Giá cà phê và “bẫy” thời tiết
Thông tin về hạn hán ở Tây Nguyên đã đẩy giá cà phê từ 38 triệu vọt lên tới 46 triệu đồng/tấn trong 10 ngày...
hị trường cà phê đang “nhảy múa” theo thời tiết. Nửa đầu tháng 3, chỉ một thông tin về hạn hán ở Tây Nguyên đã đẩy giá cà phê từ 38 triệu đồng/tấn vọt lên tới 46 triệu đồng/tấn trong vòng 10 ngày.
Nửa cuối tháng 3, chỉ một thông tin vài cơn mưa nhỏ ở Tây Nguyên đã khiến giá cà phê liên tục lao dốc. Giá cà phê lên xuống từng ngày là bởi giới đầu cơ cà phê làm giá để trục lợi.
Nhiều nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên đang có tâm trạng “lỡ đò” khi không bán ở mức 45,5-46 triệu đồng/tấn. Trên trang web giacaphe... mỗi ngày có hàng trăm nông dân trồng cà phê bình luận những lời tiếc nuối. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tin rằng mức giá cao sẽ quay trở lại trong ngắn hạn, vì cà phê đang mất mùa.
Hàng nông sản gạo, điều, hồ tiêu, cao su, chè có giá bán thường thay đổi chậm, lên hoặc xuống thường kéo dài vài tháng. Riêng cà phê thời gian qua, giá bán “nhảy múa” như chứng khoán, thay đổi theo ngày.
Diễn biến này có từ khi Tây Nguyên có sàn giao dịch cà phê đi vào hoạt động, mọi diễn biến giá cà phê cả trong và ngoài nước được cập nhật từng giờ trên mạng Internet. Điều này giúp nông dân trồng cà phê cập nhật thông tin thị trường, giá cả để có quyết định bán ra kịp thời hay găm giữ hàng lại chờ giá cao. Tuy nhiên, cũng là phương tiện được giới đầu cơ tận dụng để thao túng giá.
Sự việc giá cà phê lao dốc những ngày qua được nhận định là chịu sức ép của thông tin xuất khẩu cà phê tháng 3 và thông tin về những cơn mưa đã đến với vùng Tây Nguyên.
Điều đáng ngạc nhiên ở con số không đồng nhất do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê công bố về khối lượng cà phê xuất khẩu trong tháng vừa qua.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 3, xuất khẩu cà phê đạt 128 ngàn tấn, giá trị 236 triệu USD; đưa khối lượng cà phê xuất khẩu 3 tháng đầu năm lên 447 ngàn tấn, kim ngạch 909 triệu USD, giảm 21,2% về lượng và 18% về giá trị so cùng kỳ năm 2012.
Thị trường không khỏi sửng sốt khi Tổng cục Thống kê ước xuất khẩu cà phê đạt 190.000 tấn, cao hơn 60.000 tấn so với con số của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo một nhà phân tích thị trường, sở dĩ có sự vênh nhau là vì Tổng cục Thống kê tính luôn hàng xuất bán đưa vào kho ngoại quan, trong khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ tính hàng xuống tàu giao FOB.
Như vậy rõ ràng, khối lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 3 vừa qua đã giảm mạnh do nguồn cung hạn chế bởi mất mùa.
Theo cách tính của Tổng cục Thống kê lại gây ra nhầm tưởng rằng khối lượng xuất khẩu tăng mạnh. Chính giới đầu cơ đã lợi dụng thông tin này để đẩy giá cà phê xuống.
Giới đầu cơ thế giới liên tục “làm xiếc” với giá cà phê để trục lợi, lúc thì họ tìm mọi cách đẩy giá xuống để mua hàng vào tích trữ, khi đã nhiều hàng thì họ lại tung các thông tin đẩy giá lên để bán ra kiếm lời. Chính vì vậy, giá cà phê cứ hết lên rồi xuống, rồi lại lên.
Trên sàn kỳ hạn, nhà đầu tư có quyền mua hay bán khống để đầu cơ cho giá lên hay giá xuống theo ý mình. Chẳng hạn trong tuần đầu tháng 3, trên sàn kỳ hạn robusta ở London, giới đầu cơ đã mua khống (ròng) một lượng “hàng giấy” rất lớn, trên 35.173 lô hàng cà phê (10 tấn/lô) cùng với tuyên truyền thông tin về hạn hán diễn ra khắp nơi để đẩy giá cà phê lên.
Thế nhưng thực chất đó là lúc giới đầu cơ đã bán được khối lượng lớn cà phê với giá cao.
Còn trong tuần vừa qua, giới đầu cơ liên tục khuyếch trương thông tin về mưa ở Tây Nguyên, mưa ở Brazil, đồng thời hối thúc từ thị trường hối đoái, thị trường cổ phiếu để gây nên cảnh giá xuống liên hồi với mục tiêu của họ là mua cà phê với giá rẻ.
Theo dự báo mới nhất Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), do hạn hán nặng, đến nay đã có 55.000 ha trên tổng diện tích 500.000 ha cà phê của các tỉnh Tây Nguyên bị khô hạn nặng, thiếu nước tưới, trong đó có 95 ha bị khô héo và chết. Sản lượng cà phê niên vụ 2012-2013 giảm 30% so với niên vụ 2011-2012, chỉ đạt 1,2 triệu tấn.
Sản lượng cà phê niên vụ 2013-2014 dự báo sẽ giảm 30-35% so với niên vụ trước, tức là sẽ chỉ còn 800.000 tấn. Trên thị trường thế giới, tồn kho thuần robusta được sàn Liffe xác nhận tính đến hết ngày 18/3/2013 ước đạt 122.400 tấn, giảm 3.240 tấn so với đợt báo cáo định kỳ trước đó 2 tuần.
Cho dù đã có một vài cơn mưa nhỏ ở vùng trồng cà phê, nhưng chưa giải được hạn hán ở Tây Nguyên. Cây cà phê vẫn đang rất “khát” nước.
Vì vậy, Vicofa nhận định, trong trung hạn và dài hạn, giá cà phê sẽ tiếp tục tăng. Vicofa cũng khuyến cáo nông dân trồng cà phê và các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta không nên quá dựa vào các thông tin thời tiết để khỏi sa vào bẫy đầu cơ “thời tiết”.
Theo Chu Khôi
TBKTVN
hị trường cà phê đang “nhảy múa” theo thời tiết. Nửa đầu tháng 3, chỉ một thông tin về hạn hán ở Tây Nguyên đã đẩy giá cà phê từ 38 triệu đồng/tấn vọt lên tới 46 triệu đồng/tấn trong vòng 10 ngày.
Nửa cuối tháng 3, chỉ một thông tin vài cơn mưa nhỏ ở Tây Nguyên đã khiến giá cà phê liên tục lao dốc. Giá cà phê lên xuống từng ngày là bởi giới đầu cơ cà phê làm giá để trục lợi.
Nhiều nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên đang có tâm trạng “lỡ đò” khi không bán ở mức 45,5-46 triệu đồng/tấn. Trên trang web giacaphe... mỗi ngày có hàng trăm nông dân trồng cà phê bình luận những lời tiếc nuối. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tin rằng mức giá cao sẽ quay trở lại trong ngắn hạn, vì cà phê đang mất mùa.
Hàng nông sản gạo, điều, hồ tiêu, cao su, chè có giá bán thường thay đổi chậm, lên hoặc xuống thường kéo dài vài tháng. Riêng cà phê thời gian qua, giá bán “nhảy múa” như chứng khoán, thay đổi theo ngày.
Diễn biến này có từ khi Tây Nguyên có sàn giao dịch cà phê đi vào hoạt động, mọi diễn biến giá cà phê cả trong và ngoài nước được cập nhật từng giờ trên mạng Internet. Điều này giúp nông dân trồng cà phê cập nhật thông tin thị trường, giá cả để có quyết định bán ra kịp thời hay găm giữ hàng lại chờ giá cao. Tuy nhiên, cũng là phương tiện được giới đầu cơ tận dụng để thao túng giá.
Sự việc giá cà phê lao dốc những ngày qua được nhận định là chịu sức ép của thông tin xuất khẩu cà phê tháng 3 và thông tin về những cơn mưa đã đến với vùng Tây Nguyên.
Điều đáng ngạc nhiên ở con số không đồng nhất do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê công bố về khối lượng cà phê xuất khẩu trong tháng vừa qua.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 3, xuất khẩu cà phê đạt 128 ngàn tấn, giá trị 236 triệu USD; đưa khối lượng cà phê xuất khẩu 3 tháng đầu năm lên 447 ngàn tấn, kim ngạch 909 triệu USD, giảm 21,2% về lượng và 18% về giá trị so cùng kỳ năm 2012.
Thị trường không khỏi sửng sốt khi Tổng cục Thống kê ước xuất khẩu cà phê đạt 190.000 tấn, cao hơn 60.000 tấn so với con số của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo một nhà phân tích thị trường, sở dĩ có sự vênh nhau là vì Tổng cục Thống kê tính luôn hàng xuất bán đưa vào kho ngoại quan, trong khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ tính hàng xuống tàu giao FOB.
Như vậy rõ ràng, khối lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 3 vừa qua đã giảm mạnh do nguồn cung hạn chế bởi mất mùa.
Theo cách tính của Tổng cục Thống kê lại gây ra nhầm tưởng rằng khối lượng xuất khẩu tăng mạnh. Chính giới đầu cơ đã lợi dụng thông tin này để đẩy giá cà phê xuống.
Giới đầu cơ thế giới liên tục “làm xiếc” với giá cà phê để trục lợi, lúc thì họ tìm mọi cách đẩy giá xuống để mua hàng vào tích trữ, khi đã nhiều hàng thì họ lại tung các thông tin đẩy giá lên để bán ra kiếm lời. Chính vì vậy, giá cà phê cứ hết lên rồi xuống, rồi lại lên.
Trên sàn kỳ hạn, nhà đầu tư có quyền mua hay bán khống để đầu cơ cho giá lên hay giá xuống theo ý mình. Chẳng hạn trong tuần đầu tháng 3, trên sàn kỳ hạn robusta ở London, giới đầu cơ đã mua khống (ròng) một lượng “hàng giấy” rất lớn, trên 35.173 lô hàng cà phê (10 tấn/lô) cùng với tuyên truyền thông tin về hạn hán diễn ra khắp nơi để đẩy giá cà phê lên.
Thế nhưng thực chất đó là lúc giới đầu cơ đã bán được khối lượng lớn cà phê với giá cao.
Còn trong tuần vừa qua, giới đầu cơ liên tục khuyếch trương thông tin về mưa ở Tây Nguyên, mưa ở Brazil, đồng thời hối thúc từ thị trường hối đoái, thị trường cổ phiếu để gây nên cảnh giá xuống liên hồi với mục tiêu của họ là mua cà phê với giá rẻ.
Theo dự báo mới nhất Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), do hạn hán nặng, đến nay đã có 55.000 ha trên tổng diện tích 500.000 ha cà phê của các tỉnh Tây Nguyên bị khô hạn nặng, thiếu nước tưới, trong đó có 95 ha bị khô héo và chết. Sản lượng cà phê niên vụ 2012-2013 giảm 30% so với niên vụ 2011-2012, chỉ đạt 1,2 triệu tấn.
Sản lượng cà phê niên vụ 2013-2014 dự báo sẽ giảm 30-35% so với niên vụ trước, tức là sẽ chỉ còn 800.000 tấn. Trên thị trường thế giới, tồn kho thuần robusta được sàn Liffe xác nhận tính đến hết ngày 18/3/2013 ước đạt 122.400 tấn, giảm 3.240 tấn so với đợt báo cáo định kỳ trước đó 2 tuần.
Cho dù đã có một vài cơn mưa nhỏ ở vùng trồng cà phê, nhưng chưa giải được hạn hán ở Tây Nguyên. Cây cà phê vẫn đang rất “khát” nước.
Vì vậy, Vicofa nhận định, trong trung hạn và dài hạn, giá cà phê sẽ tiếp tục tăng. Vicofa cũng khuyến cáo nông dân trồng cà phê và các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta không nên quá dựa vào các thông tin thời tiết để khỏi sa vào bẫy đầu cơ “thời tiết”.
Theo Chu Khôi
TBKTVN
- Giá xăng giảm lần thứ 4 liên tiếp 03/12/2015
- TTO - Ngày 19-10, Bộ Công thương đã điều chỉnh giảm giá các mặt hàng xăng. Xăng RON 92: 19/10/2015
- Xăng dầu đồng loạt tăng giá từ 15h chiều nay 18/09/2015
- Nóng ruột chuyện xuất khẩu cà phê 14/09/2015
- PV OIL điều chỉnh giá bán lẻ, bán buôn xăng dầu từ 15h00 phút, ngày 03/09/2015 03/09/2015
- Theo công văn hỏa tốc vừa được Liên bộ gửi các doanh nghiệp 19/08/2015
- PV OIL điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong toàn hệ thống từ 15h00 ngày 4/8/2015 04/08/2015
- Công ty cổ phần Cà phê PETEC là "Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín" năm 2014 02/07/2015
- PV OIL điều chỉnh giá bán lẻ, bán buôn xăng dầu từ 15h00 phút, ngày 19/6/2015 19/06/2015
- TTO - Chiều ngày 4-6, Bộ Công thương đã chính thức công bố văn bản điều hành giá xăng dầu, 04/06/2015