Xuất khẩu cà phê: điều tiết cung, giữ ưu thế giá
Thời gian qua, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng lên có nguyên nhân từ việc nông dân và doanh nghiệp nội địa điều tiết lượng bán ra.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong 3 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê ước đạt 509.000 tấn, kim ngạch 1,092 tỷ USD. Dự kiến trong năm 2013, Việt Nam xuất khẩu 1,5 triệu tấn cà phê, kim ngạch đạt 3,5 tỷ USD.
Sau nhiều năm với thói quen bán ra ồ ạt khi thu hoạch, hiện nông dân đã theo sát thị trường để khi bán được giá tốt nhất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nội địa đã chấm dứt cách thức kinh doanh bán khống, chuyển sang mua bán thật nên điều phối thị trường tốt hơn. Điểm tích cực là tỷ trọng xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp nội địa tăng mạnh. Theo số liệu của Hiệp hội Cà phê và Cacao Việt Nam (Vicofa), doanh nghiệp nội địa nắm tỷ trọng xuất khẩu lớn hơn so với khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI). Năm 2012, tỷ trọng xuất khẩu cà phê của khối doanh nghiệp FDI chỉ còn 45%, giảm mạnh so với mức trên 60% của năm trước đó. Năm 2013, tỷ trọng xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI được dự báo tiếp tục giảm. Theo các công ty kinh doanh cà phê, lượng cà phê trong nước hiện còn khoảng 600.000 tấn. Do tiêu thụ nội địa kém nên đầu ra của cà phê Việt Nam vẫn phụ thuộc vào xuất khẩu. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần điều tiết lượng bán ra và lựa chọn khung giá tốt sẽ quyết định đến hiệu quả xuất khẩu cà phê. Lợi ích của việc điều tiết bán ra nhưng phải cần có giải pháp chống đầu cơ. Do đó điều tiết bán ra nhưng cần tỉnh táo với diễn biến thị trường. Hiện tại, tình hình hạn hán ở Tây Nguyên đang được xem là yếu tố có tác động rất lớn đến thị trường cà phê. (Cổng Thông tin điện tử Chính phủ)
Sau nhiều năm với thói quen bán ra ồ ạt khi thu hoạch, hiện nông dân đã theo sát thị trường để khi bán được giá tốt nhất. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nội địa đã chấm dứt cách thức kinh doanh bán khống, chuyển sang mua bán thật nên điều phối thị trường tốt hơn. Điểm tích cực là tỷ trọng xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp nội địa tăng mạnh. Theo số liệu của Hiệp hội Cà phê và Cacao Việt Nam (Vicofa), doanh nghiệp nội địa nắm tỷ trọng xuất khẩu lớn hơn so với khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI). Năm 2012, tỷ trọng xuất khẩu cà phê của khối doanh nghiệp FDI chỉ còn 45%, giảm mạnh so với mức trên 60% của năm trước đó. Năm 2013, tỷ trọng xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI được dự báo tiếp tục giảm. Theo các công ty kinh doanh cà phê, lượng cà phê trong nước hiện còn khoảng 600.000 tấn. Do tiêu thụ nội địa kém nên đầu ra của cà phê Việt Nam vẫn phụ thuộc vào xuất khẩu. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần điều tiết lượng bán ra và lựa chọn khung giá tốt sẽ quyết định đến hiệu quả xuất khẩu cà phê. Lợi ích của việc điều tiết bán ra nhưng phải cần có giải pháp chống đầu cơ. Do đó điều tiết bán ra nhưng cần tỉnh táo với diễn biến thị trường. Hiện tại, tình hình hạn hán ở Tây Nguyên đang được xem là yếu tố có tác động rất lớn đến thị trường cà phê. (Cổng Thông tin điện tử Chính phủ)
- Giá cà phê tăng một cách thần kỳ 17/11/2014
- (TBKTSG Online) – Các nhà máy sản xuất ethanol trong nước vẫn còn khó khăn 15/11/2014
- Cao su bất ngờ tăng giá 14/11/2014
- Giá cà phê nhân xô tăng thêm 200 đồng, lên ở mức 39.400 – 40.500 đồng/kg. 12/11/2014
- Giá cà phê giảm, nạn nhân của chiến tranh tiền tệ 10/11/2014
- Quyết định giảm giá xăng dầu từ 11h ngày 7/11/2014 07/11/2014
- Nhiều yếu tố gây sức ép lên thị trường xăng dầu cuối năm 03/11/2014
- [Họp Quốc hội] Đại biểu kiến nghị sớm có sàn giao dịch điện tử cho nông sản 03/11/2014
- Xuất khẩu cà phê vượt ngưỡng 3 tỷ USD 03/11/2014
- Tăng chi phí kinh doanh định mức cho xăng từ 860 đồng lên 1.050 đồng/lít 03/11/2014