Tổng hợp thị trường cà phê tuần 25 (17/6 –22/6/2013)
Thị trường hàng thực ở Đông Nam Á đã đẩy mức cộng lên cao do nguồn cung tiếp tục bị thắt chặt
Đầu tuần, giá cà phê thế giới có phiên điều chỉnh với xu hướng hỗn hợp. Trên sàn NYSE Liffe London, kỳ hạn giao tháng 7 giảm 1 USD, tương đương giảm 0,06 %, xuống 1.738 USD/tấn trong khi giao tháng 9 và tháng 11 không đổi, vẫn đứng ở mức 1.764 USD/tấn và 1.779 USD/tấn.
Tương tự, trên sàn ICE New York, kỳ hạn giao tháng 7 tăng 0,1 cent, tức tăng 0,08 %, lên 122,35 cent/lb trong khi các kỳ hạn giao xa khác đều suy giảm. Cụ thể, giao tháng 9 giảm 0,55 cent, tức giảm 0,44 %, xuống 123,25 cent/lb và giao tháng 12 giảm 0,8 cent, tức giảm 0,63 %, còn 126,45 cent/lb.
Giữa tuần, giá cà phê thế giới có xu hướng đi ngang. Tuy nhiên, sau ngày kỳ hạn tháng 7 hết hạn tùy chọn, giá cà phê Robusta tại thị trường London đã có phiên tăng khá. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 35 USD, tương đương tăng 1,97 %, lên 1.779 USD/tấn , giao tháng 9 tăng 32 USD, tương đương tăng 1,78 %, lên 1.795 USD/tấn và giao tháng 11 tăng 30 USD, tương đương tăng 1,66 %, lên 1.807 USD/tấn. Đây là mức giá cà phê Robusta cao nhất tuần.
Trong khi giá cà phê Arabica trên sàn ICE New York chỉ đảo chiều tăng nhẹ. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 0,75 cent, tức tăng 0,61 %, lên 122,75 cent/lb, giao tháng 9 tăng 0,85 cent/lb, tức tăng 0,69 %, lên 124,35 cent/lb và giao tháng 12 tăng 0,9 cent, tức tăng 0,71 %, lên 127,6 cent/lb. Đây cũng là mức giá cà phê Arabica cao nhất tuần.
Tuy nhiên, tiếp liền theo sau là ngày “hoảng loạn” của thị trường thế giới khiến giá cà phê giảm rất mạnh. Trên sàn Liffe London, kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 58 USD, tương đương giảm 3,37 %, xuống 1.721 USD/tấn, giao tháng 9 giảm 59 USD, tương đương giảm 3,4 %, xuống 1.736 USD/tấn và giao tháng 11 cũng giảm 59 USD, tương đương giảm 3,38 %, xuống 1.748 USD/tấn. Đây là mức giá cà phê Robusta thấp nhất tuần và là mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2010.
Tương tự, giá cà phê trên sàn ICE New York kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 5,1 cent, tức giảm 4,15 % xuống 117,65 cent/lb, giao tháng 9 giảm 6 cent/lb, tức giảm 4,83 %, xuống 118,35 cent/lb và giao tháng 12 giảm 6,1 cent, tức giảm 4,78 %, còn 121,5 cent/lb. Đây cũng là mức giá cà phê Arabica thấp nhất tuần và là mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm 2009.
Cuối tuần, thị trường cà phê thế giới có phiên hồi giá. Tại London, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 14 USD, tương đương tăng 0,81 %, lên 1.735 USD/tấn , giao tháng 9 tăng 7 USD, tương đương tăng 0,4 %, lên 1.743 USD/tấn và giao tháng 11 tăng 8 USD, tương đương tăng 0,46 %, lên 1.756 USD/tấn.
Tại New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 1,05 cent, tức tăng 0,89 %, lên 118,7 cent/lb, giao tháng 9 tăng 0,95 cent/lb, tức tăng 0,8 %, lên 119,3 cent/lb và giao tháng 12 tăng 0,85 cent, tức tăng 0,7 %, lên 122,35 cent/lb.
Giá cà phê nhân xô tại Tây nguyên đứng quanh mức 38.000 – 38.200 đồng/kg
Cà phê xuất khẩu loại R2, 5% đen vỡ, được chào giá 1.803 USD/tấn, FOB, với mức cộng 60 USD theo giá giao tháng 9 của London.
Tính chung cả tuần, giá cà phê Robusta London giảm 21 USD/tấn, tương đương giảm 1,19 %, giá cà phê Arabica New York giảm 4,5 cent/lb, tức giảm 3,63 % và giá cà phê nhân xô giảm 400 đồng/kg, tương đương giảm 1,04%, các mức giảm tương đối nhẹ.
Thị trường cà phê Robusta kỳ hạn London tiếp tục sụt giảm do đầu cơ đặt cược vào giá giảm tăng lên. Nguyên nhân được cho là suy đoán nguồn cung từ Indonesia sẽ tăng lên khi quốc gia “Vạn đảo” đẩy mạnh thu hoạch vụ mới nhờ thời tiết đã khô ráo hơn. Nguồn cung từ Việt Nam cũng tăng mạnh do nông dân và nhà xuất khẩu bán hàng ra khi có nhiều dự báo cho rằng vụ sắp tới có khả năng được mùa do lượng mưa phủ đều vùng trồng, xóa tan những lo ngại hạn hán ở giai đoạn đầu vụ . Đặc biệt là khi giá cà phê nội địa Việt Nam đã rớt xuống mức thấp đầu vụ, giảm gần 8.000 đồng/kg so với mức đỉnh cách đây hơn 3 tháng khiến nông dân và thương nhân tăng cường bán ra để giảm lỗ.
Nhưng điều làm cho các nhà quan sát bất ngờ là ở thị trường Đông Nam Á rất khó mua hàng thực, mặc đầu ở đây nắm giữ khoảng ¼ tổng sản lượng cà phê thế giới, nên mức cộng cho hàng thực tại Việt Nam đã được đẩy lên 150 USD và tại Indonesia là 170 USD, mức cao nhất kể từ giữa năm 2012 đến nay, theo hãng tin Reuters. Trong khi đó, báo cáo cuối tuần của Volcafe cho biết mức cộng cà phê Indonesia đã tăng lên tới 230 USD so với giá kỳ hạn London do mưa vẫn còn gây cản trở việc thu hoạch và phơi sấy, ảnh hưởng đến chất lượng hạt.
Nhiều thương nhân tại Tây nguyên cho rằng thị trường cà phê hiện đang chịu sự tác động mạnh của cuộc chiến thông tin hơn là chịu sự tác động của cung cầu. Giá xuống quá thấp khiến nhiều nông dân khá giả và các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh sẽ giữ hàng qua vụ mới trong khi một số nhà xuất khẩu có thể trì hoãn việc giao hàng cho các hợp đồng đã ký vì không mua được hàng. Ở một số nhà máy chế biến, phân loại cà phê có vốn FDI cũng đã ngừng hoạt động vì không còn hàng… Những điều này liệu đã đủ để nhà đầu tư hy vọng London sẽ sớm đảo chiều?
Trong khi đó, tuy chính phủ Brazil đã thông qua các dòng tín dụng hỗ trợ cho ngành công nghiệp cà phê lên tới 3, 16 tỷ reais, tương đương 1,5 tỷ USD, nhưng giá cà phê Arabica vẫn tiếp tục sụt giảm. Bên cạnh lí do nguồn cung dồi dào từ Brazil và các nước trong khu vực, các nhà sản xuất ở châu Mỹ Latinh còn yêu cầu ICE xem xét lại việc đưa hàng cà phê Brazillian Naturals lên sàn giao dịch sau gần 10 năm tranh cãi, cho dù đã áp đặt mức giảm trừ tới 900 điểm so với giá chuẩn khi chuyển giao qua sàn ICE, cũng là nguyên nhân, trong khi những nhà sản xuất Brazil lại không mấy thiết tha với điều này.
Ngoài ra, thị trường cà phê thế giới vừa có phiên chao đảo theo phát ngôn của ông Bernanke, chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) khi cho biết sẽ giảm gói kích cầu vào cuối năm nay và sẽ chấm dứt vào giữa năm 2014 nếu kinh tế Mỹ có dấu hiệu hồi phục rõ ràng. Thực ra, tuy phát biểu không có gì mới nhưng kết hợp với sự hoài nghi tăng trưởng của Trung Quốc, nhà tiêu thụ số 1 thế giới, khiến thị trường đã hiểu nhầm rằng Mỹ sẽ thắt chặt tiền tệ và do đó đã tạo nên sự hỗn loạn hết sức bất ngờ, nhất là đồng USD bị đẩy lên quá cao so với rổ tiền tệ.
Anh Văn (giacaphe.com)
Tương tự, trên sàn ICE New York, kỳ hạn giao tháng 7 tăng 0,1 cent, tức tăng 0,08 %, lên 122,35 cent/lb trong khi các kỳ hạn giao xa khác đều suy giảm. Cụ thể, giao tháng 9 giảm 0,55 cent, tức giảm 0,44 %, xuống 123,25 cent/lb và giao tháng 12 giảm 0,8 cent, tức giảm 0,63 %, còn 126,45 cent/lb.
Giữa tuần, giá cà phê thế giới có xu hướng đi ngang. Tuy nhiên, sau ngày kỳ hạn tháng 7 hết hạn tùy chọn, giá cà phê Robusta tại thị trường London đã có phiên tăng khá. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 35 USD, tương đương tăng 1,97 %, lên 1.779 USD/tấn , giao tháng 9 tăng 32 USD, tương đương tăng 1,78 %, lên 1.795 USD/tấn và giao tháng 11 tăng 30 USD, tương đương tăng 1,66 %, lên 1.807 USD/tấn. Đây là mức giá cà phê Robusta cao nhất tuần.
Trong khi giá cà phê Arabica trên sàn ICE New York chỉ đảo chiều tăng nhẹ. Kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 0,75 cent, tức tăng 0,61 %, lên 122,75 cent/lb, giao tháng 9 tăng 0,85 cent/lb, tức tăng 0,69 %, lên 124,35 cent/lb và giao tháng 12 tăng 0,9 cent, tức tăng 0,71 %, lên 127,6 cent/lb. Đây cũng là mức giá cà phê Arabica cao nhất tuần.
Tuy nhiên, tiếp liền theo sau là ngày “hoảng loạn” của thị trường thế giới khiến giá cà phê giảm rất mạnh. Trên sàn Liffe London, kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 58 USD, tương đương giảm 3,37 %, xuống 1.721 USD/tấn, giao tháng 9 giảm 59 USD, tương đương giảm 3,4 %, xuống 1.736 USD/tấn và giao tháng 11 cũng giảm 59 USD, tương đương giảm 3,38 %, xuống 1.748 USD/tấn. Đây là mức giá cà phê Robusta thấp nhất tuần và là mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2010.
Tương tự, giá cà phê trên sàn ICE New York kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 5,1 cent, tức giảm 4,15 % xuống 117,65 cent/lb, giao tháng 9 giảm 6 cent/lb, tức giảm 4,83 %, xuống 118,35 cent/lb và giao tháng 12 giảm 6,1 cent, tức giảm 4,78 %, còn 121,5 cent/lb. Đây cũng là mức giá cà phê Arabica thấp nhất tuần và là mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm 2009.
Cuối tuần, thị trường cà phê thế giới có phiên hồi giá. Tại London, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 14 USD, tương đương tăng 0,81 %, lên 1.735 USD/tấn , giao tháng 9 tăng 7 USD, tương đương tăng 0,4 %, lên 1.743 USD/tấn và giao tháng 11 tăng 8 USD, tương đương tăng 0,46 %, lên 1.756 USD/tấn.
Tại New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 7 tăng 1,05 cent, tức tăng 0,89 %, lên 118,7 cent/lb, giao tháng 9 tăng 0,95 cent/lb, tức tăng 0,8 %, lên 119,3 cent/lb và giao tháng 12 tăng 0,85 cent, tức tăng 0,7 %, lên 122,35 cent/lb.
Giá cà phê nhân xô tại Tây nguyên đứng quanh mức 38.000 – 38.200 đồng/kg
Cà phê xuất khẩu loại R2, 5% đen vỡ, được chào giá 1.803 USD/tấn, FOB, với mức cộng 60 USD theo giá giao tháng 9 của London.
Tính chung cả tuần, giá cà phê Robusta London giảm 21 USD/tấn, tương đương giảm 1,19 %, giá cà phê Arabica New York giảm 4,5 cent/lb, tức giảm 3,63 % và giá cà phê nhân xô giảm 400 đồng/kg, tương đương giảm 1,04%, các mức giảm tương đối nhẹ.
Thị trường cà phê Robusta kỳ hạn London tiếp tục sụt giảm do đầu cơ đặt cược vào giá giảm tăng lên. Nguyên nhân được cho là suy đoán nguồn cung từ Indonesia sẽ tăng lên khi quốc gia “Vạn đảo” đẩy mạnh thu hoạch vụ mới nhờ thời tiết đã khô ráo hơn. Nguồn cung từ Việt Nam cũng tăng mạnh do nông dân và nhà xuất khẩu bán hàng ra khi có nhiều dự báo cho rằng vụ sắp tới có khả năng được mùa do lượng mưa phủ đều vùng trồng, xóa tan những lo ngại hạn hán ở giai đoạn đầu vụ . Đặc biệt là khi giá cà phê nội địa Việt Nam đã rớt xuống mức thấp đầu vụ, giảm gần 8.000 đồng/kg so với mức đỉnh cách đây hơn 3 tháng khiến nông dân và thương nhân tăng cường bán ra để giảm lỗ.
Nhưng điều làm cho các nhà quan sát bất ngờ là ở thị trường Đông Nam Á rất khó mua hàng thực, mặc đầu ở đây nắm giữ khoảng ¼ tổng sản lượng cà phê thế giới, nên mức cộng cho hàng thực tại Việt Nam đã được đẩy lên 150 USD và tại Indonesia là 170 USD, mức cao nhất kể từ giữa năm 2012 đến nay, theo hãng tin Reuters. Trong khi đó, báo cáo cuối tuần của Volcafe cho biết mức cộng cà phê Indonesia đã tăng lên tới 230 USD so với giá kỳ hạn London do mưa vẫn còn gây cản trở việc thu hoạch và phơi sấy, ảnh hưởng đến chất lượng hạt.
Nhiều thương nhân tại Tây nguyên cho rằng thị trường cà phê hiện đang chịu sự tác động mạnh của cuộc chiến thông tin hơn là chịu sự tác động của cung cầu. Giá xuống quá thấp khiến nhiều nông dân khá giả và các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh sẽ giữ hàng qua vụ mới trong khi một số nhà xuất khẩu có thể trì hoãn việc giao hàng cho các hợp đồng đã ký vì không mua được hàng. Ở một số nhà máy chế biến, phân loại cà phê có vốn FDI cũng đã ngừng hoạt động vì không còn hàng… Những điều này liệu đã đủ để nhà đầu tư hy vọng London sẽ sớm đảo chiều?
Trong khi đó, tuy chính phủ Brazil đã thông qua các dòng tín dụng hỗ trợ cho ngành công nghiệp cà phê lên tới 3, 16 tỷ reais, tương đương 1,5 tỷ USD, nhưng giá cà phê Arabica vẫn tiếp tục sụt giảm. Bên cạnh lí do nguồn cung dồi dào từ Brazil và các nước trong khu vực, các nhà sản xuất ở châu Mỹ Latinh còn yêu cầu ICE xem xét lại việc đưa hàng cà phê Brazillian Naturals lên sàn giao dịch sau gần 10 năm tranh cãi, cho dù đã áp đặt mức giảm trừ tới 900 điểm so với giá chuẩn khi chuyển giao qua sàn ICE, cũng là nguyên nhân, trong khi những nhà sản xuất Brazil lại không mấy thiết tha với điều này.
Ngoài ra, thị trường cà phê thế giới vừa có phiên chao đảo theo phát ngôn của ông Bernanke, chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) khi cho biết sẽ giảm gói kích cầu vào cuối năm nay và sẽ chấm dứt vào giữa năm 2014 nếu kinh tế Mỹ có dấu hiệu hồi phục rõ ràng. Thực ra, tuy phát biểu không có gì mới nhưng kết hợp với sự hoài nghi tăng trưởng của Trung Quốc, nhà tiêu thụ số 1 thế giới, khiến thị trường đã hiểu nhầm rằng Mỹ sẽ thắt chặt tiền tệ và do đó đã tạo nên sự hỗn loạn hết sức bất ngờ, nhất là đồng USD bị đẩy lên quá cao so với rổ tiền tệ.
Anh Văn (giacaphe.com)
- Thị trường phân bón trong nước tháng 9/2012 18/10/2012
- cách phân biệt phân bón thật - giả 25/09/2012
- Đề xuất tạm trữ 300.000 tấn cà phê 24/09/2012
- Thị trường phân bón trong nước đến ngày 18/9/2012 24/09/2012
- Nhập khẩu phân: SA tăng mạnh còn urê thì ngược lại 14/09/2012
- Cách phân biệt phân bón thật - giả 14/09/2012
- 8 tháng nhập khẩu phân bón vượt 1 tỷ USD 14/09/2012
- Tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam niên vụ 2012/13 14/09/2012
- Thị trường phân bón trong nước ổn định 14/09/2012
- Thị trường phân bón trong nước đến ngày 07/09/2012 12/09/2012