Thị trường hàng hóa trong nước ngày 3/4/2013
Giá cà phê Tây Nguyên mất mốc 43 triệu đồng/tấn; Thu mua 90.000 tấn lúa để chế biến gạo xuất khẩu;…
Giá cà phê Tây Nguyên mất mốc 43 triệu đồng/tấn Giá cà phê Tây Nguyên sáng nay tiếp tục giảm thêm 500 nghìn đồng/tấn xuống bình quân 42,7 - 42,9 triệu đồng/tấn.
Giá cà phê robusta giao tại cảng TPHCM theo giá FOB cũng giảm USD xuống 1.980 USD/tấn.
Giá cà phê trong nước sáng nay giảm do giá cà phê các loại trên thế giới đêm qua đồng loạt giảm sâu.
Giá cà phê robusta đêm qua tại London tiếp tục giảm do áp lực nguồn cung từ Indonesia và thông tin có mưa tại Việt Nam.
Robusta sẽ giao dịch trong khoảng 1.900-2.100USD/tấn trong tháng này do áp lực cải thiện nguồn cung từ Việt Nam, Edward Meir, một nhà phân tích của INTL FCStone ở New York cho biết.
Phấn đấu thu mua 90.000 tấn lúa để chế biến gạo xuất khẩu
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Cà Mau cho biết: Kể từ tháng 6, tháng 7 trở đi chính là thời điểm nhiều nước nhập khẩu gạo; theo đó thị trường lúa, gạo ở Việt Nam sẽ có chuyển biến về giá theo hướng có lợi cho người nông dân. Công ty sẽ cố gắng thu mua 90.000 tấn lúa, đồng thời phấn đấu xuất khẩu 50.000 - 70.000 tấn gạo, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 35 triệu đô la Mỹ trong năm nay.
Công ty cũng vừa ký kết hợp đồng xuất khẩu trên 30.000 tấn gạo sang thị trường Trung Quốc và xuất ủy thác qua nước Malaixia, Châu Phi. Hiện, trong kho tạm trữ của Công ty còn tồn đọng khoảng 30.000 tấn lúa.
Trong 3 tháng đầu năm nay, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Cà Mau đã thu mua hơn 30.000 tấn lúa vụ đông xuân của nông dân Cà Mau; trong đó thu mua 8.000 tấn lúa tạm trữ theo chỉ tiêu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho Công ty được vay vốn trên 60 tỷ đồng, với lãi suất 10%/năm và kéo dài trong ba tháng. Nhờ vậy, Công ty rất chủ động trong việc triển khai thu mua lúa tạm trữ, đảm bảo cho nông dân có lãi từ 30% trở lên. Các loại lúa khô có chất lượng tốt như: OM 6162, OM 4218, OM 5451, OM 6976…, được Công ty thu mua tạm trữ tại kho, với giá từ 5.200-5.400 đồng/kg, tăng 100-150 đồng/kg so với giá thị trường.
Sản lượng lúa ở Cà Mau đạt thấp nhất so các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ đạt khoảng 600.000-700.000 tấn/năm; trong khi các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An… sản lượng lúa đạt trên dưới 3 triệu tấn/năm. Tuy vậy, chất lượng lúa ở Cà Mau phần lớn đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Mặc dù, hoàn thành chỉ tiêu thu mua lúa tạm trữ vụ đông xuân vào thời điểm cuối tháng ba, thế nhưng công ty vẫn tiếp tục triển khai thu mua lúa của nông dân. Cà Mau hiện vẫn còn tồn đọng lúa khá lớn, bình quân mỗi ngày Công ty thu mua khoảng 100 tấn lúa, với giá trên 5.000 đồng/kg. Dù vậy, nhiều hộ dân vẫn chưa thỏa mãn với giá thu mua lúa hiện nay từ phía Công ty, nên không bán lúa mà dự trữ tại hộ gia đình để chờ tăng giá./.
Xuất khẩu thuỷ sản quý I sụt giảm
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản trong tháng 3/2013 tiếp tục bị tác động bởi những khó khăn về thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu, vì vậy giá trị xuất khẩu giảm 17 - 18% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt khoảng 450 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản quý I đạt khoảng 1,2 tỷ USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn nguyên liệu tôm thiếu hụt do dịch bệnh, đầu ra lớn nhất là thị trường Nhật Bản tiếp tục duy trì rào cản kiểm tra Ethoxyquin khiến xuất khẩu tôm trong tháng 3 giảm hơn 10%, đạt 160 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu tôm 3 tháng đầu năm đạt khoảng 400 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu cá tra trong tháng 3 tiếp tục giảm trên 13%, đạt 140 triệu USD. Do vậy, quý I, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 393 triệu USD, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vẫn chưa thoát khỏi bế tắc về vốn và khó khăn về nguồn tiêu thụ, giá trung bình thấp và áp lực từ các rào cản thị trường.
Các mặt hàng cá biển xuất khẩu trong quý I cũng giảm 9%, đạt trên 166 triệu USD. Nhiều mặt hàng đã có sự sụt giảm mạnh như nhuyễn thể giảm 22% chỉ đạt khoảng trên 100 triệu USD; cua, ghẹ giảm 16%, đạt 17 triệu USD.
Trong quý I, cá ngừ là mặt hàng có sự tăng trưởng cao nhất với 12% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 145 triệu USD. Tuy nhiên, mặt hàng này trong tháng 3 đã có xu hướng đi xuống, giảm 16%. Theo VASEP, mặc dù sản lượng khai thác cá ngừ được đánh giá là khả quan trong những tháng đầu năm, tuy nhiên ngày càng nhiều ngư dân có xu hướng chuyển sang đánh bắt cá ngừ theo phương pháp câu tay (để giảm chi phí và tăng năng suất) nhưng lại khiến cho chất lượng cá đánh bắt thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Xu hướng này có thể tiếp tục trong những tháng tới làm ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng cá ngừ xuất khẩu.
VINANET.COM.VN
Giá cà phê Tây Nguyên mất mốc 43 triệu đồng/tấn Giá cà phê Tây Nguyên sáng nay tiếp tục giảm thêm 500 nghìn đồng/tấn xuống bình quân 42,7 - 42,9 triệu đồng/tấn.
Giá cà phê robusta giao tại cảng TPHCM theo giá FOB cũng giảm USD xuống 1.980 USD/tấn.
Giá cà phê trong nước sáng nay giảm do giá cà phê các loại trên thế giới đêm qua đồng loạt giảm sâu.
Giá cà phê robusta đêm qua tại London tiếp tục giảm do áp lực nguồn cung từ Indonesia và thông tin có mưa tại Việt Nam.
Robusta sẽ giao dịch trong khoảng 1.900-2.100USD/tấn trong tháng này do áp lực cải thiện nguồn cung từ Việt Nam, Edward Meir, một nhà phân tích của INTL FCStone ở New York cho biết.
Phấn đấu thu mua 90.000 tấn lúa để chế biến gạo xuất khẩu
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Cà Mau cho biết: Kể từ tháng 6, tháng 7 trở đi chính là thời điểm nhiều nước nhập khẩu gạo; theo đó thị trường lúa, gạo ở Việt Nam sẽ có chuyển biến về giá theo hướng có lợi cho người nông dân. Công ty sẽ cố gắng thu mua 90.000 tấn lúa, đồng thời phấn đấu xuất khẩu 50.000 - 70.000 tấn gạo, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 35 triệu đô la Mỹ trong năm nay.
Công ty cũng vừa ký kết hợp đồng xuất khẩu trên 30.000 tấn gạo sang thị trường Trung Quốc và xuất ủy thác qua nước Malaixia, Châu Phi. Hiện, trong kho tạm trữ của Công ty còn tồn đọng khoảng 30.000 tấn lúa.
Trong 3 tháng đầu năm nay, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm Cà Mau đã thu mua hơn 30.000 tấn lúa vụ đông xuân của nông dân Cà Mau; trong đó thu mua 8.000 tấn lúa tạm trữ theo chỉ tiêu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho Công ty được vay vốn trên 60 tỷ đồng, với lãi suất 10%/năm và kéo dài trong ba tháng. Nhờ vậy, Công ty rất chủ động trong việc triển khai thu mua lúa tạm trữ, đảm bảo cho nông dân có lãi từ 30% trở lên. Các loại lúa khô có chất lượng tốt như: OM 6162, OM 4218, OM 5451, OM 6976…, được Công ty thu mua tạm trữ tại kho, với giá từ 5.200-5.400 đồng/kg, tăng 100-150 đồng/kg so với giá thị trường.
Sản lượng lúa ở Cà Mau đạt thấp nhất so các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ đạt khoảng 600.000-700.000 tấn/năm; trong khi các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An… sản lượng lúa đạt trên dưới 3 triệu tấn/năm. Tuy vậy, chất lượng lúa ở Cà Mau phần lớn đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Mặc dù, hoàn thành chỉ tiêu thu mua lúa tạm trữ vụ đông xuân vào thời điểm cuối tháng ba, thế nhưng công ty vẫn tiếp tục triển khai thu mua lúa của nông dân. Cà Mau hiện vẫn còn tồn đọng lúa khá lớn, bình quân mỗi ngày Công ty thu mua khoảng 100 tấn lúa, với giá trên 5.000 đồng/kg. Dù vậy, nhiều hộ dân vẫn chưa thỏa mãn với giá thu mua lúa hiện nay từ phía Công ty, nên không bán lúa mà dự trữ tại hộ gia đình để chờ tăng giá./.
Xuất khẩu thuỷ sản quý I sụt giảm
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản trong tháng 3/2013 tiếp tục bị tác động bởi những khó khăn về thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu, vì vậy giá trị xuất khẩu giảm 17 - 18% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt khoảng 450 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản quý I đạt khoảng 1,2 tỷ USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn nguyên liệu tôm thiếu hụt do dịch bệnh, đầu ra lớn nhất là thị trường Nhật Bản tiếp tục duy trì rào cản kiểm tra Ethoxyquin khiến xuất khẩu tôm trong tháng 3 giảm hơn 10%, đạt 160 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu tôm 3 tháng đầu năm đạt khoảng 400 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu cá tra trong tháng 3 tiếp tục giảm trên 13%, đạt 140 triệu USD. Do vậy, quý I, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 393 triệu USD, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vẫn chưa thoát khỏi bế tắc về vốn và khó khăn về nguồn tiêu thụ, giá trung bình thấp và áp lực từ các rào cản thị trường.
Các mặt hàng cá biển xuất khẩu trong quý I cũng giảm 9%, đạt trên 166 triệu USD. Nhiều mặt hàng đã có sự sụt giảm mạnh như nhuyễn thể giảm 22% chỉ đạt khoảng trên 100 triệu USD; cua, ghẹ giảm 16%, đạt 17 triệu USD.
Trong quý I, cá ngừ là mặt hàng có sự tăng trưởng cao nhất với 12% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 145 triệu USD. Tuy nhiên, mặt hàng này trong tháng 3 đã có xu hướng đi xuống, giảm 16%. Theo VASEP, mặc dù sản lượng khai thác cá ngừ được đánh giá là khả quan trong những tháng đầu năm, tuy nhiên ngày càng nhiều ngư dân có xu hướng chuyển sang đánh bắt cá ngừ theo phương pháp câu tay (để giảm chi phí và tăng năng suất) nhưng lại khiến cho chất lượng cá đánh bắt thấp, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Xu hướng này có thể tiếp tục trong những tháng tới làm ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng cá ngừ xuất khẩu.
VINANET.COM.VN
- Giá cà phê Tây Nguyên giảm mạnh 1,8 triệu đồng xuống 38,6-39,3 triệu đồng/tấn 04/08/2014
- Đầu tháng 8, giá cà phê bất ngờ bùng nổ 03/08/2014
- Cty Maseco thắng kiện 31/07/2014
- Giá xăng dầu giảm từ 14 giờ ngày 28/7/2014 28/07/2014
- Quy hoạch ngành Hồ Tiêu 06/07/2014
- Giá cà phê Tây Nguyên tiếp tục xuống 40,2 triệu đồng/tấn 01/07/2014
- Hạt điều tăng giá nhưng thiếu hàng cung cấp 16/08/2013
- Sản lượng cà phê Việt Nam vụ 2013 – 2014 sẽ giảm 15% 16/08/2013
- Cà phê: Những điều tai không muốn nghe 07/07/2013
- Vùng cà phê “ngon nhất thế giới” dính nạn sâu đục thân 07/07/2013