Vụ thu mua gốc, rễ tiêu: Nghi vấn đem xay để trộn vào bột tiêu
Việc thương lái Trung Quốc mua gốc, rễ hồ tiêu đang gây lo lắng cho người sản xuất. Nhiều giả thiết đang đặt ra về mục đích thu mua của họ là phá hoại sản xuất hay nhằm những ý đồ khác?
Sản lượng tiêu của nước ta chiếm 50% sản lượng tiêu thế giới, trong đó vùng hồ tiêu trọng điểm Gia Lai (trong đó huyện Chư Sê có diện tích và sản lượng lớn nhất tỉnh) chiếm từ 20- 25% sản lượng tiêu cả nước. Một khi vùng trọng điểm hồ tiêu này có biến động thì hậu quả sẽ khôn lường…
Gốc, rễ hồ tiêu được thu gom chờ bán cho thương lái Trung Quốc.
Ông Hoàng Phước Bính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê nhận định: Có khả năng họ thu mua gốc và rễ tiêu để làm gia vị, thuốc, thực phẩm hay xay thành bột để trộn với sản phẩm hạt tiêu xay. Điều này từng xảy ra bởi có người đã mua hạt tiêu lép, cuống tiêu rồi nghiền ra trộn với bột hồ tiêu chính phẩm. Hành vi gian dối này một mặt cho lợi nhuận không nhỏ bởi giá hồ tiêu đang ở mức khá cao (trên 110.000 đồng/kg tiêu đen), nhưng sẽ từng bước làm giảm uy tín, tiến tới phá hoại thương hiệu hồ tiêu của Chư Sê và Việt Nam.
Một giả thiết khác: Những rễ và gốc tiêu đã già cỗi hay bị chết thì chắc chắn đã và đang chứa mầm bệnh. Việc thu mua rất có thể được sử dụng vào mục đích nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và thuốc trị bệnh hồ tiêu chết hàng loạt vẫn đang xảy ra trên vùng chuyên canh hồ tiêu tại Gia Lai, từ đó thu lợi nhuận từ việc bán thuốc. Nhưng nếu với mục đích tích cực đó thì việc thu mua đã được công khai, minh bạch!
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Minh – Phó phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Gia Lai, mục đích chủ yếu của việc thu mua gốc, rễ hồ tiêu là để phá hoại sản xuất… Nhưng có ý kiến cho rằng điều này rất khó xảy ra bởi giá hồ tiêu đang rất cao, chẳng ai dại gì phá vườn tiêu tiền tỷ để lấy tiền trăm. Nhận định này rất đúng với người sản xuất, nhưng với những kẻ trộm cắp thì khác. Ở những vườn hồ tiêu lâu năm, mỗi trụ sẽ có không dưới 5kg gốc, rễ, chỉ cần nhổ trộm dăm, bảy trụ là đã có hàng trăm nghìn đồng.
Hiện UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo đình chỉ tất cả việc thu gom, mua bán và tuyệt đối không để số gốc, rễ tiêu đã thu mua bị đưa ra khỏi địa bàn.
Theo Báo Dân Việt
Sản lượng tiêu của nước ta chiếm 50% sản lượng tiêu thế giới, trong đó vùng hồ tiêu trọng điểm Gia Lai (trong đó huyện Chư Sê có diện tích và sản lượng lớn nhất tỉnh) chiếm từ 20- 25% sản lượng tiêu cả nước. Một khi vùng trọng điểm hồ tiêu này có biến động thì hậu quả sẽ khôn lường…
Gốc, rễ hồ tiêu được thu gom chờ bán cho thương lái Trung Quốc.
Ông Hoàng Phước Bính – Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê nhận định: Có khả năng họ thu mua gốc và rễ tiêu để làm gia vị, thuốc, thực phẩm hay xay thành bột để trộn với sản phẩm hạt tiêu xay. Điều này từng xảy ra bởi có người đã mua hạt tiêu lép, cuống tiêu rồi nghiền ra trộn với bột hồ tiêu chính phẩm. Hành vi gian dối này một mặt cho lợi nhuận không nhỏ bởi giá hồ tiêu đang ở mức khá cao (trên 110.000 đồng/kg tiêu đen), nhưng sẽ từng bước làm giảm uy tín, tiến tới phá hoại thương hiệu hồ tiêu của Chư Sê và Việt Nam.
Một giả thiết khác: Những rễ và gốc tiêu đã già cỗi hay bị chết thì chắc chắn đã và đang chứa mầm bệnh. Việc thu mua rất có thể được sử dụng vào mục đích nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và thuốc trị bệnh hồ tiêu chết hàng loạt vẫn đang xảy ra trên vùng chuyên canh hồ tiêu tại Gia Lai, từ đó thu lợi nhuận từ việc bán thuốc. Nhưng nếu với mục đích tích cực đó thì việc thu mua đã được công khai, minh bạch!
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Minh – Phó phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Gia Lai, mục đích chủ yếu của việc thu mua gốc, rễ hồ tiêu là để phá hoại sản xuất… Nhưng có ý kiến cho rằng điều này rất khó xảy ra bởi giá hồ tiêu đang rất cao, chẳng ai dại gì phá vườn tiêu tiền tỷ để lấy tiền trăm. Nhận định này rất đúng với người sản xuất, nhưng với những kẻ trộm cắp thì khác. Ở những vườn hồ tiêu lâu năm, mỗi trụ sẽ có không dưới 5kg gốc, rễ, chỉ cần nhổ trộm dăm, bảy trụ là đã có hàng trăm nghìn đồng.
Hiện UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo đình chỉ tất cả việc thu gom, mua bán và tuyệt đối không để số gốc, rễ tiêu đã thu mua bị đưa ra khỏi địa bàn.
Theo Báo Dân Việt
- Đảm bảo nguồn cung để hạ nhiệt thị trường phân bón 29/06/2012
- Đạm Cà Mau - cơ hội vàng đến với bà con nông dân 28/06/2012
- Giá phân bón sẽ sớm ổn định 27/06/2012
- Việt Nam duy trì vị trí dẫn đầu về xuất khẩu hạt tiêu 20/06/2012
- Cà phê Việt trước cơn bão FDI 18/06/2012
- Thị Trường phân bón Quốc tế từ ngày 19 -26/5/2012 29/05/2012
- Quy trình chăm sóc cây cà phê 22/05/2012
- Ngành điều thiếu 300.000 tấn nguyên liệu 18/05/2012
- Xuất khẩu hồ tiêu tăng vượt bậc năm 2012 18/05/2012
- Nhu cầu cà phê toàn cầu tăng 2% trong niên vụ 2011-2012 18/05/2012