Vùng cà phê “ngon nhất thế giới” dính nạn sâu đục thân
Trong những ngày vừa qua, sâu đục thân gây hại cây cà phê có chiều hướng gia tăng trên địa bàn Đà Lạt (Lâm Đồng).
Thống kê đến 5.7, trong 3.460ha cà phê hiện có của Đà Lạt đã có 2.085ha bị sâu đục thân gây hại, cao nhất từ trước đến nay. Trong đó có 379ha tại Xuân Trường, Trạm Hành và Tà Nung bị gây hại nặng.
Trong một văn bản báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Lâm Đồng có nêu: Năm 2013, do thời tiết biến đổi nhiều, nhiệt độ tăng, sâu đục thân gây hại mạnh từ tháng 3 (440ha) và có xu hướng tăng mạnh từ giữa tháng 6 đến nay. Trên vùng cà phê Đà Lạt, sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes) và sâu đục thân mình hồng (Zeuzera coffeae) xuất hiện từ lâu. Năm 2004, diện tích cà phê Đà Lạt bị sâu đục thân hại là 1.500ha (cao nhất từ trước đến thời điểm đó; năm 2011, diện tích bị hại tương đương 1.500ha; đến 2012 vừa qua tăng lên 1.580ha với mức độ gây hại từ nhẹ đến trung bình; riêng năm 2013, diện tích cà phê Đà Lạt bị hại đã lên đến đỉnh điểm 2.085ha.
Đà Lạt chỉ với 3.460ha cà phê tuy không phải là vùng cà phê lớn của Lâm Đồng (gần 150.000ha) nhưng đây là vùng cà phê được xem là “ngon nhất thế giới” – cà phê Arabica Đà Lạt.
Nguồn laodong.com.vn
Thống kê đến 5.7, trong 3.460ha cà phê hiện có của Đà Lạt đã có 2.085ha bị sâu đục thân gây hại, cao nhất từ trước đến nay. Trong đó có 379ha tại Xuân Trường, Trạm Hành và Tà Nung bị gây hại nặng.
Trong một văn bản báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Lâm Đồng có nêu: Năm 2013, do thời tiết biến đổi nhiều, nhiệt độ tăng, sâu đục thân gây hại mạnh từ tháng 3 (440ha) và có xu hướng tăng mạnh từ giữa tháng 6 đến nay. Trên vùng cà phê Đà Lạt, sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes) và sâu đục thân mình hồng (Zeuzera coffeae) xuất hiện từ lâu. Năm 2004, diện tích cà phê Đà Lạt bị sâu đục thân hại là 1.500ha (cao nhất từ trước đến thời điểm đó; năm 2011, diện tích bị hại tương đương 1.500ha; đến 2012 vừa qua tăng lên 1.580ha với mức độ gây hại từ nhẹ đến trung bình; riêng năm 2013, diện tích cà phê Đà Lạt bị hại đã lên đến đỉnh điểm 2.085ha.
Đà Lạt chỉ với 3.460ha cà phê tuy không phải là vùng cà phê lớn của Lâm Đồng (gần 150.000ha) nhưng đây là vùng cà phê được xem là “ngon nhất thế giới” – cà phê Arabica Đà Lạt.
Nguồn laodong.com.vn
- Sản lượng cà phê vụ tới sẽ giảm 35% do hạn hán 25/03/2013
- Doanh nghiệp xuất khẩu điều lo bị thua lỗ 25/03/2013
- Lo ngại chất lượng cà phê giảm do hạn hán 25/03/2013
- Cà phê: Mưa chưa nhiều, giá đã xiêu! 25/03/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên giảm 200 nghìn đồng/tấn 23/03/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên lùi về mốc 45 triệu đồng/tấn 20/03/2013
- Tổng hợp thị trường cà phê tuần 11 (11/3 – 16/3/2013) 18/03/2013
- Bản tin thị trường cà phê ngày 14+15/3/2013 18/03/2013
- Giá điều thô trong nước trên đà tăng mạnh 13/03/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên chạm mốc 45 triệu đồng/tấn, cao nhất 1,5 năm 13/03/2013