Doanh nghiệp xuất khẩu điều lo bị thua lỗ
TBKTSG Online) – Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu điều chỉ mua điều thô với số lượng ít, chế biến rồi xuất khẩu chứ không dám mua số lượng lớn như những năm trước vì chưa biết làm sao để xuất khẩu không bị lỗ.
Tại hội nghị triển khai công tác sản xuất và kinh doanh điều quí 2-2013 do Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) tổ chức tại TPHCM ngày 23-3, một trong những chủ đề được các doanh nghiệp trao đổi với nhau là làm sao để không bị thua lỗ.
Ông Nguyễn Phi Khanh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm Sài Gòn (Agrexport Saigon) cho biết, hiện công ty ông so sánh chi phí đầu vào và giá xuất mà thấy có lợi nhuận là bán ngay chứ không chờ giá lên cao như những năm trước.
Đây là cách làm mà các doanh nghiệp xuất khẩu điều nhỏ từng làm trong những năm qua. Sở dĩ doanh nghiệp lớn áp dụng cách này là lo ngại sẽ đi theo vết xe đổ của Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An (Lafooco). Năm 2011 Lafooco đã nhập một lượng lớn điều thô từ châu Phi với giá cao nhưng sau đó giá điều nhân giảm đột ngột nên bị lỗ khoảng 12.000 đồng/kg. Năm 2012, Lafooco thua lỗ 152 tỉ đồng, trong khi tổng lợi nhuận trong ba năm từ 2009-2011 chưa đến 116 tỉ đồng.
Hiện giá điều thô tại Bình Phước, Đồng Nai đang ở mức trên 30.000 đồng/kg, và với giá xuất khẩu như hiện nay, theo Vinacas thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Trong suốt mấy tuần qua các nhà nhập khẩu điều chỉ mua điều loại WW320 chỉ ở mức 3,30-3,40 đô la Mỹ/pound (một pound = 0,454 kg).
Mặc dù giá điều xuất khẩu thấp nhưng vẫn có những doanh nghiệp trong thời gian qua chào bán với giá thấp hơn, vì thế, Vinacas phải kêu gọi doanh nghiệp không nên bán phá giá vì sẽ ảnh hưởng đến ngành điều.
Tự Phong
Tại hội nghị triển khai công tác sản xuất và kinh doanh điều quí 2-2013 do Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) tổ chức tại TPHCM ngày 23-3, một trong những chủ đề được các doanh nghiệp trao đổi với nhau là làm sao để không bị thua lỗ.
Ông Nguyễn Phi Khanh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm Sài Gòn (Agrexport Saigon) cho biết, hiện công ty ông so sánh chi phí đầu vào và giá xuất mà thấy có lợi nhuận là bán ngay chứ không chờ giá lên cao như những năm trước.
Đây là cách làm mà các doanh nghiệp xuất khẩu điều nhỏ từng làm trong những năm qua. Sở dĩ doanh nghiệp lớn áp dụng cách này là lo ngại sẽ đi theo vết xe đổ của Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An (Lafooco). Năm 2011 Lafooco đã nhập một lượng lớn điều thô từ châu Phi với giá cao nhưng sau đó giá điều nhân giảm đột ngột nên bị lỗ khoảng 12.000 đồng/kg. Năm 2012, Lafooco thua lỗ 152 tỉ đồng, trong khi tổng lợi nhuận trong ba năm từ 2009-2011 chưa đến 116 tỉ đồng.
Hiện giá điều thô tại Bình Phước, Đồng Nai đang ở mức trên 30.000 đồng/kg, và với giá xuất khẩu như hiện nay, theo Vinacas thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Trong suốt mấy tuần qua các nhà nhập khẩu điều chỉ mua điều loại WW320 chỉ ở mức 3,30-3,40 đô la Mỹ/pound (một pound = 0,454 kg).
Mặc dù giá điều xuất khẩu thấp nhưng vẫn có những doanh nghiệp trong thời gian qua chào bán với giá thấp hơn, vì thế, Vinacas phải kêu gọi doanh nghiệp không nên bán phá giá vì sẽ ảnh hưởng đến ngành điều.
Tự Phong
- Cơ hội vàng nếu muốn xuất khẩu nông sản thực phẩm sang thị trường Ai Cập 23/05/2013
- Mức cộng của cà phê Việt Nam giảm 22/05/2013
- Bản tin thị trường cà phê ngày 22/5/2013 22/05/2013
- Thị trường hàng hóa trong nước ngày 21/5/2013 21/05/2013
- Thị trường hàng hóa trong nước ngày 20/5/2013 21/05/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên lao dốc xuống 42,7 triệu đồng/tấn 21/05/2013
- Agribank đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng tái canh cà phê tại Lâm Đồng 21/05/2013
- Ngành điều tuột dốc 21/05/2013
- Tái diễn nạn bán điều non 21/05/2013
- Bản tin thị trường cà phê ngày 21/5/2013 21/05/2013