Tổng quan thị trường hàng hóa trong nước tuần đến ngày 21/6/2013

24/06/2013  

Lúa gạo Tại các tỉnh phía Bắc, giá lương thực-thực phẩm đứng; Giá lúa tẻ thường ở mức phổ biến 6.500 – 8.000 đ/kg, giá gạo tẻ thường 8.000 – 12.000 đ/kg.  

Các tỉnh ĐBSCL, cụ thể:
+tỉnh An Giang giá lúa tiếp tục giảm 100 đ còn 4.800 đ/kg, các loại gạo nguyên liệu và thành phẩm xuất khẩu giảm mạnh 300-550 đ/kg; nguyên liệu còn 6.000 – 6.300 đ/kg, thành phẩm 5% còn 7.200 đ/kg, 25% còn 6.400 đ/kg…
+Tiền Giang, giá lúa giảm mạnh 900 đ còn 4.800 đ/kg; giá gạo thành phẩm xuất khẩu giảm 100-200 đ/kg; 5% còn 7.500 đ/kg, 10% còn 7.400 đ/kg, 15% còn 7.200 đ/kg, 25% còn 6.900 đ/kg.
+Bạc Liêu, giá lúa giảm tiếp 50 đ còn 5.250 đ/kg, gạo thường giảm 500 đ còn 9.000 đ/kg, gạo nguyên liệu tiếp tục giảm 200-300 đ, nguyên liệu lứt còn 6.350 đ/kg, nguyên liệu trắng còn 6.950 đ/kg.
Tuần qua, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, xuất khẩu gạo đã đạt xấp xỉ 3 triệu tấn tính đến ngày 13/6/2013.
Kết quả giao hàng từ ngày 1 đến 13/6/2013 đạt 180.853 tấn, trị giá FOB. Lũy kế xuất khẩu từ đầu năm đến ngày 17/6 đạt 2,969 triệu tấn, trị giá FOB 1,285 tỷ USD, trị giá CIF 1,350 tỷ USD.
Giá gạo xuất khẩu bình quân của những ngày đầu tháng 6 đã tăng khoảng 3% so với giá trung bình của tháng trước, lên 435 USD/tấn, đây là lần đầu tiên giá gạo tăng kể từ tháng 2 năm nay.
Sắn và tinh bột sắn
Giá sắn lát tại Tây Ninh tiếp tục duy trì ở mức cao do nguồn cung từ Campuchia đang khan hiếm, lượng sắn lát và sắn tươi về cửa khẩu Xa Mát và Chàng Riệc rất khan hiếm, chỉ 1 vài xe một ngày thậm chí có ngày không có xe nào về.
Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam cho biết, với hơn 100 nhà máy chế biến tinh bột sắn đạt tiêu chuẩn như hiện nay, nếu Việt Nam mở rộng thị trường sang các nước châu Âu, Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu từ sản phẩm này có thể đạt 2 tỷ USD/năm trong thời gian tới.
Hóa chất, phân bón
Trong tuần này, giá ure Phú Mỹ tại Trần Xuân Soạn đã bắt đầu đảo chiều giảm, cùng chiều với xu hướng giá tại các khu vực khác như Miền Trung, Tây Nguyên…. Giá SA, Kali, NPK cũng đồng loạt giảm tại hầu hết các khu vực trong nước.
Cụ thể, phân ure tại Bạc Liêu đứng ở mức 490.000 đ/bao, phân DAP tiếp tục giảm 10.000 đ/bao còn  680.000 đ/bao; Đồng Tháp giá phân ure và DAP tăng 200 đ/kg, NPK giảm 100 đ/kg. Tại Tiền Giang ure tăng 300 đ lên 10.300 đ/kg, DAP tăng 900 đ lên 13.500 đ/kg. Đồng Nai giá phân SA giảm 50-150 đ còn 5.350-5.500 đ/kg, NPL Phi tăng tiếp 80 đ lên 11.400 đ/kg. Bình Dương giá phân ure tăng 200 đ/kg lên 10.700 đ/kg.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, nhập khẩu phân bón từ 1/6 – 15/6 giảm mạnh 48% về lượng và giảm 50,8% về kim ngạch so với nhập khẩu trong kỳ 2 tháng 5 (từ 16/5 – 31/5).
Theo nguồn tin haiquanonline, căn cứ vào tình hình cung cầu trong nước, đối với những loại phân bón trong nước đã sản xuất được, Bộ Công Thương sẽ hạn chế nhập khẩu hoặc tạm dừng nhập khẩu biên mậu qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo từng thời điểm.
Bộ Công Thương cho biết, năm 2013, sản xuất công nghiệp phân bón trong nước mới đáp ứng được 77,6%, vẫn phải nhập khẩu 2,47 triệu tấn phân bón các loại. Phân DAP đã đáp ứng được 30% nhưng riêng các mắt hàng phân Kali, SA vẫn phải nhập khẩu 100% để phục vụ sản xuất trong nước.
Lượng phân bón nhập khẩu biên mậu qua từng năm cũng tăng đáng kể. Năm 2010 chỉ có 80.000 tấn; năm 2011 tăng lên 362.000 tấn; năm 2012 đạt 560.000 tấn và trong 4 tháng đầu năm 2013 đã nhập khẩu 200.000 tấn.
Với lượng nhập khẩu tuy không nhiều nhưng đã ảnh hưởng tới tình hình sản xuất của doanh nghiệp trong nước, nhất là khi nguồn cung ure đã dư thừa.
Vật liệu xây dựng
Theo số liệu thống kê, trong tháng 5 sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa đã tăng do thị trường bất động sản bắt đầu được khơi thông, thời tiết cũng thuận lợi cho xây dựng.Tháng 5, sản lượng xi măng toàn ngành sản xuất ước đạt 5,03 triệu tấn, 5 tháng đầu năm 2013 ước đạt 20,56 triệu tấn bằng 36,7% kế hoạch năm.
Ước tháng 5 xi măng tiêu thụ nội địa đạt 4,74 triệu tấn, 5 tháng đầu năm tiêu thụ nội địa ước đạt 19,15 triệu tấn, bằng 39,5% kế hoạch năm, xuất khẩu đạt khoảng 3,93 triệu tấn xi măng và clinker. Bộ xây dựng đã tính toán nhu cầu xi măng năm 2013 vào khoảng 56-57 triệu tấn, tăng 4-5% so với năm 2012, trong đó xi măng nội địa khoảng 48,5-49 triệu tấn, xuất khẩu 7,5-8,0 triệu tấn.
VINANET.COM.VN
    Tên của bạn *
    Email người nhận *
    Thông điệp của bạn