Ngành nông nghiệp gặp khó về đầu ra
Giá cả sụt giảm, khó tiêu thụ đang là thách thức lớn nhất đối với ngành nông nghiệp - Ảnh: Thùy Dung
(TBKTSG Online) - Nửa đầu năm 2013, ngành nông nghiệp trải qua nhiều bất lợi, rét hại ở miền Bắc, nắng nóng và khô hạn trên diện rộng ở Tây Nguyên, dịch bệnh triền miên, giá vật tư đầu vào tăng mạnh. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất của toàn ngành vẫn là tắc đầu ra.
Đây là ý kiến của đa số các đại biểu tham gia hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2013 của ngành nông nghiệp diễn ra ngày 24-6 tại Hà Nội.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho biết nhu cầu và giá nông sản trên thị trường thế giới giữ xu hướng giảm liên tục suốt từ giữa năm 2012 đến nay, đồng thời nguồn cung lại có xu hướng tăng, đặc biệt với mặt hàng lúa gạo, đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xuất khẩu của toàn ngành.
Báo cáo 6 tháng đầu năm của Bộ NN-PTNT cho thấy, từ đầu năm đến nay, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chính như gạo, cà phê, cao su, chè, sắn (khoai mì) đều giảm cả về giá và khối lượng. Cà phê là mặt hàng có mức giảm nhiều nhất, giảm tới 24,2% về lượng và 22,4% về giá. Tiếp đến là sắn giảm 19,4% về lượng và 15% về giá; cao su giảm 5% về lượng và 20% về giá, gạo giảm 7% về lượng và 10% về giá…
Chính vì vậy, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 6 tháng đầu năm ước đạt 13,53 tỉ đô la Mỹ, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2012. Thặng dư thương mại của ngành đạt khoảng 3,7 tỉ đô la Mỹ, giảm 18,5% so với cùng kỳ.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho hay, tiêu thụ chậm, giá thấp đang là trở ngại lớn nhất cho sản xuất của ngành nông nghiệp, giảm thu nhập của nông dân.
“Lâu nay chúng ta không có sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu thụ. Trong khi sản lượng các mặt hàng vẫn duy trì như năm trước, có sản phẩm tăng về số lượng, nhưng thị trường suy giảm mạnh, đặc biệt với thị trường chăn nuôi trong nước và thủy sản, lúa gạo ngoài nước”, Bộ trưởng Cao Đức Phát bức xúc.
Hơn nữa, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu nông sản mạnh, nhưng chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn gây nhiều bức xúc trong xã hội, cản trở nông sản Việt thâm nhập thị trường thế giới. Tỷ lệ nông sản xuất khẩu bị từ chối và bị liệt vào danh sách phải kiểm soát chặt chẽ tại các nước ở mức cao.
Tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm được dự báo vẫn hết sức bất lợi, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm và chưa ổn định, kinh tế trong nước tiếp tục có dấu hiệu suy giảm. Chính vì vậy, thị trường tiêu thụ nông sản và sức mua của người dân khó có khả năng được cải thiện.
Trước tình hình tiêu thụ nông, thủy sản gặp khó khăn, giá sụt giảm mạnh, trong thời gian tới Bộ NN-PTNT đề xuất sẽ tiến hành điều chỉnh, rà soát giảm khoảng 200.000 héc ta lúa vụ thu đông ở các tỉnh Đồng băng sông Cửu Long và vụ mùa ở miền Bắc chuyển sang cây trồng khác (bắp, đậu nành).
Việc chuyển đổi cây trồng thay thế cũng cần được nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường để có phương án sản xuất có hiệu quả kinh tế, tránh dư thừa. Đồng thời, Bộ NN-PTNT cũng nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ kịp thời cho nông dân khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn, xây dựng gia cố bờ bao, trạm bơm…để giảm thiệt hại và giảm chi phí sản xuất cho nông dân; đẩy mạnh phong trào xây dựng cánh đồng mẫu lớn, sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP, thu hút, khuyến khích doanh nghiệp nông sản cho nông dân.
Thùy Dung
Đây là ý kiến của đa số các đại biểu tham gia hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2013 của ngành nông nghiệp diễn ra ngày 24-6 tại Hà Nội.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho biết nhu cầu và giá nông sản trên thị trường thế giới giữ xu hướng giảm liên tục suốt từ giữa năm 2012 đến nay, đồng thời nguồn cung lại có xu hướng tăng, đặc biệt với mặt hàng lúa gạo, đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xuất khẩu của toàn ngành.
Báo cáo 6 tháng đầu năm của Bộ NN-PTNT cho thấy, từ đầu năm đến nay, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chính như gạo, cà phê, cao su, chè, sắn (khoai mì) đều giảm cả về giá và khối lượng. Cà phê là mặt hàng có mức giảm nhiều nhất, giảm tới 24,2% về lượng và 22,4% về giá. Tiếp đến là sắn giảm 19,4% về lượng và 15% về giá; cao su giảm 5% về lượng và 20% về giá, gạo giảm 7% về lượng và 10% về giá…
Chính vì vậy, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 6 tháng đầu năm ước đạt 13,53 tỉ đô la Mỹ, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm 2012. Thặng dư thương mại của ngành đạt khoảng 3,7 tỉ đô la Mỹ, giảm 18,5% so với cùng kỳ.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho hay, tiêu thụ chậm, giá thấp đang là trở ngại lớn nhất cho sản xuất của ngành nông nghiệp, giảm thu nhập của nông dân.
“Lâu nay chúng ta không có sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu thụ. Trong khi sản lượng các mặt hàng vẫn duy trì như năm trước, có sản phẩm tăng về số lượng, nhưng thị trường suy giảm mạnh, đặc biệt với thị trường chăn nuôi trong nước và thủy sản, lúa gạo ngoài nước”, Bộ trưởng Cao Đức Phát bức xúc.
Hơn nữa, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu nông sản mạnh, nhưng chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn gây nhiều bức xúc trong xã hội, cản trở nông sản Việt thâm nhập thị trường thế giới. Tỷ lệ nông sản xuất khẩu bị từ chối và bị liệt vào danh sách phải kiểm soát chặt chẽ tại các nước ở mức cao.
Tình hình kinh tế 6 tháng cuối năm được dự báo vẫn hết sức bất lợi, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm và chưa ổn định, kinh tế trong nước tiếp tục có dấu hiệu suy giảm. Chính vì vậy, thị trường tiêu thụ nông sản và sức mua của người dân khó có khả năng được cải thiện.
Trước tình hình tiêu thụ nông, thủy sản gặp khó khăn, giá sụt giảm mạnh, trong thời gian tới Bộ NN-PTNT đề xuất sẽ tiến hành điều chỉnh, rà soát giảm khoảng 200.000 héc ta lúa vụ thu đông ở các tỉnh Đồng băng sông Cửu Long và vụ mùa ở miền Bắc chuyển sang cây trồng khác (bắp, đậu nành).
Việc chuyển đổi cây trồng thay thế cũng cần được nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường để có phương án sản xuất có hiệu quả kinh tế, tránh dư thừa. Đồng thời, Bộ NN-PTNT cũng nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ kịp thời cho nông dân khắc phục hạn hán, xâm nhập mặn, xây dựng gia cố bờ bao, trạm bơm…để giảm thiệt hại và giảm chi phí sản xuất cho nông dân; đẩy mạnh phong trào xây dựng cánh đồng mẫu lớn, sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VietGAP, thu hút, khuyến khích doanh nghiệp nông sản cho nông dân.
Thùy Dung
- Giá cà phê Tây Nguyên giảm mạnh 1,8 triệu đồng xuống 38,6-39,3 triệu đồng/tấn 04/08/2014
- Đầu tháng 8, giá cà phê bất ngờ bùng nổ 03/08/2014
- Cty Maseco thắng kiện 31/07/2014
- Giá xăng dầu giảm từ 14 giờ ngày 28/7/2014 28/07/2014
- Quy hoạch ngành Hồ Tiêu 06/07/2014
- Giá cà phê Tây Nguyên tiếp tục xuống 40,2 triệu đồng/tấn 01/07/2014
- Hạt điều tăng giá nhưng thiếu hàng cung cấp 16/08/2013
- Sản lượng cà phê Việt Nam vụ 2013 – 2014 sẽ giảm 15% 16/08/2013
- Cà phê: Những điều tai không muốn nghe 07/07/2013
- Vùng cà phê “ngon nhất thế giới” dính nạn sâu đục thân 07/07/2013