Vinacas kêu gọi chặn đà giảm giá điều nhân
Công nhân đang làm việc tại một doanh nghiệp chế biến hạt điều. Ảnh: NH
(TBKTSG Online) - Trong tuần qua, nhiều nhà nhập khẩu điều nhân tìm cách hạ giá mua. Vì vậy, để tránh giá điều tiếp tục xuống thấp, Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) kêu gọi doanh nghiệp thống nhất giá bán và không để giá tiếp tục giảm thêm.
Theo ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Vinacas, so với hạt điều của châu Phi, Campuchia thì hạt điều của Việt Nam có chất lượng tốt nhất nên doanh nghiệp chế biến xuất khẩu điều cần bán với giá cao chứ không hạ giá trước sức ép của các doanh nghiệp nhập khẩu. Đây không phải là lần đầu tiên Vinacas kêu gọi doanh nghiệp không nên bán giá quá thấp, ảnh hưởng đến toàn ngành điều.
Vào cuối tháng 2, Vinacas kêu gọi doanh nghiệp không nên bán phá giá nhờ đó giá điều xuất khẩu đã tăng lên, và nay trước sức ép của các nhà nhập khẩu Vinacas lại tiếp tục kêu gọi sự đồng thuận từ các doanh nghiệp.
“Chuyện các nhà nhập khẩu tạo sức ép để hạ giá điều của doanh nghiệp Việt Nam đã từng xảy ra trong mấy năm qua, vấn đề là doanh nghiệp trong nước phải liên kết với nhau để có những hợp đồng với mức giá chấp nhận được chứ không vì sức ép mà thi nhau bán phá giá”, ông Thanh nói.
Ông Thanh cho biết, hiện giá điều nhân xuất khẩu dao động ở mức 7-8 đô la Mỹ/kg, trong khi các nhà nhập khẩu chỉ cần gia công thêm một chút là có bán giá cao gấp hai lần giá mua vào. Do đó, các nhà nhập khẩu tìm cách tạo sức ép để hạ giá càng thấp càng tốt chứ không thể không mua hàng từ Việt Nam.
Việt Nam có lợi thế là chất lượng hạt điều tốt hơn các nước nên doanh nghiệp tạo ra sản phẩm cho những phân khúc thị trường cấp cao để bán giá cao hơn từ 15%.
Ngày 26-3, giá điều nhân loại WW 320 xuất bán tại cảng TPHCM là 3,37- 4,42 đô la Mỹ/pound (1pound =0,454kg) nhưng trước sức ép của các nhà nhập khẩu đến ngày 28-3 giá chỉ còn 3,36- 4,41 đô la Mỹ/pound và ở mức này cho đến ngày 1-4. Cũng vì giá xuất khẩu có xu hướng giảm nên kéo theo giá điều thô tại Bình Phước, Đồng Nai giảm và hiện chỉ còn ở mức 29.000- 30.000 đồng/kg, giảm từ 1.000- 2.000 đồng/kg.
Ngọc Hùng
Theo ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Vinacas, so với hạt điều của châu Phi, Campuchia thì hạt điều của Việt Nam có chất lượng tốt nhất nên doanh nghiệp chế biến xuất khẩu điều cần bán với giá cao chứ không hạ giá trước sức ép của các doanh nghiệp nhập khẩu. Đây không phải là lần đầu tiên Vinacas kêu gọi doanh nghiệp không nên bán giá quá thấp, ảnh hưởng đến toàn ngành điều.
Vào cuối tháng 2, Vinacas kêu gọi doanh nghiệp không nên bán phá giá nhờ đó giá điều xuất khẩu đã tăng lên, và nay trước sức ép của các nhà nhập khẩu Vinacas lại tiếp tục kêu gọi sự đồng thuận từ các doanh nghiệp.
“Chuyện các nhà nhập khẩu tạo sức ép để hạ giá điều của doanh nghiệp Việt Nam đã từng xảy ra trong mấy năm qua, vấn đề là doanh nghiệp trong nước phải liên kết với nhau để có những hợp đồng với mức giá chấp nhận được chứ không vì sức ép mà thi nhau bán phá giá”, ông Thanh nói.
Ông Thanh cho biết, hiện giá điều nhân xuất khẩu dao động ở mức 7-8 đô la Mỹ/kg, trong khi các nhà nhập khẩu chỉ cần gia công thêm một chút là có bán giá cao gấp hai lần giá mua vào. Do đó, các nhà nhập khẩu tìm cách tạo sức ép để hạ giá càng thấp càng tốt chứ không thể không mua hàng từ Việt Nam.
Việt Nam có lợi thế là chất lượng hạt điều tốt hơn các nước nên doanh nghiệp tạo ra sản phẩm cho những phân khúc thị trường cấp cao để bán giá cao hơn từ 15%.
Ngày 26-3, giá điều nhân loại WW 320 xuất bán tại cảng TPHCM là 3,37- 4,42 đô la Mỹ/pound (1pound =0,454kg) nhưng trước sức ép của các nhà nhập khẩu đến ngày 28-3 giá chỉ còn 3,36- 4,41 đô la Mỹ/pound và ở mức này cho đến ngày 1-4. Cũng vì giá xuất khẩu có xu hướng giảm nên kéo theo giá điều thô tại Bình Phước, Đồng Nai giảm và hiện chỉ còn ở mức 29.000- 30.000 đồng/kg, giảm từ 1.000- 2.000 đồng/kg.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong 3 tháng đầu năm nay, lượng điều nhân xuất khẩu ước đạt 42.000 tấn, giá trị thu về là 239 triệu đô la Mỹ, giảm 58,5% về lượng và 8,7% về giá trị. |
Ngọc Hùng
- Giá cà phê Tây Nguyên vượt 43,5 triệu đồng/tấn 04/04/2013
- Vụ thu mua gốc, rễ tiêu: Nghi vấn đem xay để trộn vào bột tiêu 04/04/2013
- Giá cà phê và “bẫy” thời tiết 04/04/2013
- Thị trường hàng hóa trong nước ngày 3/4/2013 04/04/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên mất mốc 43 triệu đồng/tấn 04/04/2013
- Lâm Đồng: Mưa đá và lốc xoáy tiếp tục hoành hành 03/04/2013
- Thương lái Trung Quốc lùng mua rễ, gốc cây tiêu 03/04/2013
- Thị trường hàng hóa trong nước tuần đến ngày 30/3/2013 02/04/2013
- Mưa đá liên tục "oanh tạc", dân trồng cà phê ngồi trên lửa 01/04/2013
- Top 10 thị trường nhập khẩu cà phê thô Việt Nam niên vụ 2011-2012 01/04/2013