Cà phê Việt Nam đang hấp hối?
Nửa năm sau khi “qua mặt” Brazil vươn lên trở thành “quán quân” xuất khẩu cà phê thế giới, thị trường cà phê Việt Nam giờ đây đang hấp hối.
Giá cà phê nội địa và xuất khẩu rớt mạnh khiến các nhà buôn trong nước lao đao vì đã trót mua gom lúc giá cao. Nhiều doanh nghiệp (DN), đại lý bán đổ, bán tháo cà phê để tránh nguy cơ phá sản.
Theo Hiệp hội Cà phê Việt Nam (Vicofa), mặc dù sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2011-2012 đã giảm đến 25% và niên vụ thu hoạch vào tháng 10 tới dự kiến còn giảm đến 30-35%, song giá cà phê vẫn tuột dốc. Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hiện đã giảm xuống quanh mức 37.600- 37.900đ/kg.
Thời gian trước đây, nhiều DN và đại lý ở Đắk Lắk đã mua vào lượng cà phê khá lớn. Cả DN, đại lý và nông dân đều kỳ vọng giá nội địa phải trên mức 44.000 đồng (đ)/kg và giá xuất khẩu phải đạt từ 2.100-2.200USD/tấn. Thế nhưng, giá cà phê ngày càng giảm, cầm chắc thua lỗ.
Ông T - một nhà buôn cà phê có tiếng tại TP.Buôn Ma Thuột cho biết, ông đã mua vào 1.000 tấn cà phê nhân tại thời điểm giá 42.000-43.000đ/kg, nay giá cà phê tụt xuống mức 37.000-38.000đ/kg, tính ra sau một ngày đêm, DN của ông đã mất hơn 1 tỷ đồng. Nếu trong những ngày tới giá cà phê trên thị trường không hồi phục về mức giá trên 40.000đ/kg thì không chỉ ông T mà nhiều DN, nhà buôn cà phê ở Đắk Lắk cũng khó mà trụ vững.
Nhiều DN và nhà buôn đã vay vốn ngân hàng để mua gom cà phê chờ giá lên, nay giá cà phê tuột dốc, đành phải vội vàng bán lỗ để tránh nguy cơ phá sản. “Ngay cả những DN kinh doanh cà phê có chứng nhận ở Tây Nguyên cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, vì thời gian qua những DN này không thể thu mua được đủ số lượng, do sự làm giá của nhiều “DN ma”.
Người làm cà phê đã bán cà phê cho những “DN ma” để thu lợi nhuận cao hơn mức thu mua của các DN kinh doanh cà phê có chứng nhận. Giá cà phê nội địa bị đẩy lên do “làn sóng” những “DN ma” tạo nên, làm cho nhiều đại lý, DN cũng phải mua cà phê giá cao. Kết cục là, hàng mua về chưa kịp bán thì giá cà phê trong nước và thế giới sụt giảm, chưa biết đến khi nào giá cà phê mới tăng trở lại mức trên 40.000đ/kg” - ông Đỗ Ngọc Sỹ, đại diện Hiệp hội Cà phê 4C ở Việt Nam nói.
Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), năm 2012 Việt Nam đã “qua mặt” Brazil vươn lên trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Ngành Cà phê đã góp phần quan trọng vào nền kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 3% GDP, cung cấp sinh kế cho hơn hai triệu rưỡi người.
Thế nhưng, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa thể làm chủ được thị trường cà phê của mình, nguyên nhân là do chúng ta chưa có đội ngũ có năng lực, trình độ, kinh nghiệm chuyên sâu về thị trường, về cà phê nên chưa làm tốt được công tác dự báo về giá cả, về mức cung - cầu…
Hậu quả là, việc định giá cà phê vẫn đang nằm trong tay các nhà buôn lớn tham gia vào quỹ đầu cơ và các sàn giao dịch lớn ở các quốc gia không có cà phê như: Anh, Mỹ, Đức, Thụy Sỹ…
Mặt khác, thực tế cho thấy các DN và nhà buôn cà phê của Việt Nam còn rất yếu ớt về tiềm lực tài chính, khó có thể “cầm cự” qua các “cơn bão” giá cà phê như lúc này.
Bộ NN&PTNT vừa có công văn trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị giãn nợ cho vay tín dụng xuất khẩu đối với mặt hàng cà phê. Sự can thiệp chính sách lúc này là hết sức cấp bách, nếu không muốn sự đổ vỡ dây chuyền và ngôi vị quán quân xuất khẩu cũng trở nên đắng ngắt như vị cà phê.
Theo Nguyễn Hiếu
Pháp luật Việt Nam
Theo Hiệp hội Cà phê Việt Nam (Vicofa), mặc dù sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2011-2012 đã giảm đến 25% và niên vụ thu hoạch vào tháng 10 tới dự kiến còn giảm đến 30-35%, song giá cà phê vẫn tuột dốc. Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hiện đã giảm xuống quanh mức 37.600- 37.900đ/kg.
Thời gian trước đây, nhiều DN và đại lý ở Đắk Lắk đã mua vào lượng cà phê khá lớn. Cả DN, đại lý và nông dân đều kỳ vọng giá nội địa phải trên mức 44.000 đồng (đ)/kg và giá xuất khẩu phải đạt từ 2.100-2.200USD/tấn. Thế nhưng, giá cà phê ngày càng giảm, cầm chắc thua lỗ.
Ông T - một nhà buôn cà phê có tiếng tại TP.Buôn Ma Thuột cho biết, ông đã mua vào 1.000 tấn cà phê nhân tại thời điểm giá 42.000-43.000đ/kg, nay giá cà phê tụt xuống mức 37.000-38.000đ/kg, tính ra sau một ngày đêm, DN của ông đã mất hơn 1 tỷ đồng. Nếu trong những ngày tới giá cà phê trên thị trường không hồi phục về mức giá trên 40.000đ/kg thì không chỉ ông T mà nhiều DN, nhà buôn cà phê ở Đắk Lắk cũng khó mà trụ vững.
Nhiều DN và nhà buôn đã vay vốn ngân hàng để mua gom cà phê chờ giá lên, nay giá cà phê tuột dốc, đành phải vội vàng bán lỗ để tránh nguy cơ phá sản. “Ngay cả những DN kinh doanh cà phê có chứng nhận ở Tây Nguyên cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, vì thời gian qua những DN này không thể thu mua được đủ số lượng, do sự làm giá của nhiều “DN ma”.
Người làm cà phê đã bán cà phê cho những “DN ma” để thu lợi nhuận cao hơn mức thu mua của các DN kinh doanh cà phê có chứng nhận. Giá cà phê nội địa bị đẩy lên do “làn sóng” những “DN ma” tạo nên, làm cho nhiều đại lý, DN cũng phải mua cà phê giá cao. Kết cục là, hàng mua về chưa kịp bán thì giá cà phê trong nước và thế giới sụt giảm, chưa biết đến khi nào giá cà phê mới tăng trở lại mức trên 40.000đ/kg” - ông Đỗ Ngọc Sỹ, đại diện Hiệp hội Cà phê 4C ở Việt Nam nói.
Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), năm 2012 Việt Nam đã “qua mặt” Brazil vươn lên trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Ngành Cà phê đã góp phần quan trọng vào nền kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 3% GDP, cung cấp sinh kế cho hơn hai triệu rưỡi người.
Thế nhưng, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa thể làm chủ được thị trường cà phê của mình, nguyên nhân là do chúng ta chưa có đội ngũ có năng lực, trình độ, kinh nghiệm chuyên sâu về thị trường, về cà phê nên chưa làm tốt được công tác dự báo về giá cả, về mức cung - cầu…
Hậu quả là, việc định giá cà phê vẫn đang nằm trong tay các nhà buôn lớn tham gia vào quỹ đầu cơ và các sàn giao dịch lớn ở các quốc gia không có cà phê như: Anh, Mỹ, Đức, Thụy Sỹ…
Mặt khác, thực tế cho thấy các DN và nhà buôn cà phê của Việt Nam còn rất yếu ớt về tiềm lực tài chính, khó có thể “cầm cự” qua các “cơn bão” giá cà phê như lúc này.
Bộ NN&PTNT vừa có công văn trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị giãn nợ cho vay tín dụng xuất khẩu đối với mặt hàng cà phê. Sự can thiệp chính sách lúc này là hết sức cấp bách, nếu không muốn sự đổ vỡ dây chuyền và ngôi vị quán quân xuất khẩu cũng trở nên đắng ngắt như vị cà phê.
Theo Nguyễn Hiếu
Pháp luật Việt Nam
- Đảm bảo nguồn cung để hạ nhiệt thị trường phân bón 29/06/2012
- Đạm Cà Mau - cơ hội vàng đến với bà con nông dân 28/06/2012
- Giá phân bón sẽ sớm ổn định 27/06/2012
- Việt Nam duy trì vị trí dẫn đầu về xuất khẩu hạt tiêu 20/06/2012
- Cà phê Việt trước cơn bão FDI 18/06/2012
- Thị Trường phân bón Quốc tế từ ngày 19 -26/5/2012 29/05/2012
- Quy trình chăm sóc cây cà phê 22/05/2012
- Ngành điều thiếu 300.000 tấn nguyên liệu 18/05/2012
- Xuất khẩu hồ tiêu tăng vượt bậc năm 2012 18/05/2012
- Nhu cầu cà phê toàn cầu tăng 2% trong niên vụ 2011-2012 18/05/2012