Thực hư chuyện thu mua rễ tiêu ở Gia Lai
Gần đây, trên địa bàn tỉnh Gia Lai rộ lên thông tin thương lái người Trung Quốc thu mua rễ và gốc cây hồ tiêu tại xã Ia Blang, huyện Chư Sê, tác động xấu sản xuất của người dân. Vậy thực hư của vấn đề này ra sao?
Ông Dũng bên đống rễ hồ tiêu mà gia đình mình đã đi thu gom về. (Ảnh: xaluan)
Theo báo cáo điều tra của Công an huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, từ cuối năm 2012, ông Mai Xuân Dũng trú ở thôn 4, xã Ia Blang được một số người dân tại thành phố Pleiku đặt vấn đề thu mua rễ và gốc cây hồ tiêu sống với giá 60.000 và 20.000 đồng/kg mỗi loại. Sau đó, ông Dũng đã thu gom được 450 kg cả rễ và gốc từ vườn tiêu già cỗi của người cháu ở cùng xã có nhu cầu phá bỏ để tái canh lại, đem bán cho hai người dân ở thành phố Pleiku với số tiền hơn 17 triệu đồng mà không biết rõ mục đích của người mua là gì.
Tính tới thời điểm hiện tại, ông Dũng đã thu gom được hơn 2 tấn rễ và gốc cây hồ tiêu già cỗi hoặc bị bệnh chết khô do người dân phá bỏ để chuyển sang trồng các loại cây khác. Tuy nhiên, từ đợt bán cuối năm 2012, không hề thấy thương lái đến mua số rễ và gốc cây hồ tiêu ông Dũng đã thu gom đang để tại nhà riêng. Cũng theo khẳng định của chính quyền xã Ia Blang, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, hiện nay trên địa bàn xã không thấy xuất hiện bất kỳ một thương lái người Trung Quốc đến thu mua rễ, gốc hồ tiêu.
Xã Ia Blang, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai hiện có 600 ha hồ tiêu kinh doanh, trong đó có nhiều diện tích già cỗi. Theo ông Hoài cho biết, để trồng được một trụ tiêu, người dân phải mất công sức đầu tư, chăm sóc trong vòng 3 năm với chi phí gần 4 triệu đồng. Vì vậy, người trồng tiêu ở xã Ia Blang không dại gì đi đào gốc, rễ cây hồ tiêu đem bán với giá 20.000 và 60.000 đồng/kg như hiện tại. Tuy nhiên, việc gia đình ông Mai Xuân Dũng thu gom rễ, gốc cây hồ tiêu đem bán là hành vi cần được ngăn chặn kịp thời để không làm ảnh hưởng đến tâm lý lo sợ bị đào trộm rễ tiêu cũng như sản xuất của người dân trong vùng.
Theo chính quyền xã Ia Blang, huyện Chư Sê, hiện tại gia đình ông Mai Xuân Dũng đã ngừng việc thu gom, không tổ chức mua bán rễ và gốc cây hồ tiêu. Nhằm ngăn chặn hành vi thu mua rễ tiêu trên địa bàn, mới đây tỉnh Gia Lai đã có công văn gởi các địa phương thông báo tình hình cho người dân biết để nâng cao cảnh giác với hiện tượng phá hoại kinh tế này của kẻ xấu.
Theo VTV News
Ông Dũng bên đống rễ hồ tiêu mà gia đình mình đã đi thu gom về. (Ảnh: xaluan)
Theo báo cáo điều tra của Công an huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, từ cuối năm 2012, ông Mai Xuân Dũng trú ở thôn 4, xã Ia Blang được một số người dân tại thành phố Pleiku đặt vấn đề thu mua rễ và gốc cây hồ tiêu sống với giá 60.000 và 20.000 đồng/kg mỗi loại. Sau đó, ông Dũng đã thu gom được 450 kg cả rễ và gốc từ vườn tiêu già cỗi của người cháu ở cùng xã có nhu cầu phá bỏ để tái canh lại, đem bán cho hai người dân ở thành phố Pleiku với số tiền hơn 17 triệu đồng mà không biết rõ mục đích của người mua là gì.
Tính tới thời điểm hiện tại, ông Dũng đã thu gom được hơn 2 tấn rễ và gốc cây hồ tiêu già cỗi hoặc bị bệnh chết khô do người dân phá bỏ để chuyển sang trồng các loại cây khác. Tuy nhiên, từ đợt bán cuối năm 2012, không hề thấy thương lái đến mua số rễ và gốc cây hồ tiêu ông Dũng đã thu gom đang để tại nhà riêng. Cũng theo khẳng định của chính quyền xã Ia Blang, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, hiện nay trên địa bàn xã không thấy xuất hiện bất kỳ một thương lái người Trung Quốc đến thu mua rễ, gốc hồ tiêu.
Xã Ia Blang, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai hiện có 600 ha hồ tiêu kinh doanh, trong đó có nhiều diện tích già cỗi. Theo ông Hoài cho biết, để trồng được một trụ tiêu, người dân phải mất công sức đầu tư, chăm sóc trong vòng 3 năm với chi phí gần 4 triệu đồng. Vì vậy, người trồng tiêu ở xã Ia Blang không dại gì đi đào gốc, rễ cây hồ tiêu đem bán với giá 20.000 và 60.000 đồng/kg như hiện tại. Tuy nhiên, việc gia đình ông Mai Xuân Dũng thu gom rễ, gốc cây hồ tiêu đem bán là hành vi cần được ngăn chặn kịp thời để không làm ảnh hưởng đến tâm lý lo sợ bị đào trộm rễ tiêu cũng như sản xuất của người dân trong vùng.
Theo chính quyền xã Ia Blang, huyện Chư Sê, hiện tại gia đình ông Mai Xuân Dũng đã ngừng việc thu gom, không tổ chức mua bán rễ và gốc cây hồ tiêu. Nhằm ngăn chặn hành vi thu mua rễ tiêu trên địa bàn, mới đây tỉnh Gia Lai đã có công văn gởi các địa phương thông báo tình hình cho người dân biết để nâng cao cảnh giác với hiện tượng phá hoại kinh tế này của kẻ xấu.
Theo VTV News
- Vinacas kiến nghị tăng giá điều xuất khẩu 15-20% 30/03/2013
- Giá cà phê gặp hạn 30/03/2013
- Thị trường hàng hóa trong nước ngày 28/3/2013 29/03/2013
- Cà phê Tây Nguyên giảm mạnh xuống 43,4 triệu đồng/tấn 28/03/2013
- Thị trường hàng hóa trong nước ngày 27/3/2013 27/03/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên tiếp tục giảm, xuống 44 triệu đồng/tấn 27/03/2013
- Kim ngạch xuất khẩu tiêu quý I ước tăng gần 12% so với cùng kỳ 26/03/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên giảm còn 44,5 triệu đồng/tấn 26/03/2013
- Tổng hợp tin thị trường cà phê tuần từ 18/3-23/3 25/03/2013
- Sản lượng cà phê vụ tới sẽ giảm 35% do hạn hán 25/03/2013