Ngân hàng chờ tham gia môi giới hàng hóa
Cà phê là một trong những sản phẩm được môi giới nhiều. Ảnh: TL
(TBKTSG Online) – Một số ngân hàng thương mại nước ngoài cho biết đang chờ sự cho phép của Chính phủ để tham gia hoạt động môi giới tài chính trên thị trường hàng hóa ở Việt Nam.
Ông Vinayak Herur, Giám đốc khối tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng ANZ Việt Nam trong một phỏng vấn gần đây cho hay điều kiện pháp lý tại Việt Nam chưa chín muồi cho hoạt động môi giới tài chính trên thị trường hàng hóa. Ông nói ANZ sẽ sẵn sàng tham gia thị trường này khi Chính phủ cho phép và tạo ra khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của ngân hàng.
Ở nhiều quốc gia khác, ANZ đang cung cấp sản phẩm là giao dịch giao ngay, giao sau, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, công cụ phòng chống rủi ro biến động giá đối với hàng hóa là các kim loại quý, các loại khoáng sản, nông sản…
Một người môi giới ngành hàng nông sản của một ngân hàng Singapore ở Việt Nam cho biết thường xuyên đi dự các hội thảo, hội nghị chuyên ngành lớn ở TPHCM để tìm kiếm khách hàng là các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cao su, cà phê trong nước để mời mua các sản phẩm tài chính. Bà cho biết đã có trong tay một số lượng đáng kể khách hàng tham gia hoạt động này. Còn hoạt động ở Việt Nam, bà cho biết vẫn chưa được phép của Chính phủ.
Ông Phạm Đình Thưởng, Vụ phó Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương cho hay bộ đang phối hợp với Ngân hàng Nhà nước hoàn chỉnh dự thảo quản lý hoạt động môi giới giao dịch hàng hóa trên các sàn ở nước ngoài đối với các bên tham gia như doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, các định chế tài chính, tại Việt Nam. Dự thảo được biên soạn từ khá lâu nhưng đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh và phải qua nhiều lần chỉnh sửa, ông Thưởng cho hay.
Phạm Thái
Ông Vinayak Herur, Giám đốc khối tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng ANZ Việt Nam trong một phỏng vấn gần đây cho hay điều kiện pháp lý tại Việt Nam chưa chín muồi cho hoạt động môi giới tài chính trên thị trường hàng hóa. Ông nói ANZ sẽ sẵn sàng tham gia thị trường này khi Chính phủ cho phép và tạo ra khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của ngân hàng.
Ở nhiều quốc gia khác, ANZ đang cung cấp sản phẩm là giao dịch giao ngay, giao sau, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, công cụ phòng chống rủi ro biến động giá đối với hàng hóa là các kim loại quý, các loại khoáng sản, nông sản…
Một người môi giới ngành hàng nông sản của một ngân hàng Singapore ở Việt Nam cho biết thường xuyên đi dự các hội thảo, hội nghị chuyên ngành lớn ở TPHCM để tìm kiếm khách hàng là các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cao su, cà phê trong nước để mời mua các sản phẩm tài chính. Bà cho biết đã có trong tay một số lượng đáng kể khách hàng tham gia hoạt động này. Còn hoạt động ở Việt Nam, bà cho biết vẫn chưa được phép của Chính phủ.
Ông Phạm Đình Thưởng, Vụ phó Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương cho hay bộ đang phối hợp với Ngân hàng Nhà nước hoàn chỉnh dự thảo quản lý hoạt động môi giới giao dịch hàng hóa trên các sàn ở nước ngoài đối với các bên tham gia như doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, các định chế tài chính, tại Việt Nam. Dự thảo được biên soạn từ khá lâu nhưng đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh và phải qua nhiều lần chỉnh sửa, ông Thưởng cho hay.
Năm 2004, Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép cho một ngân hàng Việt Nam là Techcombank được quyền giao dịch hợp đồng tương lai trên thị trường hàng hoá trực tiếp với các sàn giao dịch nước ngoài. Techcombank đóng vai trò là nhà trung gian môi giới giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam với các sàn giao dịch trên thế giới để thực hiện các hoạt động phòng ngừa rủi ro cho giá hàng hoá. Để tham gia, các doanh nghiệp chỉ cần mở tài khoản tại ngân hàng đã có thể giao dịch với các sàn giao dịch trên thế giới mà không cần phải làm việc trực tiếp với các sàn giao dịch nước ngoài. |
Phạm Thái
- Nông sản Việt bị chê vì giá cao 09/04/2013
- Thực hư chuyện thu mua rễ tiêu ở Gia Lai 09/04/2013
- Dự báo sản lượng tiêu năm nay giảm 20% 09/04/2013
- Xuất khẩu cà phê: điều tiết cung, giữ ưu thế giá 09/04/2013
- Thị trường hàng hóa trong nước tuần đến 7/4/2013 09/04/2013
- Giá hàng hóa thế giới có thể tiếp tục giảm trong năm nay 08/04/2013
- Việt Nam tăng cung ra thị trường, giá cà phê chịu áp lực giảm 08/04/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên giảm về mức 43,1 triệu đồng/tấn 05/04/2013
- Xuất khẩu cà phê Việt Nam có thể giảm trong tháng 4 05/04/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên vượt 43,5 triệu đồng/tấn 04/04/2013