Mùa cà phê buồn bã
(Y5Cafe) – Kể từ ngày cà phê Việt Nam mở cửa đi ra với thị trường thế giới, có lẽ chưa có mùa vụ nào mà cả người sản xuất lẫn xuất khẩu cảm thấy đầy ắp những nỗi lo âu và buồn bã với nghiệp cà và phê của mình như mùa vụ 2013 năm nay.
Khác với những năm trước, người trồng và giới kinh doanh chỉ lo đối phó với một vấn đề là sự ảnh hưởng của giá cả bởi thị trường thế giới, thì năm nay có thể thấy chúng ta đang đối phó một lúc với nhiều mặt trận, nhiều ách tắc do chính phe ta gây ra cho phe mình.
Chúng ta biết rõ người mua cà phê Việt Nam là những nhà kinh doanh sừng sỏ, Việt Nam là nước cung cấp cà phê hàng đầu cho thế giới, vậy người mua ấy không nhìn vào thực tế của chúng ta để phân tích tình hình, thì nhìn vào ai?
Đâu cần phải quá cao siêu, thì người ta cũng thừa biết rằng:
Tất cả những điều ấy cộng lại sẽ khiến cho cà phê Việt Nam dồn ứ trong thời điểm thu hoạch, thế thì tại sao họ phải vội vàng mua trong lúc này?
Vấn đề chúng ta đặt ra ở đây, không phải để chỉ trích, đổ tại, lý do, vì ai…v.v mà để nhìn thẳng vào vấn đề để có một sự điều chỉnh mang tính tổng thể. Trong 6 nỗi buồn nêu trên thì hết 5 nỗi buồn do chính chúng ta mang lại và nỗi buồn thứ sáu là một phần kết quả của 5 điều nêu trên.
Sự mổ xẻ ai đúng ai sai trong guồng máy có lẽ sẽ không mang lại giải pháp, bởi khi đứng riêng độc lập một mình ai cũng có lý do để đúng cả. Mỗi một thành tố trong guồng máy kinh tế đang muốn chạy riêng theo cách của mình, quy trình từng phần của chúng ta ai cũng đúng, nhưng không khớp để chạy với nhau được.
Các bánh răng chế tạo đúng quy trình, nhưng không chạy được
Để kết thúc bài này, tôi xin mượn lời của Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam – TS.Trần Đình Thiên đã nói trong Diễn đàn kinh tế Mùa thu: “Tại sao chúng ta lại duy trì những chính sách kìm nén sự phát triển kinh tế đất nước?”. Người dân cũng mong muốn được hỏi như ông Viện trưởng lắm, và họ cũng cần có diễn đàn để hỏi.
Tác giả: Kinh Vu
(Giacaphe.com)
- Sự sụp đổ của những đại gia cà phê trong hàng ngũ top 10 xuất khẩu, sẽ hạn chế người mua trên thị trường.
- Những nhà kinh doanh chân chính đóng cửa nhà máy vì không mua được cà phê do không đấu lại nổi thế lực mua bán hóa đơn, trốn thuế.
- Liên đoàn Cà phê Châu Âu (ECF) khách hàng chính của chúng ta, phải lên tiếng kêu gọi các cơ quan chức năng điều tra vấn đề gian lận thuế để họ còn biết đường mà lên kế hoạch mua bán vụ mùa 2013-2014.
- Những biện pháp đấu tranh ngăn chặn gian lận thuế như một liều phóng xạ cho bệnh nhân ung thư, để tiêu diệt những mô ác, phóng xạ cũng triệt tiêu luôn những mô lành, sự chờ đợi xem xét hoàn thuế khiến cho cơn đói vốn hoạt động của Doanh nghiệp nay lại càng them cồn cào. Cơ quan thuế nhìn DN Cà phê như Bác sĩ nhìn bệnh, đâu đâu cũng thấy có khả năng là nguồn lây nhiễm vi trùng.
- Ngân hàng đang vật lộn với cục nợ “rất xấu” của một loạt doanh nghiệp, đưa đến quyết định thắt chặt và cẩn trọng, sự đánh giá một khách hàng vay kinh doanh tiềm năng nay đã được thay thế bằng ánh mắt ngờ ngợ nguy cơ họ là những con nợ chây ì ở thì tương lai.
- Và cuối cùng, như một cú hồi mã thương, giá cà phê thị trường thế giới rớt như thang máy đứt dây mặc dù những báo cáo cho biết lượng tồn kho cà phê London đang thấp ở mức lịch sử.
Chúng ta biết rõ người mua cà phê Việt Nam là những nhà kinh doanh sừng sỏ, Việt Nam là nước cung cấp cà phê hàng đầu cho thế giới, vậy người mua ấy không nhìn vào thực tế của chúng ta để phân tích tình hình, thì nhìn vào ai?
Đâu cần phải quá cao siêu, thì người ta cũng thừa biết rằng:
- Sự thiếu vắng của những công ty mua nội địa do phá sản với lượng mua chiếm khoảng 30-40% hàng năm trước đây chưa có người thay thế, sẽ khiến cho dòng lưu thông mua bán từ người Nông dân đến cảng sẽ chậm đi rất nhiều, nếu không muốn nói là dồn ứ lại.
- Trên mặt trận chiến đấu giá cả với những doanh nghiệp Ma chưa phân thắng bại khiến cho nhà kinh doanh chân chính đứng nhìn thị trường mà không dám hoạt động cũng sẽ góp phần lớn vào khâu trung gian bị ách tắt.
- Những nhà kinh doanh cà phê có vốn FDI phải kêu đến ECF để lên tiếng giùm cho họ, nay sẽ rất rất thận trọng trong chờ đợi, dò dẫm từng bước. Trong nhận định của họ sẽ không chỉ mỗi vấn đề giá cả như mọi năm mà sẽ nghe ngóng tình hình rồi đây chúng ta sẽ làm thế nào, bởi sự hành xử của chúng ta sẽ góp phần quyết định rất lớn đến giá cả trong cao điểm của mùa vụ. Trong khi đó doanh nghiệp FDI là những người hiện nay có thể được xem là DN có khả năng chủ động về tài chính hơn DN nội địa nhưng sẽ không vội mua.
- Sự đói vốn do dư âm của nợ xấu và chính sách hoàn thuế sẽ khiến cho nhiều DN phải hoạt động mang tính cầm chừng ngay trong cao điểm của vụ mùa khi người Nông dân cần tiền nhất.
Tất cả những điều ấy cộng lại sẽ khiến cho cà phê Việt Nam dồn ứ trong thời điểm thu hoạch, thế thì tại sao họ phải vội vàng mua trong lúc này?
Vấn đề chúng ta đặt ra ở đây, không phải để chỉ trích, đổ tại, lý do, vì ai…v.v mà để nhìn thẳng vào vấn đề để có một sự điều chỉnh mang tính tổng thể. Trong 6 nỗi buồn nêu trên thì hết 5 nỗi buồn do chính chúng ta mang lại và nỗi buồn thứ sáu là một phần kết quả của 5 điều nêu trên.
Sự mổ xẻ ai đúng ai sai trong guồng máy có lẽ sẽ không mang lại giải pháp, bởi khi đứng riêng độc lập một mình ai cũng có lý do để đúng cả. Mỗi một thành tố trong guồng máy kinh tế đang muốn chạy riêng theo cách của mình, quy trình từng phần của chúng ta ai cũng đúng, nhưng không khớp để chạy với nhau được.
Các bánh răng chế tạo đúng quy trình, nhưng không chạy được
Để kết thúc bài này, tôi xin mượn lời của Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam – TS.Trần Đình Thiên đã nói trong Diễn đàn kinh tế Mùa thu: “Tại sao chúng ta lại duy trì những chính sách kìm nén sự phát triển kinh tế đất nước?”. Người dân cũng mong muốn được hỏi như ông Viện trưởng lắm, và họ cũng cần có diễn đàn để hỏi.
Tác giả: Kinh Vu
(Giacaphe.com)
- Doanh nghiệp xuất khẩu điều lo bị thua lỗ 25/03/2013
- Lo ngại chất lượng cà phê giảm do hạn hán 25/03/2013
- Cà phê: Mưa chưa nhiều, giá đã xiêu! 25/03/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên giảm 200 nghìn đồng/tấn 23/03/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên lùi về mốc 45 triệu đồng/tấn 20/03/2013
- Tổng hợp thị trường cà phê tuần 11 (11/3 – 16/3/2013) 18/03/2013
- Bản tin thị trường cà phê ngày 14+15/3/2013 18/03/2013
- Giá điều thô trong nước trên đà tăng mạnh 13/03/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên chạm mốc 45 triệu đồng/tấn, cao nhất 1,5 năm 13/03/2013
- Cà phê Việt Nam: nguồn cung hạn chế do nông dân tích trữ 13/03/2013