Xuất khẩu nông sản giảm cả về giá và khối lượng
Đến đầu tháng 6/2013, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chính (gạo, cà phê, cao su, chè, sắn) đều giảm cả về giá và khối lượng.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành nông-lâm-ngư nghiệp những năm gần đây đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao nhờ nguồn cung dồi dào và có xu hướng tăng. Song nhu cầu và giá nông sản thị trường thế giới lại có xu hướng giảm suốt giữa từ năm 2012, làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xuất khẩu của ngành.
Đến đầu tháng 6/2013, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chính (gạo, cà phê, cao su, chè, sắn) đều giảm cả về giá và khối lượng. Trong đó, cà phê là mặt hàng có mức giảm nhiều nhất, khoảng 24,2% về lượng và 22,4% về giá; tiếp đến là sắn giảm tương ứng 19,4% và 15%; cao su là 5% và 20%; gạo 7% và 10%.
Mặt hàng thủy sản 4 tháng đầu năm giảm nhưng từ tháng 5 xuất khẩu đã tăng trở lại (8,9%) nên đã bù được sự giảm sút của 4 tháng đầu năm. Ước chung 6 tháng, xuất khẩu thủy sản đạt mức tương đương cùng kỳ năm ngoái.
Tiêu thụ trong nước cũng đang gặp khó khăn, nguyên nhân chính là do xuất khẩu giảm (đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu như: Gạo, cá tra…) và sức mua giảm (đối với các loại tiêu dùng trong nước: Lợn, gia cầm, đường…). Tiêu thụ chậm, giá thấp đang là trở ngại lớn nhất cho sản xuất, làm giảm thu nhập của nông dân.
Trước yêu cầu thực tế đó, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát yêu cầu cần có sự điều chỉnh mạnh mẽ ngay từ cách tiếp cận, hướng tới tạo chuyển biến thực tiễn và giúp ngành phát triển bền vững.
Đồng thời cần chủ động, kịp thời giải quyết những rào cản kỹ thuật và thường xuyên theo dõi, xử lý các lô hàng xuất khẩu bị cảnh báo tại các thị trường (Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc…) nhanh chóng thông báo cho doanh nghiệp khi có cảnh báo; phối hợp, hướng dẫn doanh nghiệp điều tra nguyên nhân và khắc phục sự cố an toàn thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng nhấn mạnh, cần kiểm soát chặt chẽ các lô hàng nông sản nhập khẩu, kiểm tra kỹ về nguồn gốc xuất xứ, lấy mẫu kiểm tra tăng cường khi có dấu hiệu nghi ngờ….
Các trường hợp phát hiện lô hàng nhập khẩu không an toàn, không đạt tiêu chuẩn theo quy định thì áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp (tái xuất, tiêu hủy) đồng thời thông báo đến cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu yêu cầu điều tra nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục nhằm tránh tái diễn.
Theo Thanh Tâm
Vietnam+
Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành nông-lâm-ngư nghiệp những năm gần đây đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao nhờ nguồn cung dồi dào và có xu hướng tăng. Song nhu cầu và giá nông sản thị trường thế giới lại có xu hướng giảm suốt giữa từ năm 2012, làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xuất khẩu của ngành.
Đến đầu tháng 6/2013, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chính (gạo, cà phê, cao su, chè, sắn) đều giảm cả về giá và khối lượng. Trong đó, cà phê là mặt hàng có mức giảm nhiều nhất, khoảng 24,2% về lượng và 22,4% về giá; tiếp đến là sắn giảm tương ứng 19,4% và 15%; cao su là 5% và 20%; gạo 7% và 10%.
Mặt hàng thủy sản 4 tháng đầu năm giảm nhưng từ tháng 5 xuất khẩu đã tăng trở lại (8,9%) nên đã bù được sự giảm sút của 4 tháng đầu năm. Ước chung 6 tháng, xuất khẩu thủy sản đạt mức tương đương cùng kỳ năm ngoái.
Tiêu thụ trong nước cũng đang gặp khó khăn, nguyên nhân chính là do xuất khẩu giảm (đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu như: Gạo, cá tra…) và sức mua giảm (đối với các loại tiêu dùng trong nước: Lợn, gia cầm, đường…). Tiêu thụ chậm, giá thấp đang là trở ngại lớn nhất cho sản xuất, làm giảm thu nhập của nông dân.
Trước yêu cầu thực tế đó, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát yêu cầu cần có sự điều chỉnh mạnh mẽ ngay từ cách tiếp cận, hướng tới tạo chuyển biến thực tiễn và giúp ngành phát triển bền vững.
Đồng thời cần chủ động, kịp thời giải quyết những rào cản kỹ thuật và thường xuyên theo dõi, xử lý các lô hàng xuất khẩu bị cảnh báo tại các thị trường (Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc…) nhanh chóng thông báo cho doanh nghiệp khi có cảnh báo; phối hợp, hướng dẫn doanh nghiệp điều tra nguyên nhân và khắc phục sự cố an toàn thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng nhấn mạnh, cần kiểm soát chặt chẽ các lô hàng nông sản nhập khẩu, kiểm tra kỹ về nguồn gốc xuất xứ, lấy mẫu kiểm tra tăng cường khi có dấu hiệu nghi ngờ….
Các trường hợp phát hiện lô hàng nhập khẩu không an toàn, không đạt tiêu chuẩn theo quy định thì áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp (tái xuất, tiêu hủy) đồng thời thông báo đến cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu yêu cầu điều tra nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục nhằm tránh tái diễn.
Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 6 tháng đầu năm đạt 13,53 tỷ USD giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu các nông sản chính đạt 7,59 tỷ USD, giảm 10,5%; thủy sản ước đạt 2,88 tỷ USD tương đương với cùng kỳ năm trước; lâm sản chính đạt 2,31% tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Thặng dư thương mại đạt khoảng 3,7 tỷ USD, giảm 18,5% so với cùng kỳ./. |
Theo Thanh Tâm
Vietnam+
- Doanh nghiệp xuất khẩu điều lo bị thua lỗ 25/03/2013
- Lo ngại chất lượng cà phê giảm do hạn hán 25/03/2013
- Cà phê: Mưa chưa nhiều, giá đã xiêu! 25/03/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên giảm 200 nghìn đồng/tấn 23/03/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên lùi về mốc 45 triệu đồng/tấn 20/03/2013
- Tổng hợp thị trường cà phê tuần 11 (11/3 – 16/3/2013) 18/03/2013
- Bản tin thị trường cà phê ngày 14+15/3/2013 18/03/2013
- Giá điều thô trong nước trên đà tăng mạnh 13/03/2013
- Giá cà phê Tây Nguyên chạm mốc 45 triệu đồng/tấn, cao nhất 1,5 năm 13/03/2013
- Cà phê Việt Nam: nguồn cung hạn chế do nông dân tích trữ 13/03/2013