Giá cà phê tăng hân hoan chào lễ hội
Liên tục mấy ngày liền trước khi diễn ra lễ hội cà phê lần thứ tư tại Buôn Ma Thuột, giá cà phê tăng đùng đùng. Tối thứ Bảy 9-3-2013, lễ hội sẽ khai mạc lúc 20 giờ, giá cà phê lại tăng mạnh, lòng dân mở cờ. Phải chăng thị trường muốn tỏ lòng biết ơn một cách đúng lúc những người hàng ngày khó nhọc làm ra hạt cà phê thơm ngát.
Giá robusta tăng chào mừng lễ hội
Tối thứ Bảy 9-3-2013, thành phố Buôn Ma Thuột sẽ rền vang tiếng cồng chiêng khai mạc lễ hội cà phê lần thứ 4. Liên tiếp 4 ngày nay, giá cà phê tăng đùng đùng như tiếng pháo mừng đón lễ hội, được tổ chức từ ngày 9-3 đến 13-3, như một cách tỏ l
Hôm thứ sáu 8-3, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên lại đạt 44.500 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg so với cuối tuần trước. Đến sáng 9-3, giá nội địa nhảy qua mức kỳ vọng 45.000 đồng, là mức cao kỷ lục trong niên vụ 2012/13 này bắt đầu từ 1-10-2012.
Giá kỳ hạn sàn robusta Liffe NYSE trong những ngày qua tăng vững. Đóng cửa phiên cuối tuần thứ Sáu 8-3 tức rạng sáng thứ Bảy 9-3 giờ Việt Nam, giá niêm yết sàn robusta London cơ sở tháng 5-2013 đạt mức 2.181 đô la, tăng 27 đô la so ngày thứ Năm 7-3 và tăng 66 đô la/tấn so với một tuần trước đây (xin xem biểu đồ 1). Giá sàn arabica sau 1 tuần cũng tăng nhẹ, dương 0,7 cts/lb tương đương với 15 đô la/tấn.
Giá cách biệt arabica với robusta của 2 sàn kỳ hạn cơ sở tháng 5 hiện nay chỉ ở mức 965 đô la/tấn, tương đương với 43,80 cts/lb. Trước đây, mức cách biệt này rất cao, trên 4.000 đô la/tấn. Mức cách biệt như thế là thấp và không an toàn cho thị phần robusta.
Giá robusta tăng nhờ lượng tiêu thụ nhiều
Theo nhận định của các nhà phân tích thị trường, giá cà phê tuần qua tăng chủ yếu là do tin các gói kích thích kinh tế của Mỹ, Nhật và vùng eurozone châu Âu sẽ nhanh chóng được thực hiện. Mặt khác, hứa hẹn hỗ trợ giá cà phê của chính phủ các nước Colombia và Brazil đã giúp thị trường hàng thực arabica tại các nước này vững lên. Đồng thời, trong cuộc họp mới đây tại trụ sở Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), nhiều người khẳng định rằng robusta được sử dụng ngày càng tăng trông thấy. Nếu như trước đây, arabica và robusta được thế giới tiêu thụ với tỉ lệ 2:1 thì nay đã bằng nhau 1:1. Chính vì thế, trong tuần, có nhiều ngày giá cà phê robusta lại trở thành đầu tàu kéo giá arabica tăng theo – một hiện tượng hi hữu.
Có thắc mắc cho rằng giá tăng trong tuần qua nhờ có tin hạn hán xảy ra tại các vùng trồng cà phê ở Tây Nguyên. Trả lời câu hỏi này, ông Phạm Anh Kỳ Anh, một nhà phân tích thị trường ở tại TP. Hồ Chí Minh cho rằng giá tăng đợt này không dính dáng gì đến tin hạn hán, như một quan chức của Hiệp hội Cà phê Việt nam (Vicofa) đưa ra gần đây.
“Dẫu cho hạn hán có xảy ra thực sự, giá trên thị trường vẫn chưa thấy phản ánh chuyện ấy. Nếu hạn hán hôm nay, ảnh hưởng sản lượng của nó sẽ xuất hiện cho niên vụ sau và phản ánh ngay trên giá. Thế thì đáng ra giá kỳ hạn các tháng 11-2013 và tháng 1-2014 phải tăng cao ngất so với giá giao ngay. Nhưng nay, giá các tháng này còn thấp hơn tháng giao dịch chính”, ông Anh giải thích. Giá tháng 5-2013 hiện nay là 2.181 đô la/tấn; trong khi giá tháng 11-2013 đang ở mức 2.160 và tháng 1-2014 chỉ 2.142 đô la/tấn.
Như vậy, cấu trúc giá này cho thấy thị trường chưa cấu tạo yếu tố hạn hán trong giá. Nếu có hạn hán, giá thị trường tháng 11 chẳng hạn ở mức 2.300 đô la/tấn mới phải, thay vì mức thấp như hiện nay. Trong lúc đó, giá tháng 5-2013 từ ngày thứ Năm 7-3 chuyển sang thế đảo (inversion), đã cao hơn các tháng giao dịch sau. Đến thời điểm này, giá tháng giao dịch chính cao hơn giá tháng 7 là 6 đô la/tấn.
Tồn kho tăng, giá vẫn tăng
Nhiều người lo ngại tồn kho tăng, giá thường phải giảm. Nhưng, hiện nay, thị trường đang bị đầu cơ và dòng tiền chi phối mạnh, nên không nhất thiết tồn kho tăng là giá giảm.
Báo cáo mới nhất ra định kỳ hai tuần một lần của sàn kỳ hạn robusta Liffe NYSE nói rằng tồn kho thuần robusta được sàn Liffe NYSE xác nhận (certifieds) tăng thêm 12.730 tấn, nâng tổng lượng tồn kho này lên 125.820 tấn, tính đến hết ngày 4-3-2013 (xin xem biểu đồ 2). Như vậy, so với cách đấy 52 tuần, lượng tồn kho này vẫn giảm 38%.
Để được cấp giấy “certifieds”, cà phê robusta phải được xếp sẵn tại một kho do sàn kỳ hạn chỉ định. Hiện nay, các kho này đang nằm rải rác tại châu Âu và Bắc Mỹ. Mẫu của từng lô hàng 10 tấn/lô(lots) phải được gửi sang London (Anh quốc) để được kiểm tra chất lượng.
Theo qui định của sàn, một lô hàng được cấp giấy certifieds loại thượng hạng phải đạt các tiêu chuẩn sau: không quá 0,5% lỗi (defects) và không được vượt quá 0,2% tạp chất tính theo trọng lượng của 300g mẫu. Kích cỡ hạt phải trên sàn 15 (6 mm) tối thiểu 90% và 96% trên sàn 13 (5mm). Loại thượng hạng này được áp giá chuẩn cộng 30 đô la/tấn nếu muốn bán cho sàn kỳ hạn. Ngoài ra, sàn cũng còn chấp nhận cho các loại chất lượng thấp hơn với các mức giá thấp hơn gồm loại 1 bằng giá chuẩn Liffe NYSE và các loại 2 với mức trừ 30 đô la, loại 3 trừ 60 đô la và loại 4 trừ 90 đô la/tấn.
Hiện nay, hàng cà phê thực (physicals) của Việt Nam được bán theo các hợp đồng giao sau(forwards contract), thường không theo qui định số lượng và chất lượng của sàn. Cà phê robusta loại 2 của các hợp đồng đang bán xuất khẩu đang được chào từ mức chuẩn bằng giá hay thấp hơn 20 đô la/tấn so với giá niêm yết Liffe NYSE. Nếu so với bảng giá chuẩn của các hợp đồng kỳ hạn(futures contract), giá chào bán xuất khẩu theo các hợp đồng giao sau (forwards) giao từ cảng đi đang có giá cao hơn rất nhiều vì giá hàng certifieds đã tính gộp luôn các chi phí vận tải và làm hàng. Trong khi giá xuất khẩu chỉ tính giá thành tại cảng đi của nước xuất khẩu.
Báo cáo tồn kho ra định kỳ của Hiệp hội Cà phê Nhật Bản (All-Japan Coffee Association) cho rằng tính đến hết tháng 1-2013, tồn kho cà phê tại Nhật Bản tăng 6.261 tấn so với tháng 12-2012, đạt mức 127.865 tấn. Tuy nhiên, con số này vẫn nhỏ hơn 4,5% so với cùng kỳ năm 2012.
Theo Nguyễn Quang Bình (SGtimes)
Hôm thứ sáu 8-3, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên lại đạt 44.500 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg so với cuối tuần trước. Đến sáng 9-3, giá nội địa nhảy qua mức kỳ vọng 45.000 đồng, là mức cao kỷ lục trong niên vụ 2012/13 này bắt đầu từ 1-10-2012.
Giá kỳ hạn sàn robusta Liffe NYSE trong những ngày qua tăng vững. Đóng cửa phiên cuối tuần thứ Sáu 8-3 tức rạng sáng thứ Bảy 9-3 giờ Việt Nam, giá niêm yết sàn robusta London cơ sở tháng 5-2013 đạt mức 2.181 đô la, tăng 27 đô la so ngày thứ Năm 7-3 và tăng 66 đô la/tấn so với một tuần trước đây (xin xem biểu đồ 1). Giá sàn arabica sau 1 tuần cũng tăng nhẹ, dương 0,7 cts/lb tương đương với 15 đô la/tấn.
Giá cách biệt arabica với robusta của 2 sàn kỳ hạn cơ sở tháng 5 hiện nay chỉ ở mức 965 đô la/tấn, tương đương với 43,80 cts/lb. Trước đây, mức cách biệt này rất cao, trên 4.000 đô la/tấn. Mức cách biệt như thế là thấp và không an toàn cho thị phần robusta.
Giá robusta tăng nhờ lượng tiêu thụ nhiều
Theo nhận định của các nhà phân tích thị trường, giá cà phê tuần qua tăng chủ yếu là do tin các gói kích thích kinh tế của Mỹ, Nhật và vùng eurozone châu Âu sẽ nhanh chóng được thực hiện. Mặt khác, hứa hẹn hỗ trợ giá cà phê của chính phủ các nước Colombia và Brazil đã giúp thị trường hàng thực arabica tại các nước này vững lên. Đồng thời, trong cuộc họp mới đây tại trụ sở Tổ chức Cà phê thế giới (ICO), nhiều người khẳng định rằng robusta được sử dụng ngày càng tăng trông thấy. Nếu như trước đây, arabica và robusta được thế giới tiêu thụ với tỉ lệ 2:1 thì nay đã bằng nhau 1:1. Chính vì thế, trong tuần, có nhiều ngày giá cà phê robusta lại trở thành đầu tàu kéo giá arabica tăng theo – một hiện tượng hi hữu.
Có thắc mắc cho rằng giá tăng trong tuần qua nhờ có tin hạn hán xảy ra tại các vùng trồng cà phê ở Tây Nguyên. Trả lời câu hỏi này, ông Phạm Anh Kỳ Anh, một nhà phân tích thị trường ở tại TP. Hồ Chí Minh cho rằng giá tăng đợt này không dính dáng gì đến tin hạn hán, như một quan chức của Hiệp hội Cà phê Việt nam (Vicofa) đưa ra gần đây.
“Dẫu cho hạn hán có xảy ra thực sự, giá trên thị trường vẫn chưa thấy phản ánh chuyện ấy. Nếu hạn hán hôm nay, ảnh hưởng sản lượng của nó sẽ xuất hiện cho niên vụ sau và phản ánh ngay trên giá. Thế thì đáng ra giá kỳ hạn các tháng 11-2013 và tháng 1-2014 phải tăng cao ngất so với giá giao ngay. Nhưng nay, giá các tháng này còn thấp hơn tháng giao dịch chính”, ông Anh giải thích. Giá tháng 5-2013 hiện nay là 2.181 đô la/tấn; trong khi giá tháng 11-2013 đang ở mức 2.160 và tháng 1-2014 chỉ 2.142 đô la/tấn.
Như vậy, cấu trúc giá này cho thấy thị trường chưa cấu tạo yếu tố hạn hán trong giá. Nếu có hạn hán, giá thị trường tháng 11 chẳng hạn ở mức 2.300 đô la/tấn mới phải, thay vì mức thấp như hiện nay. Trong lúc đó, giá tháng 5-2013 từ ngày thứ Năm 7-3 chuyển sang thế đảo (inversion), đã cao hơn các tháng giao dịch sau. Đến thời điểm này, giá tháng giao dịch chính cao hơn giá tháng 7 là 6 đô la/tấn.
Tồn kho tăng, giá vẫn tăng
Nhiều người lo ngại tồn kho tăng, giá thường phải giảm. Nhưng, hiện nay, thị trường đang bị đầu cơ và dòng tiền chi phối mạnh, nên không nhất thiết tồn kho tăng là giá giảm.
Báo cáo mới nhất ra định kỳ hai tuần một lần của sàn kỳ hạn robusta Liffe NYSE nói rằng tồn kho thuần robusta được sàn Liffe NYSE xác nhận (certifieds) tăng thêm 12.730 tấn, nâng tổng lượng tồn kho này lên 125.820 tấn, tính đến hết ngày 4-3-2013 (xin xem biểu đồ 2). Như vậy, so với cách đấy 52 tuần, lượng tồn kho này vẫn giảm 38%.
Để được cấp giấy “certifieds”, cà phê robusta phải được xếp sẵn tại một kho do sàn kỳ hạn chỉ định. Hiện nay, các kho này đang nằm rải rác tại châu Âu và Bắc Mỹ. Mẫu của từng lô hàng 10 tấn/lô(lots) phải được gửi sang London (Anh quốc) để được kiểm tra chất lượng.
Theo qui định của sàn, một lô hàng được cấp giấy certifieds loại thượng hạng phải đạt các tiêu chuẩn sau: không quá 0,5% lỗi (defects) và không được vượt quá 0,2% tạp chất tính theo trọng lượng của 300g mẫu. Kích cỡ hạt phải trên sàn 15 (6 mm) tối thiểu 90% và 96% trên sàn 13 (5mm). Loại thượng hạng này được áp giá chuẩn cộng 30 đô la/tấn nếu muốn bán cho sàn kỳ hạn. Ngoài ra, sàn cũng còn chấp nhận cho các loại chất lượng thấp hơn với các mức giá thấp hơn gồm loại 1 bằng giá chuẩn Liffe NYSE và các loại 2 với mức trừ 30 đô la, loại 3 trừ 60 đô la và loại 4 trừ 90 đô la/tấn.
Hiện nay, hàng cà phê thực (physicals) của Việt Nam được bán theo các hợp đồng giao sau(forwards contract), thường không theo qui định số lượng và chất lượng của sàn. Cà phê robusta loại 2 của các hợp đồng đang bán xuất khẩu đang được chào từ mức chuẩn bằng giá hay thấp hơn 20 đô la/tấn so với giá niêm yết Liffe NYSE. Nếu so với bảng giá chuẩn của các hợp đồng kỳ hạn(futures contract), giá chào bán xuất khẩu theo các hợp đồng giao sau (forwards) giao từ cảng đi đang có giá cao hơn rất nhiều vì giá hàng certifieds đã tính gộp luôn các chi phí vận tải và làm hàng. Trong khi giá xuất khẩu chỉ tính giá thành tại cảng đi của nước xuất khẩu.
Báo cáo tồn kho ra định kỳ của Hiệp hội Cà phê Nhật Bản (All-Japan Coffee Association) cho rằng tính đến hết tháng 1-2013, tồn kho cà phê tại Nhật Bản tăng 6.261 tấn so với tháng 12-2012, đạt mức 127.865 tấn. Tuy nhiên, con số này vẫn nhỏ hơn 4,5% so với cùng kỳ năm 2012.
Theo Nguyễn Quang Bình (SGtimes)
- Cà phê: Giàu nhờ bạn, sang…vì tin đồn! 04/05/2013
- DN nước ngoài không được mua cà phê trực tiếp từ nông dân 04/05/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên giữ mốc 42,9 triệu đồng/tấn 04/05/2013
- Thị trường hàng hóa trong nước ngày 3/5/2013 04/05/2013
- Bản tin thị trường cà phê ngày 3/5/2013 04/05/2013
- Bản tin thị trường cà phê ngày 1 + 2/5/2013 02/05/2013
- Phát hiện dòng dầu khí lớn ở Kình Ngư Vàng, Bà Rịa-Vũng Tàu 02/05/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên trở về mốc 42,5 triệu đồng/tấn 02/05/2013
- Giá xuất khẩu giảm bởi nâng lượng quên chất 02/05/2013
- Hàng hóa thế giới tháng 4: Hầu hết giảm 01/05/2013