Nhìn lại những hạn chế trong xuất khẩu cà phê
Thời thái bình nay còn đâu
Thông thường, đối với nhà vườn, nông sản làm ra, rủi bán mất giá, khổ cả mùa, còn với người kinh doanh, giá càng cao, áp lực huy động vốn càng mệt và rủi ro càng lớn. Mấy năm qua, khi giá cà phê nội địa và xuất khẩu tăng mạnh, gặp phải lúc ngân hàng siết tín dụng và đẩy lãi suất lên cao, có lúc trên 20%/năm, nhiều ông chủ DN kinh doanh cà phê chạy bở hơi tai, càng bám theo nghề càng điêu đứng.
Nói như ông Lê Đức Thống, Tổng giám đốc Simexco Đắk Lắk, một công ty bám trụ lâu đời tại tỉnh Đắk Lắk, có diện tích và sản lượng cà phê hàng đầu nước ta: “Qua mấy chục năm “mần ăn” trong ngành cà phê, tôi thấy không năm nào như năm nào. Thương trường thay đổi xoành xoạch. Đêm này “ăn” vài tỉ, ngày mai “rớt” vài tỉ là chuyện bình thường”.
Biểu đồ: Tồn kho cà phê châu Âu ESC (tác giả tổng hợp)
Thực vậy, không biết tự lúc nào, kinh doanh cà phê “liên thông” với các sàn kỳ hạn hàng hóa (commodity futures markets) cà phê robusta Liffe NYSE tại London, arabica Ice tại New York… Có những ngày, khi chưa kịp biết có thông tin gì, giá sàn kỳ hạn đã nhảy loạn xạ, có lúc dao động một vài trăm đôla Mỹ/tấn.
Biết thế, nhưng nhiều tên tuổi lớn của ngành xuất khẩu cà phê hiện nay vẫn đang rất khó khăn vì nợ nần chồng chất, như một Vinacafe Buôn Ma Thuột có lúc là một trong những nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, Inexim Đắk Lắk con chim đầu đàn của ngành xuất khẩu cà phê Đắk Lắk, Thái Hòa một thời ngang dọc, Trường Ngân mới nổi nhưng không thiếu can trường… cũng như nhiều DN nhỏ, tư nhân tại các tỉnh vừa qua bể nợ dây chuyền, gây khó khăn thêm cho an sinh xã hội tại các tỉnh sản xuất cà phê.
Thực ra, thế cuộc trên các thị trường hàng hóa đã có xoay chuyển, vào tháng 8-2002, một nhà kinh doanh cacao có trụ sở tại London (Anh quốc) mua một lượng cực lớn hàng thực cacao, chiếm chừng 5% tổng sản lượng cacao thế giới để giao qua sàn kỳ hạn. Cùng lúc ấy, một tay đầu cơ tài chính gom sạch nhiều hợp đồng kỳ hạn. Giao dịch kỳ hạn thường chỉ thông qua các chứng thư thanh toán, nên được gọi là “hàng giấy” hay “kinh doanh cà phê ảo”. Cả hai đã siết giá cacao trên sàn kỳ hạn London lên mức cao nhất trong vòng 17 năm, để chỉ riêng người gom hàng thực lãi khủng 58 triệu bảng Anh. Hệ quả, ngành công nghiệp chocolate la ơi ới vì thua lỗ.
Vào tháng 7-2010, thương vụ khủng như vậy trong ngành cacao được lặp lại ở mức cao hơn, với sức tích trữ đến 240.100 tấn cacao. Để mua từng ấy cacao, họ phải bỏ ra 658 triệu bảng Anh và mua đến 7% tổng sản lượng cacao thế giới bấy giờ. Thương vụ mua rình rang ấy đã đẩy giá cacao tăng lên mức cao nhất tính từ năm 1977.
Chế biến cà phê
So với cà phê, sức và lượng giao dịch cacao nhỏ hơn nhiều. Nhưng, từ những năm giữa thập niên 2000, trên thị trường cà phê thế giới, nhiều người đã “kiêng dè” thương vụấy!
Khi phát hiện thị trường bị lực lượng đầu cơ khống chế, nhiều công ty kinh doanh cà phê thế giới rất lo cho số phận của mình và tăng cường tối đa các biện pháp chống rủi ro hòng tồn tại. Nhiều ngân hàng nước ngoài trước đây tích cực cho vay kinh doanh cà phê thấy vậy đều “rút dù”. Ngược lại, nhiều nhà xuất khẩu cà phê của ta hình như vẫn không lưu tâm mấy đến chuyện ấy, thậm chí có người thích đùa với rủi ro “không vào hang làm sao bắt được cọp”.
Rủi ro lớn, các ngân hàng nước ngoài nhường sân cho ngân hàng trong nước, thường là những nhà cung cấp tín dụng dễ chịu, xem nhẹ rủi ro hơn là thành tích kế hoạch cho vay tín dụng.
Đợi cơ hội đến năm 2010, đầu cơ trên thị trường cà phê thế giới mới ra tay. Lấy cớ tồn kho hàng thực của châu Âu (European Coffee Stocks) giảm xuống sâu, từ mức gần 17 triệu bao (60 kilo/bao) vào tháng 7-2009 đến tháng 5 và 6-2010 chỉ còn chừng 10,3 triệu bao, một vài nhà kinh doanh cà phê hàng thực tranh thủ mua ghim hàng. Sau 12 tháng, chỉ riêng tồn kho thuần robusta được sàn kỳ hạn Liffe NYSE London cấp giấy chứng nhận đã đạt đến mức 417.120 tấn, vào tay một vài trùm kinh doanh cà phê quốc tế.
Tự sát thương bằng vũ khí tự chế
Để khuynh loát được thị trường hàng hóa, các nhà đầu tư tài chính và hàng hóa dứt khoát phải nắm một lượng cực lớn tồn kho hàng thực và hàng giấy tại cùng thời điểm, ở nơi cung ứng hàng hóa và trên sàn kỳ hạn. Đúng trong thời gian ấy, hàng cà phê nước ta xuất khẩu bao nhiêu đều vào tay vài người và được đem về ém tại các kho thuộc sàn kỳ hạn. Hàng mua về, được giữ đấy nhưng không bán. Cộng với lực lượng đầu cơ tài chính, cả hai đưa giá cà phê trên sàn lên càng lúc càng cao nhờ bung tiền mua mạnh. Nhiều nhà quản lý và xuất khẩu của ta cứ tưởng giá tăng là do xuất phát từ cung-cầu thực sự. Không phải, “cầu” ở đây không phải nguyên nhân từ nhu cầu tiêu thụ rang xay mà do sức mua từ lượng tiền in trong các chương trình kích cầu của chính phủ các nước đem lại.
Bong bóng giá cà phê thế giới và trong nước là ở đấy! Thế nhưng, điều đáng tiếc là không mấy ai trong ngành chịu nhìn thực tếấy mà cứ “gán chuyện” cho cán cân cung-cầu. Đáng ra phải cùng nhau bàn biện pháp chống rủi ro thông qua các công cụ tài chính để bảo vệ giá và bảo vệ mình. Nhiều nơi trên thế giới đã nhanh chóng sử dụng các công cụ kinh doanh, các sản phẩm tài chính của thị trường phái sinh, chọn cách mua cách bán phù hợp từng thời kỳ, để tồn tại, thì nhiều nhà xuất khẩu cà phê ở nước ta vẫn lẽo đẽo theo hạt cà phê, giá cả thất thường.
Khi giá xuống, gây thua lỗ, thì ngay lập tức tạo tin đồn thời tiết bão lụt, hạn hán…; khi giá chí nguy thì kêu cứu Nhà nước xin thực hiện tạm trữ để giữ giá…
Những đợt giá đang cao, đáng lẽ phải kín đáo khuyến khích bán ra thì đôi khi chính vì những tin đồn do mình tạo ra lại làm hỏng cả thế cuộc. Như đợt giá từ tháng 3-2013 vừa qua, khi thị trường nội địa đang tăng từ 42.000 đồng lên trên 46.000 đồng/kg, nhiều người đã quyết định giữ lại hàng không bán. Bấy giờ, một quan chức trong Hiệp hội Cà phê-Cacao Việt Nam đưa tin chắc chắn rằng hạn hán nặng có thể làm mất sản lượng năm trước 25% và năm sau (2014) đến 30%! Hiện nay, giá nội địa chỉ còn mức dưới 40.000 đồng/kg. Ai hưởng lợi từ tin này? Chính các tay đầu cơ lớn trên thế giới còn giữ tồn kho đang đợi các tin như thế này để thanh lý tồn kho, hưởng giá tốt. Còn các nhà xuất khẩu, tiền không, hàng không và nông dân nghe theo tin đồn ngưng bán… lỡ mất một chuyến bán giá tốt.
Những đợt ngành cà phê yêu cầu chính phủ cho phép thực hiện tạm trữ hay hô hào tạm trữ hầu như mất nhiều ý nghĩa vì: một là ai cũng biết rằng nhiều nhà xuất khẩu cà phê nước ta “cháy túi” còn tiền đâu mà mua tạm trữ; hai là liệu tạm trữ có tác dụng gì không khi các tay đầu cơ đang khống chế một lượng hàng cực lớn, từ 417.120 tấn thuần robusta cuối năm 2011 đến nay còn chừng 100.000 tấn sau khi bán rỉ rả khi có điều kiện thuận lợi.
Đã đành trong kinh doanh, đặc biệt trên thị trường tài chính, tạo tin đồn để chụp cơ hội chớp nhoáng kiếm lợi về mình xảy ra thường xuyên. Vậy, một khi tạo tin đồn, ta phải biết đặt trước các biện pháp nhằm tận dụng thời cơ do mình tạo nên. Nhưng không, chúng ta tạo ra tin đồn để mong được lợi, nhưng rồi lại phải chết theo tin đồn và để đầu cơ to nhỏ hưởng lợi, trong đó cần kể thêm nhóm người chơi cà phê hàng giấy hay hàng ảo trên mạng!
“Cắt lỗ” để làm lại từ đầu
Thường, khi kinh doanh thua lỗ, càng đậm càng khó gỡ, càng mất phương hướng. Thời còn “thịnh”, nhà vườn hay gửi hàng vào kho để các DN tùy nghi sử dụng, đến khi họ cần “cắt giá” mới thanh lý hợp đồng. Nay, thấy quá rủi ro, không còn ai dám đem cà phê đến gửi!
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa qua cho biết rằng các DN cà phê còn tồn chừng 200.000 tấn cà phê đang bị ngân hàng phong tỏa tài sản. Thực ra đây là tồn kho đang bị “ngậm” vì giá thành cao. Đáng ra, nên cho DN cắt lỗ, gầy lại từ đầu thay vì treo đấy, rủi ro về giá càng lớn khi sản lượng thế giới ngày càng tăng mạnh.
Ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch Tập đoàn Thái Hòa, một thời vùng vẫy trong ngành, nay đang lỗ chừng 447 tỉ đồng do xuất khẩu cà phê, đã thú nhận như thế và mong làm lại từ đầu, để “có cơ hội trả nợ và vực dậy công ty một thời tiếng tăm lừng lẫy”.
Ít nhạy bén với thời cuộc, thường theo tin đồn và thiếu khai thác thông tin chuyên nghiệp, chính thống, đặc biệt ít quan tâm đến các công cụ bảo vệ rủi ro để bảo vệ giá… là những lý do khiến nhiều DN cà phê thua lỗ thời gian vừa qua.
Với từng doanh nghiệp, có người vài chục, có nơi vài trăm, cộng toàn ngành 8.000 tỉ đồng nợ xấu… đúng là giật mình nhìn lại… đời đã xanh rêu!
* Mượn ca từ của Trịnh Công Sơn
Nguyễn Quang Bình
Nói như ông Lê Đức Thống, Tổng giám đốc Simexco Đắk Lắk, một công ty bám trụ lâu đời tại tỉnh Đắk Lắk, có diện tích và sản lượng cà phê hàng đầu nước ta: “Qua mấy chục năm “mần ăn” trong ngành cà phê, tôi thấy không năm nào như năm nào. Thương trường thay đổi xoành xoạch. Đêm này “ăn” vài tỉ, ngày mai “rớt” vài tỉ là chuyện bình thường”.
Biểu đồ: Tồn kho cà phê châu Âu ESC (tác giả tổng hợp)
Thực vậy, không biết tự lúc nào, kinh doanh cà phê “liên thông” với các sàn kỳ hạn hàng hóa (commodity futures markets) cà phê robusta Liffe NYSE tại London, arabica Ice tại New York… Có những ngày, khi chưa kịp biết có thông tin gì, giá sàn kỳ hạn đã nhảy loạn xạ, có lúc dao động một vài trăm đôla Mỹ/tấn.
Biết thế, nhưng nhiều tên tuổi lớn của ngành xuất khẩu cà phê hiện nay vẫn đang rất khó khăn vì nợ nần chồng chất, như một Vinacafe Buôn Ma Thuột có lúc là một trong những nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, Inexim Đắk Lắk con chim đầu đàn của ngành xuất khẩu cà phê Đắk Lắk, Thái Hòa một thời ngang dọc, Trường Ngân mới nổi nhưng không thiếu can trường… cũng như nhiều DN nhỏ, tư nhân tại các tỉnh vừa qua bể nợ dây chuyền, gây khó khăn thêm cho an sinh xã hội tại các tỉnh sản xuất cà phê.
Thực ra, thế cuộc trên các thị trường hàng hóa đã có xoay chuyển, vào tháng 8-2002, một nhà kinh doanh cacao có trụ sở tại London (Anh quốc) mua một lượng cực lớn hàng thực cacao, chiếm chừng 5% tổng sản lượng cacao thế giới để giao qua sàn kỳ hạn. Cùng lúc ấy, một tay đầu cơ tài chính gom sạch nhiều hợp đồng kỳ hạn. Giao dịch kỳ hạn thường chỉ thông qua các chứng thư thanh toán, nên được gọi là “hàng giấy” hay “kinh doanh cà phê ảo”. Cả hai đã siết giá cacao trên sàn kỳ hạn London lên mức cao nhất trong vòng 17 năm, để chỉ riêng người gom hàng thực lãi khủng 58 triệu bảng Anh. Hệ quả, ngành công nghiệp chocolate la ơi ới vì thua lỗ.
Vào tháng 7-2010, thương vụ khủng như vậy trong ngành cacao được lặp lại ở mức cao hơn, với sức tích trữ đến 240.100 tấn cacao. Để mua từng ấy cacao, họ phải bỏ ra 658 triệu bảng Anh và mua đến 7% tổng sản lượng cacao thế giới bấy giờ. Thương vụ mua rình rang ấy đã đẩy giá cacao tăng lên mức cao nhất tính từ năm 1977.
Chế biến cà phê
So với cà phê, sức và lượng giao dịch cacao nhỏ hơn nhiều. Nhưng, từ những năm giữa thập niên 2000, trên thị trường cà phê thế giới, nhiều người đã “kiêng dè” thương vụấy!
Khi phát hiện thị trường bị lực lượng đầu cơ khống chế, nhiều công ty kinh doanh cà phê thế giới rất lo cho số phận của mình và tăng cường tối đa các biện pháp chống rủi ro hòng tồn tại. Nhiều ngân hàng nước ngoài trước đây tích cực cho vay kinh doanh cà phê thấy vậy đều “rút dù”. Ngược lại, nhiều nhà xuất khẩu cà phê của ta hình như vẫn không lưu tâm mấy đến chuyện ấy, thậm chí có người thích đùa với rủi ro “không vào hang làm sao bắt được cọp”.
Rủi ro lớn, các ngân hàng nước ngoài nhường sân cho ngân hàng trong nước, thường là những nhà cung cấp tín dụng dễ chịu, xem nhẹ rủi ro hơn là thành tích kế hoạch cho vay tín dụng.
Đợi cơ hội đến năm 2010, đầu cơ trên thị trường cà phê thế giới mới ra tay. Lấy cớ tồn kho hàng thực của châu Âu (European Coffee Stocks) giảm xuống sâu, từ mức gần 17 triệu bao (60 kilo/bao) vào tháng 7-2009 đến tháng 5 và 6-2010 chỉ còn chừng 10,3 triệu bao, một vài nhà kinh doanh cà phê hàng thực tranh thủ mua ghim hàng. Sau 12 tháng, chỉ riêng tồn kho thuần robusta được sàn kỳ hạn Liffe NYSE London cấp giấy chứng nhận đã đạt đến mức 417.120 tấn, vào tay một vài trùm kinh doanh cà phê quốc tế.
Tự sát thương bằng vũ khí tự chế
Để khuynh loát được thị trường hàng hóa, các nhà đầu tư tài chính và hàng hóa dứt khoát phải nắm một lượng cực lớn tồn kho hàng thực và hàng giấy tại cùng thời điểm, ở nơi cung ứng hàng hóa và trên sàn kỳ hạn. Đúng trong thời gian ấy, hàng cà phê nước ta xuất khẩu bao nhiêu đều vào tay vài người và được đem về ém tại các kho thuộc sàn kỳ hạn. Hàng mua về, được giữ đấy nhưng không bán. Cộng với lực lượng đầu cơ tài chính, cả hai đưa giá cà phê trên sàn lên càng lúc càng cao nhờ bung tiền mua mạnh. Nhiều nhà quản lý và xuất khẩu của ta cứ tưởng giá tăng là do xuất phát từ cung-cầu thực sự. Không phải, “cầu” ở đây không phải nguyên nhân từ nhu cầu tiêu thụ rang xay mà do sức mua từ lượng tiền in trong các chương trình kích cầu của chính phủ các nước đem lại.
Bong bóng giá cà phê thế giới và trong nước là ở đấy! Thế nhưng, điều đáng tiếc là không mấy ai trong ngành chịu nhìn thực tếấy mà cứ “gán chuyện” cho cán cân cung-cầu. Đáng ra phải cùng nhau bàn biện pháp chống rủi ro thông qua các công cụ tài chính để bảo vệ giá và bảo vệ mình. Nhiều nơi trên thế giới đã nhanh chóng sử dụng các công cụ kinh doanh, các sản phẩm tài chính của thị trường phái sinh, chọn cách mua cách bán phù hợp từng thời kỳ, để tồn tại, thì nhiều nhà xuất khẩu cà phê ở nước ta vẫn lẽo đẽo theo hạt cà phê, giá cả thất thường.
Khi giá xuống, gây thua lỗ, thì ngay lập tức tạo tin đồn thời tiết bão lụt, hạn hán…; khi giá chí nguy thì kêu cứu Nhà nước xin thực hiện tạm trữ để giữ giá…
Những đợt giá đang cao, đáng lẽ phải kín đáo khuyến khích bán ra thì đôi khi chính vì những tin đồn do mình tạo ra lại làm hỏng cả thế cuộc. Như đợt giá từ tháng 3-2013 vừa qua, khi thị trường nội địa đang tăng từ 42.000 đồng lên trên 46.000 đồng/kg, nhiều người đã quyết định giữ lại hàng không bán. Bấy giờ, một quan chức trong Hiệp hội Cà phê-Cacao Việt Nam đưa tin chắc chắn rằng hạn hán nặng có thể làm mất sản lượng năm trước 25% và năm sau (2014) đến 30%! Hiện nay, giá nội địa chỉ còn mức dưới 40.000 đồng/kg. Ai hưởng lợi từ tin này? Chính các tay đầu cơ lớn trên thế giới còn giữ tồn kho đang đợi các tin như thế này để thanh lý tồn kho, hưởng giá tốt. Còn các nhà xuất khẩu, tiền không, hàng không và nông dân nghe theo tin đồn ngưng bán… lỡ mất một chuyến bán giá tốt.
Những đợt ngành cà phê yêu cầu chính phủ cho phép thực hiện tạm trữ hay hô hào tạm trữ hầu như mất nhiều ý nghĩa vì: một là ai cũng biết rằng nhiều nhà xuất khẩu cà phê nước ta “cháy túi” còn tiền đâu mà mua tạm trữ; hai là liệu tạm trữ có tác dụng gì không khi các tay đầu cơ đang khống chế một lượng hàng cực lớn, từ 417.120 tấn thuần robusta cuối năm 2011 đến nay còn chừng 100.000 tấn sau khi bán rỉ rả khi có điều kiện thuận lợi.
Đã đành trong kinh doanh, đặc biệt trên thị trường tài chính, tạo tin đồn để chụp cơ hội chớp nhoáng kiếm lợi về mình xảy ra thường xuyên. Vậy, một khi tạo tin đồn, ta phải biết đặt trước các biện pháp nhằm tận dụng thời cơ do mình tạo nên. Nhưng không, chúng ta tạo ra tin đồn để mong được lợi, nhưng rồi lại phải chết theo tin đồn và để đầu cơ to nhỏ hưởng lợi, trong đó cần kể thêm nhóm người chơi cà phê hàng giấy hay hàng ảo trên mạng!
“Cắt lỗ” để làm lại từ đầu
Thường, khi kinh doanh thua lỗ, càng đậm càng khó gỡ, càng mất phương hướng. Thời còn “thịnh”, nhà vườn hay gửi hàng vào kho để các DN tùy nghi sử dụng, đến khi họ cần “cắt giá” mới thanh lý hợp đồng. Nay, thấy quá rủi ro, không còn ai dám đem cà phê đến gửi!
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa qua cho biết rằng các DN cà phê còn tồn chừng 200.000 tấn cà phê đang bị ngân hàng phong tỏa tài sản. Thực ra đây là tồn kho đang bị “ngậm” vì giá thành cao. Đáng ra, nên cho DN cắt lỗ, gầy lại từ đầu thay vì treo đấy, rủi ro về giá càng lớn khi sản lượng thế giới ngày càng tăng mạnh.
Ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch Tập đoàn Thái Hòa, một thời vùng vẫy trong ngành, nay đang lỗ chừng 447 tỉ đồng do xuất khẩu cà phê, đã thú nhận như thế và mong làm lại từ đầu, để “có cơ hội trả nợ và vực dậy công ty một thời tiếng tăm lừng lẫy”.
Ít nhạy bén với thời cuộc, thường theo tin đồn và thiếu khai thác thông tin chuyên nghiệp, chính thống, đặc biệt ít quan tâm đến các công cụ bảo vệ rủi ro để bảo vệ giá… là những lý do khiến nhiều DN cà phê thua lỗ thời gian vừa qua.
Với từng doanh nghiệp, có người vài chục, có nơi vài trăm, cộng toàn ngành 8.000 tỉ đồng nợ xấu… đúng là giật mình nhìn lại… đời đã xanh rêu!
* Mượn ca từ của Trịnh Công Sơn
Nguyễn Quang Bình
- Thị trường cà phê chê gói kích cầu? 30/09/2013
- Nghịch lý lợi nhuận chuỗi ngành hàng cao su 16/08/2013
- Reuters viết về khủng hoảng nợ trong ngành cà phê Việt Nam 16/08/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên lại giảm mạnh về 40,3 triệu đồng/tấn 16/08/2013
- Mondelēz dự chi 200 triệu USD phát triển cà phê ở Việt Nam 07/07/2013
- Dự đoán trái chiều về giá điều 07/07/2013
- Thị trường cà phê: Lá rụng về cội 07/07/2013
- Giá rớt, xuất khẩu giảm, ngành cà phê kiến nghị mua tạm trữ 07/07/2013
- Uống cà phê để sống hay chết? 07/07/2013
- Cà phê Việt Nam đang hấp hối? 07/07/2013