏ" đắt hàng 23/01/2015
- (TBKTSG Online) – Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 5 sẽ được tổ chức vào tháng 3-2015 22/01/2015
- Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giảm giá xăng dầu từ 16 giờ 00 ngày hôm nay 21/01/2015
- Tăng thuế nhập khẩu xăng dầu - lợi bất cập hại 20/01/2015
- Lợi thế của cây hổ tiêu 19/01/2015